BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73231)
(Xem: 62212)
(Xem: 39390)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam có...xấu hổ không ?

28 Tháng Hai 200812:00 SA(Xem: 1020)
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam có...xấu hổ không ?
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
1. Hành trình từ một Tổng Thống đầy quyền lực đến...

Ngày 9/3: Tổng thống Pervez Musharraf đình chỉ chức vụ của chánh án toà án tối cao Ifikhar Chaudhry vì cáo buộc ông này có hành vi sai trái. Các luật sư tuần hành quanh ông Chaudhry, uy tín của Tổng thống sụt giảm.
Ngày 20/7: Toà án tối cao phục chức cho Chánh án Chaudhry, chống lại uy quyền của Tổng thống Musharraf.
Ngày 27/7: Tổng thống Musharraf gặp cựu Thủ tướng lưu vong Benazir Bhutto tại Abu Dhabi. Bà Bhutto yêu cầu ông Musharraf rút khỏi chức chỉ huy quân đội.
Ngày 10/9: Cựu Thủ tướng Nawaz Sharif bị bắt tại sân bay Islamabad khi vừa trở về quê hương và bị trục xuất tới Ảrập Xêút
Ngày 2/10: Chính phủ của Tổng thống Musharraf tuyên bố bỏ mọi cáo buộc tham nhũng chống bà Bhutto, mở đường cho nhà cựu lãnh đạo này về nước.
Ngày 6/10: Tổng thống Musharraf thắng cử nhiệm kỳ mới.
Ngày 19/10: Một kẻ đánh bom liều chết cố ám sát bà Bhutto tại Karachi khi bà về nước sau 8 năm lưu vong. Ít nhất 139 người chết trong một trong những vụ đánh bom đẫm máu nhất tại Pakistan.
Ngày 2/11: Toà án Tối cáo nhóm họp để quyết định xem liệu ông Mushrraf có đủ tư cách để tái cử không trong khi vẫn là chỉ huy quân đội.
Ngày 3/11: Tổng thống Musharraf áp đặt quy định khẩn cấp, bắt giữ hàng nghìn chính trị gia đối lập và luật sư.
Ngày 13/11: Bà Bhutto bị quản thúc tại gia trong 1 tuần ở Lahore, chỉ vài giờ trước khi dự định tiến hành một cuộc tuần hành chống quy định khẩn cấp. Bà Bhutto nói ông Musharraf nên rời chức Tổng thống.
Ngày 14/11: Ông Sharif tuyên bố sẵn sàng hợp tác với bà Bhutto.
Ngày 28/11: Tổng thống trao chức tư lệnh quân đội cho Tướng Ashfaq Kayani.
Ngày 29/11: Ông Musharraf tuyên thệ là Tổng thống dân sự
Ngày 15/12: Tổng thống Musharraf dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp quốc gia và khôi phục hiến pháp
Ngày 27/12: Bà Bhutto bị ám sát trong một cuộc tấn công bằng súng và bom sau một cuộc mít tinh ở Rawalpindi

2. Đảng cầm quyền Pakistan thừa nhận thất bại Trong thanh thản.

Hôm nay (19/2), Chủ tịch Đảng cầm quyền Pakistan - Đảng Liên đoàn Hồi giáo Pakistan – Q đã thừa nhận thất bại sau khi các đảng đối lập giành ưu thế trong cuộc bầu cử Quốc hội ở nước này. Chaudhry Shujaat Hussain, đứng đầu Đảng Liên đoàn Hồi giáo Pakistan – Q đã nói AP rằng: ‘’chúng tôi chấp nhận kết quả với một trái tim cởi mở’’ và ‘’ngồi cùng ghế với các đảng đối lập’’ trong Quốc hội mới. Ông Musharraf khẳng định, ông sẵn sàng làm việc với bất kể Thủ tướng và đảng nào trong việc thành lập chính phủ mới. (Vnn, 19/02/2008)

Người hùng Musharraf - một Tổng thống đầy quyền lực, có trong tay cả chức tổng tư lệnh quân đội đã vui vẻ chấp nhận. Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Wall Street hôm 19/2, ông Musharraf nói rằng: kết quả bầu cử phản ánh sự bất mãn của người Pakistan với chính phủ của ông. .(Vnn, 20/02/2007)

Cựu bộ trưởng và là phát ngôn viên của đảng cầm quyền cũ PML-Q (Liên đoàn Hồi giáo Pakistan-Q) Tariq Azeem nói: "Người dân đã ra phán quyết và chúng tôi tôn trọng điều đó. Chúng tôi chúc mừng PML-N và PPP và sẵn sàng ngồi ở ghế đối lập một cách hiệu quả nếu kết quả cuối cùng cho thấy chúng tôi thất bại".

Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Musharraf cho hay, ông sẽ chấp nhận dù là kết quả thế nào chăng nữa. "Kết quả bầu cử chính là tiếng nói của quốc gia và cho dù ai chiến thắng chúng ta nên chấp nhận, bản thân tôi cũng vậy".(Vnn, 19/02/2008)

Mặc dù ông đã biết trước những gì đang chờ phía trước
Được biết, 2 đảng PML-N và PPP đã thề loại bỏ Tổng thống Pervez Musharraf nếu giành thắng lợi trong cuộc bầu cử 18/2. (Cand, 19/02/2008)
Một liên minh giữa đảng PPP của bà Bhutto và đảng PML-N của ông Sharif sẽ đe doạ vị thế của Tổng thống. Có thể nói, tương lai của ông Musharraf dường như bấp bênh hơn bao giờ hết. (VnMedia, 20/02/2008)

3.Giá trị của thể chế tam quyền phân lập.

Sức mạnh của toà án.
Rõ ràng là Tướng Musharraf đã giành được đa số phiếu tại cả Thượng viện và Nghị viện Pakistan, ngoại trừ hai phiếu chống. Tuy nhiên, ông Musharraf phải đợi cho tới ngày 17/10 để biết liệu các thẩm phán của Tòa án Tối cao có chấp nhận kết quả bầu cử hay không. Tướng Musharraf đang đánh vật với các thẩm phán về các kế hoạch tái tranh cử của ông trong nhiều tháng qua. Nỗ lực của ông Musharraf sa thải Chánh án Iftikhar Chaudhry hồi tháng ba đã khuyến khích các thẩm phán nói về việc bảo vệ thể chế cao nhất ở nước này, chống lại sự bắt nạt của giới cầm quyền quân sự mà thường hay ra lệnh. (Vnn, 7/10/2007)

Bầu cử dân chủ.
Bầu cử là bước cuối cùng trong quá trình chuyển sang dân chủ tại Pakistan sau 8 năm quân đội nắm quyền và kết quả có vẻ đã xua tan được lo ngại của phe đối lập là bầu cử bị sắp đặt. (Vnn, 19/02/2008)
Nhà Trắng tuyên bố, cuộc bầu cử này ‘’khá công bằng’’. "Tôi cho rằng, những gì chúng ta có thể nói là cuộc bầu cử đã diễn ra công bằng và mọi người có thể thể hiện suy nghĩ của chính họ, họ có thể tin tưởng vào sự bầu cử của họ’’, phát ngôn viên Dana Perino, nói. Còn Bộ Ngoại giao Mỹ thì nhấn mạnh, Pakistan đã thực hiện "một bước tiến trong việc khôi phục hoàn toàn nền dân chủ". (Vnn, 20/02/2008.)
Sức ép chỉ là: Chủ tịch PPP, cựu Đệ nhất phu quân Asif Ali Zardari và cựu Thủ tướng Nawaz Sharif tuyên bố sẽ tiến hành biểu tình nếu nghi ngờ có gian lận trong bầu cử. (Cand, 19/02/2008)
Cái giá của nền dân chủ: Theo thống kê, các vụ xung đột bạo lực liên tục diễn ra đã làm cho số người thiệt mạng trong năm 2007 ở Pakistan là 2.116 người. (báo Cand ngày 19/02/2008)
Kết quả ngọt bùi: Người dân Pakistan thở phào nhẹ nhõm vì chiến thắng vang dội của hai chính đảng ôn hòa lớn trong cuộc tổng tuyển cử 18/2 đã đánh dấu một sự đổi hướng về chính trị sau tám năm quân đội nắm quyền. (Vnn, 20/02/2007)
Sau những lo sợ rằng bạo lực và gian lận sẽ làm cuộc tổng tuyển cử thất bại, các quan sát viên quốc tế đã mô tả chiến thắng của đảng Nhân dân Pakistan (PPP) và đảng Liên đoàn Hồi giáo Pakistan (PML-N) là sự phản ánh chính xác ý nguyện của cử tri. Cuộc bầu cử này được nhìn nhận ở Pakistan cũng như nước ngoài là một chiến thắng đối với dân chủ và "đa số ôn hòa’’ của đất nước này.(Vnn, 20/02/2007)
Kết quả bầu cử là "một cuộc trưng cầu dân ý chống lại các chính sách của ông Musharraf’’. Các cử tri Pakistan đã giáng cho ông Musharraf và những người ủng hộ ông một đòn chí tử. Sự nghiệp chính trị của ông có thể bị đe dọa. (Vnn, 20/02/2007)
Dù sao ông Musharraf đã bổ nhiệm công tâm.
Theo giới phân tích, một nhân tố quan trọng trong cuộc bầu cử tương đối suôn sẻ này là quyết định của tổng tư lệnh quân đội mới, Tướng Ashfaq Parvez Kayani. Ông Kayani đảm bảo rằng quân đội sẽ đứng ngoài chiến dịch vận động tranh cử và không can thiệp vào ngày bầu cử. (Vnn, 20/02/2007)

Thật xấu hổ cho sự bình luận kiểu Việt Nam
Trên báo Vietnamnet ngày 7/10/2007 đã bình luận như sau: Vào ngày 4/10, Tướng Musharraf đã chỉ định một người trung thành với ông, Tướng Ashfaq Kayani, làm Phó Tổng tư lệnh và là người kế nhiệm ông lãnh đạo quân đội.

4. Bài học cho đảng cộng sản Việt Nam

Bớt quyền để giữ quyền...còn hơn là...
Thà bớt quyền để giữ quyền vẫn còn hơn là cứ bám quyền để rồi mất quyền. (báo Thanh niên, 29/08/2007)

Quyền lực thuộc về nhân dân.
"Bài học đối với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố là lắng nghe ý nguyện của nhân dân Pakistan. Chúng tôi không thể tự động cúi đầu trước Mỹ. Chúng tôi muốn tham gia vào cuộc chiến này nếu đó là vì quyền lợi của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không chịu lệnh của bất kỳ ai’’, Jehangir Tareen nói.(Vnn, 20/02/2007)
Có tin cho rằng ông Sharif đã nhất trí để người của đảng PPP nắm giữ chức thủ tướng. Để đổi lại, ông ra ba điều kiện: luận tội ông Musharraf, phục chức cho Chánh án tòa án tối cao và các thẩm phán khác bị ông Musharraf sa thải và bổ nhiệm Aitzaz Ahsan - lãnh đạo của phong trào các luật sư chống Musharraf, và là một thành viên PPP làm thủ tướng.(Vnn, 20/02/2007)
Ông Musharraf từng vượt qua những nguy hiểm khi còn trong quân ngũ cũng như sau những âm mưu ám sát ông bất thành, giờ ý nguyện của chính nhân dân Pakistan đã đẩy sự nghiệp chính trị của ông Musharraf tới bờ vực thẳm. Nhiều nhà phân tích cho rằng ngày tàn của ông Musharraf đang tới gần. .(Vnn, 20/02/2007)
"Tôi không thấy cơ hội sống sót của ông Musharraf. Đó chỉ còn là vấn đề thời gian. Sự thật rằng các đảng phản đối Musharraf chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử là sự lên án các hành động và chính sách của ông ấy’’, nhà phân tích chính trị Mahmood nổi tiếng của Pakistan nhận định.(Vnn, 20/02/2007)

Lời bàn: Bao giờ thì đảng cầm quyền của Việt nam đủ dũng cảm như Đảng cầm quyền Pakistan ?
Trả lẽ chính phủ Việt nam của dân, do dân, vì dân lại thua một chính phủ mà họ luôn cho là độc tài này?
Trả lẽ Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại độc tài hơn một chế độ họ luôn cho là độc tài này?
Bao giờ thì nhân dân Việt Nam anh hùng có được khí thế như nhân dân Pakistan?

Trung ngôn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn