BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73355)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Viễn Giao Cận Công

28 Tháng Hai 200812:00 SA(Xem: 961)
Viễn Giao Cận Công
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Trung Quốc đã chiếm chọn quần đảo Hoàng sa của Việt Nam năm 1974, và sau đó thỉnh thoảng Trung Quốc lại chiếm một vài đảo ở quần đảo Trường sa, cho tới nay đã chiếm gần hết quần đảo này, nếu ai đó được tới Bộ Tư lệnh Hải Quân Việt Nam tại Hải Phòng và được họ cho xem phim về việc Trung Quốc đã xây dựng Thành quách, Sân bay, Khách sạn, Nhà nghỉ, Khu văn phòng...thì sẽ thấy: Khi đảo đó thuộc Việt Nam thì chỉ là bãi đá nổi, Trung Quốc mới chiếm được vài năm nay thì nó đã là một thành trì kiên cố bất khả xâm phạm!

Và nay nó lại được mang tên là huyện đảo Tam sa, như một cơ thể của Trung quốc thì vĩnh viễn ta không còn hy vọng đòi lại!

Trong việc thương thảo về biên giới phía bắc với Trung quốc, những nguồn tin không chính thức cho thấy ta đã bị mất rất nhiều đất! Sự thật thì ai lên biên giới cũng nhận thấy là những chỗ lồ lộ ra có tên có tuổi như Thác Bản dốc, Hữu nghị quan ta còn bị thiệt thì nói gì tới những nơi núi rừng không tên? Với trình độ của ta hiện nay so với Trung quốc thì rất có thể ta đã bị Trung quốc lấy mất những ngọn núi mà ở dưới đó có mỏ quý! Còn ta lại giữ được những ngọn núi toàn đá mà thôi! Việc phân định Vịnh bắc bộ cũng không nằm ngoài sự thiệt thòi đó! Nghĩa là ta đã bị thiệt cả trên đất liền, cả trên mặt biển, cả dưới lòng đất!

Tuy vậy, công việc cắm mốc biên giới, phân định vịnh bắc bộ có phải Việt Nam đã chịu thiệt như vậy mà làm nhanh được đâu? Họ còn để lại để nghiên cứu thêm xem quả núi nào có nhiều quặng quý? Họ còn để lại vùng biển chung không khai thác để cho công dân họ khai thác thì được còn công dân Việt Nam khai thác thì họ bắn bỏ không thương tiếc!

Cũng đúng thôi, bạn thử hình dung nhà bạn yếu hơn nhà hàng xóm thì ai là người muốn xây dựng hàng rào cho rõ ràng, vững chắc?
Phân tích như vậy để thấy vấn đề biên giới phía bắc, trên biển với "Người anh cả của phe ta" sẽ còn nhiều thiệt thòi, mất mát cả người và của nữa!
Kiểu gặm nhấm đó sẽ đi đến đâu và bao giờ thì dừng lại?
Bao giờ hết cảnh dân thường vô tội Việt Nam chỉ vì kiếm miếng cơm manh áo mà bị Trung quốc giết chết vô tội vạ?

Giờ đây, nếu giả định có việc Trung Quốc đem quân đội "mượn" của ta tỉnh Lạng Sơn thì ta tính sao đây?
Đánh lại ư? Có đánh được không?
Hay ông Lê Dũng lại: "Việt nam cực lực lên án hành động giết người, chiếm đất man rợ của quân đội Trung Quốc..."
Cũng chỉ thế được thôi! Vì tranh chấp quốc tế phải giải quyết bằng sức mạnh chứ không thể kêu gọi giải quyết bằng đạo đức!

Việc rút lui phía bắc, mở mang bờ cõi về phía nam của cha ông ta thì lịch sử đã ghi, và đã thành phương châm cho hành động đó là: "Tránh chỗ mạnh - đánh chỗ yếu"...Nhưng giờ đây phía nam còn có thể cho ta mở mang bờ cõi được nữa không?

Xem thế để thấy vấn đề là không đơn giản!
Người Việt sẽ sống ở đâu đây?

Có cách nào để cứu đất nước đây ?

Tôi xin hiến một kế với các nhà lãnh đạo đất nước đó là: Phải chăng ta phải lấy ngay kế hiểm, mưu sâu của cha ông Trung quốc mà chiến đấu với họ? Kế đó là:

"VIỄN GIAO CẬN CÔNG"

Tức là: Giao thiệp với nước ở xa, tấn công nước ở gần !
Thời Chiến quốc, toàn Trung Quốc có 7 nước là Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Nguỵ, Tần hình thành thế trận "Chiến quốc thất hùng". Nước Tần có ý đồ xâm chiếm 6 nước còn lại để thống nhất giang sơn. Ban đầu nước tần nhận định rằng, trong 6 nước kia có Tề và Sở là tương đối mạnh, nếu khuất phục được 2 nước này thì chuyện chinh phục các nước nhỏ khác sẽ không khó. Nhưng muốn đánh Tề và Sở thì phải đi qua Hàn và Nguỵ, nước Hàn và Nguỵ nghĩ rằng Tề và Sở bị chinh phục thì sớm muộn gì cũng đến lượt mình, thân phận tiểu quốc, nên không nhất lòng phục vụ công cuộc viễn chinh của quân Tần. Vì vậy trong một thời gian dài nước Tần tấn công Tề và Sở mãi mà không thắng nổi.
Mưu thần nước Tần là Phạm Thư khuyên Tần Chiêu Vương thay đổi chiến lược, thực hiện kế sách: "Viễn giao cận công". Ông nói, ở xa giao hảo với nước Tề, nước Sở vừa tránh được mỏi mệt cho binh mã phải đi đánh trận ở xa, vừa tạo sự ly tán trong 6 nước. Gần thì tấn công nước Hàn và Nguỵ trước được tấc đất nào là của Tần ngay, rồi sau đó từ gần đến xa, như tằm ăn lá dâu mà thôn tính cả thiên hạ.
Tần Chiêu Vương chấp thuận chiến lược này, sau một thời gian quả nhiên thống nhất được giang sơn.

Xem lại lịch sử hiện đại thì thấy rõ ràng là Trung Quốc đã thực hiện kế sách: "Viễn giao cận công" một cách nhuần nhuyễn để đánh chiếm đất, tàn sát người của ta, này nhé:
Năm 1972 Trung Quốc giao hảo với Mỹ.
Năm 1973 quân đội Mỹ rút khỏi miền nam Việt nam.
Năm 1974 Trung Quốc đánh chiếm Hoàng sa.
Năm 1979 đánh "người em ruột môi hở răng lạnh" ở biên giới phía bắc.
Ta lại lật lại lịch sử thì thấy: Suốt 80 năm Pháp bảo hộ thì không thấy Trung Quốc tấn công, mà lúc đó Pháp đã làm rõ được với Trung Quốc một số mốc biên giới quan trọng. Có người nói: Nếu không có 80 năm Pháp bảo hộ thì giờ đây ta làm gì còn 6 tỉnh biên giới phía bắc.
Khi Mỹ có mặt ở Miền nam Việt nam thì Hoàng sa không mất!

Vậy ta rút ra bài học gì đây?
Quy luật tự nhiên là: Khi cây nhỏ trồng cạnh cây lớn thì bị ướm đến không lớn nổi, con vật nuôi bé nhốt cùng vật nuôi lớn thì con vật nuôi bé suốt ngày chịu đói, thủ trưởng 60 vẫn chê thủ phó 59 là còn non nớt, chưa đủ bản lĩnh, sống với cha mẹ thì con cái đến bạc đầu vẫn là trẻ con.
Cha ông ta có câu rằng: "Chị không muốn cho em bằng đùi".
Có ai quý nhau bằng tình chị em ruột thịt? vậy mà chị lại không muốn cho em bằng đùi của chị!
Chưa nói tới chuyện cướp đất, lấn biển thì hang ngày hàng hoá của ta cũng luôn bị người anh cả Trung quốc chơi sỏ rồi.
Vậy phải chăng đúng là: "Chị không muốn cho em bằng đùi"?

Có cách nào để cứu đất nước đây?

Nhìn tiếp về lịch sử sẽ thấy Trung quốc không chỉ thực hiện kế sách: "Viễn giao cận công" để xâm lược ta mà còn để bảo vệ bờ cõi của họ. Vào đầu những năm 70 quan hệ Liên xô với Trung Quốc xấu đi, trước khả năng có thể bị Liên xô xâm lược Trung Quốc đã mở mặt trận ngoại giao với Mỹ, từ thế thù địch đã chuyển sang giao hảo (nghe nói Trung Quốc đã bán đứng một số quyền lợi của Việt nam), Và quả thực Liên Xô đã không dám tấn công Trung Quốc, Trung quốc không những tránh được cuộc chiến tranh xâm lược của Liên Xô, mà còn có lợi là xâm chiếm được của Việt Nam, thật là nhất cử lưỡng tiện!

Nếu giờ đây ta cũng thực hiện đúng bài của Trung Quốc là "Viễn giao cận công", xa giao hảo với Mỹ, gần đòi lại những gì đã mất với Trung quốc thì sao?

Tức đến vậy mà Trung Quốc có dám làm gì Đài loan đâu?
Giao hảo, phải thật tâm như Đài loan vậy, chứ cứ kiểu trước khi sang Mỹ giao thiệp lại phải sang báo cáo, xin ý kiến Anh Cả thì còn lâu Mỹ mới giúp!

Kết anh em với Trung quốc ta được gì? mất gì?

Những điều Mất:

  1. Bị Trung quốc xâm lược lấn dần bờ cõi.

  2. Thường dân bị giết vô tội vạ ngoài biển khơi.

  3. Bị nhập siêu, hàng hoá liên tục bị chơi xỏ, chèn ép.
    ...


Những điều Được? Không thấy ! Có thể là phái bảo thủ trong Trung ương Đảng cộng sản được đảm bảo không mất ghế !

Kết anh em với Mỹ ta được gì? mất gì?

Những điều Được:

  1. Chặn đứng xâm lược của Trung Quốc.

  2. Thường dân khai thác biển được bảo vệ tốt hơn.

  3. Mỹ có một thị trường lớn mà lại thiếu hàng nông sản, hàng tiểu thủ công là các thế mạnh của ta nên ta có thể xuất siêu vào Mỹ...
    ...


Những điều Mất? Không thấy! Có thể là phái bảo thủ trong Trung ương Đảng cộng sản không được đảm bảo không mất ghế nếu không làm tốt!

Như vậy thì ta có nên kết anh em với Mỹ không?

Câu trả lời của câu hỏi này phụ thuộc vào sự trả lời của câu hỏi sau:

TỔ QUỐC TRÊN HẾT, PHỤNG SỰ NHÂN DÂN TRÊN HẾT hay
QUYỀN LỢI CỤC BỘ CỦA PHÁI BẢO THỦ TRONG ĐẢNG CỘNG SẢN TRÊN HẾT ?

Trung Ngôn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn