BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73311)
(Xem: 62231)
(Xem: 39417)
(Xem: 31162)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trông người mà nghĩ đến ta

28 Tháng Mười Hai 200712:00 SA(Xem: 964)
Trông người mà nghĩ đến ta
55Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
55
Phần 1. So sánh

Vừa qua nhân được đọc lời giới thiệu cuốn sách: Hệ thống chính trị của Anh, Pháp, Mỹ trên trang web Lanhdao.net chuyên trang của Vietnamnet ngày 29/11/2007 do GS, TS Nguyễn Văn Huyên chủ biên, Nhà xuất bản: Lý luận chính trị, Năm xuất bản: 2007

Tôi xin có đôi điều cảm nghĩ về Việt Nam yêu thương của chúng ta.

(phần in nghiêng là nguyên văn lời giới thiệu cuốn sách trên)

1. 3 nước Anh, Pháp, Mỹ là những đối tượng nghiên cứu của cuốn sách thì đây là ba nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, hệ thống chính trị của họ cũng có truyền thống lâu đời với những giá trị đáng được ghi nhận là những tinh hoa của trí tuệ con người trong việc hình thành và tổ chức đời sống chính trị ở cấp độ quốc gia.

Hệ thống chính trị được hợp thành từ ba tiểu hệ thống chính là đảng phái chính trị, nhà nướccác nhóm áp lực/ nhóm lợi ích của xã hội công dân. Song, đó không phải là ba bộ phận riêng rẽ, độc lập, mà chúng có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên sự vận hành suôn xẻ của toàn bộ hệ thống chính trị.

Còn ở ta thì:  Hệ thống chính trị được tạo thành từ duy nhất một đảng lãng đạo.(các đoàn thể cũng phải do đảng cộng sản lập ra)

2.Học thuyết “tam quyền phân lập”

Nếu coi hệ thống chính trị như một vòng tròn bao quát những tập hợp con cấu thành nên bản thân nó thì điểm trung tâm của vòng tròn này là nhà nước. Một điểm chung dễ nhận thấy giữa Anh, Pháp, Mỹ là cả ba nước đều cùng áp dụng học thuyết “tam quyền phân lập” trong việc tổ chức quyền lực nhà nước.

Còn ở ta thì: Không áp dụng Tam quyền phân lập mà là phân công quyền lực dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt nam.

Hệ thống chính trị của ta là 1 đường thẳng trên xuống dưới, trên ra mệnh lệnh dưới chấp hành.

3. Sự ổn định

Với một bản hiến pháp có giá trị bền vững, hầu như không phải thay đổi kể từ Hiến pháp đầu tiên 1776, nước Mỹ đã duy trì được sự ổn định trong hoạt động của bộ máy nhà nước và chính thể tổng thống cộng hoà trong suốt hơn 2 thế kỷ qua.

Còn ở ta thì: Hiến pháp 1946, hiến pháp 1959, hiến pháp 1992...

4. Sự độc lập của ngành tư pháp

Sự tách biệt giữa hành pháp và lập pháp là rất đáng kể và đồng thời với nó là sự độc lập rất lớn của ngành tư pháp.

Còn ở ta thì: Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt nam.

5. Các đảng phái - linh hồn của đời sống chính trị

Sự hiện diện cùng lúc của nhiều đảng phái ở các nước Anh, Pháp, Mỹ đã làm cho hoạt động chính trị ở các nước này trở nên hết sức sôi động và luôn trở thành tâm điểm của công luận và của giới truyền thông.

...Các đảng phái chính trị thường thể hiện sức mạnh thông qua nhiều phương thức khác nhau và tích cực tham gia vào công việc của nhà nước.

Còn ở ta thì: Chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền.

 6. Đa đảng đối lập cùng hướng tới mục tiêu chính trị chung

Đa đảng đối lập của ba hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ thực chất không phải là đa nguyên, mà chỉ là nhất nguyên, bởi lẽ các đảng đó có cùng bản chất và cùng hướng tới mục tiêu chính trị chung của chế độ tư bản. Hơn thế nữa, các đảng phái chính trị đều vận động theo cùng một hướng đi chung, tiến tới những giá trị nền tảng của hạnh phúc con người như tự do, dân chủ, công bằng và bình đẳng.

Còn ở ta thì: Ông Phạm Thế Duyệt, chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam trả lời phỏng vấn của đài BBC: Ở Việt Nam không thể có chuyện đa nguyên, đa đảng. Đó là vấn đề nguyên tắc!

7. Là một công cụ làm cân bằng quyền lực nhà nước:

Sự tồn tại của hai đảng đối lập trong hoạt động nhà nước đã góp phần hạn chế đáng kể sự lạm quyền. Đảng đối lập với chức năng chủ yếu là phản biện lại chính sách của chính phủ đương nhiệm.

Còn ở ta thì: Không có đối lập!

 Phần 2. Kết quả là:

3 nước Anh, Pháp, Mỹ là ba nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới,...hệ thống chính trị của họ với những giá trị đáng được ghi nhận là những tinh hoa của trí tuệ con người trong việc hình thành và tổ chức đời sống chính trị ở cấp độ quốc gia.

 Họ thì như vậy còn ta?

Hãy tĩnh tâm nhìn lại Việt nam ta, xem ta là nước nào?

Với cơ chế 1 đảng lãng đạo toàn diện và hệ quả nó để lại là:

1. Hệ thống chính trị ư? ...Trên bảo dưới không nghe!

Tôi xin dẫn lời của nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải: “Rất nhiều lần tôi nói cả hệ thống chính trị chứ không chỉ hệ thống hành chính của chúng ta có vấn đề...Chúng ta chưa đẩy lùi được tiêu cực, tham nhũng trong bộ máy, kỷ cương bộ máy chưa nghiêm, xuất hiện hiện tượng trên bảo dưới không nghe." (báoTuổi Trẻ, 03/12/2004)

"Ở các cơ quan nhà nước thì Thủ tướng không bổ nhiệm miễn nhiệm được Bộ trưởng. Bộ trưởng không chọn được Thứ trưởng. Chủ tịch tỉnh không chọn được phó chủ tịch và lãnh đạo các sở… từ đó dẫn tới tình trạng trên bảo dưới không nghe !...Vì trên bảo dưới không nghe nên Thủ trưởng cơ quan đơn vị tha hồ chọn người nhà, con cháu mặc dù không có trình độ, tha hồ chọn đồng hương ( một dạng phe phái) để tạo vây cánh..." - Bài: Đa đảng là ấm no, hạnh phúc. Không phải là tự sát ! (thông luận.org15/10, hungviet.org,ykien.net 9/10/2007)

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận:

Kiến nghị của Uỷ ban Pháp luật gửi đi chưa bao giờ đến 50% được phản hồi! Có năm còn không được một trả lời nào.

Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội Quốc hội Nguyễn Thị Hoài Thu: Kiến nghị của đại biểu Quốc hội là gửi cho gió bay đi. (báo Tuổi Trẻ, 04/04/2006)

2. Mất dân chủ!

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An:''Ta cứ mang danh XHCN ưu việt hơn nhưng đại biểu Quốc hội của họ gần dân hơn ra''. Đơn giản vì ''đại biểu của họ sợ không được tín nhiệm của cử tri, đến kỳ họ không bầu cho nữa''.(báo Tuổi Trẻ,04/04/2006)

3. Xây dựng bừa bãi!

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An: Chẳng có nước nào quy hoạch như nước ta !không có nước nào đi lại như ở nước ta, không có nước nào xây nhà như ở nước ta!(báo Tuổi Trẻ,04/04/2006)

4. Tệ mua quan bán chức xảy ra phổ biến !

Ông Mai Thúc Lân - nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội nói:

“Điều tôi băn khoăn là tại sao khoá trước ông Nguyễn Việt Tiến đã bị loại vì phẩm chất đạo đức kém, nay tại sao vẫn được giới thiệu ? Một người có danh sách đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương phải qua rất nhiều bước, nhiều khâu, quy trình rất chặt chẽ, mà sao vẫn lọt như vậy ?

Việc ông Tiến vẫn tiếp tục được giới thiệu vào Trung ương, tôi thấy chắc phải có chuyện "chạy" chức. Trước đó, khi trao đổi với anh Thuận (Trần Quốc Thuận - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - PV) về thông tin để được lên thứ trưởng, ông Tiến phải mất tới cả... triệu USD thì tôi không tin. Tuy nhiên, đến nay cần phải nghĩ đến chuyện mua chức là có thật.” (Tuổi trẻ,11/04/2006)

5. Tham nhũng tràn lan!

Ngay trong kháng chiến đã có những Đại tá Trần Dụ Châu (nhiều lắm! Trần Dụ Châu chỉ là con tốt thí mà thôi), hoà bình lập lại vào hợp tác xã thì: "Một người làm việc bằng 2, để cho chủ nhiệm mua đài mua xe. Một người làm việc bằng 3 để cho chủ nhiệm xây nhà, xây ao", gần đây là PMU18 với Bùi Tiến Dũng nổi danh dâm ô, truỵ lạc bằng tiền dân đóng thuế, mà nói như ĐB Quốc hội Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang) tại Quốc hội: “Tôi dám khẳng định rằng cả nước không chỉ có một Bùi Tiến Dũng ở PMU 18 mà còn có nhiều Bùi Tiến Dũng khác ở các doanh nghiệp Nhà nước. Bởi nếu giám sát kỹ sẽ có hàng trăm dự án thất thoát từ 10%-50%...Mỗi năm Nhà nước bỏ ra 150.000 tỉ đồng để đầu tư xây dựng cơ bản, thì trong đó thất thoát đến 50.000 tỉ đồng." (báo Người lao động 15/8/2006)

6. Người dân không được bảo vệ.

Chúng ta ổn định chính trị ư ? ổn định là ổn cho lãnh đạo, cho chính phủ nghĩa là cán bộ làm thế nào thì làm dân không được biết, không ai có ý kiến, còn đời sống của dân thì...

Lạ lùng…

Ngày xưa đạn nổ bom rơi.

Mạng người để đổi lấy đời tự do.

Ngày xưa khói lửa mịt mờ.

Máu người để nhuộm sắc cờ vàng son.

Ngày nay bom đạn không còn.

Tự do độc lập nước non thanh bình.

Cớ sao hàng vạn dân mình.

Mỗi năm lại phải“hy sinh” trên đường?

Mạng người đổi lấy đau thương.

Mạng người đổi lấy thê lương lạ lùng ???

TÚ SƯỜN.

(Tạp chí cựu chiến binh. số 195 tháng 7.2007)

7. Đạo đức suy đồi.

Bộ trưởng Công An Lê Hồng Anh: Nhiều vụ án nghiêm trọng, rất nghiêm trọng xảy ra nhiều khi chỉ do các mâu thuẫn nhỏ trong các quan hệ xã hội, hay quan hệ gia đình... từ đó kết luận "có thể nhận thấy đạo đức gia đình đang suy giảm". (TiềnPhong,14/06/2006)

Nhiều lần dâm ô với học sinh vẫn hiên ngang đứng lớp

Báo Lao động ngày 30/11 cho biết : Trong năm học 2006-2007, ngay trong giờ học vi tính, thầy Tâm đã giở trò sàm sỡ với em T.T - học sinh lớp 6B. Cách đây khoảng vài tháng, một số học sinh đến nhà của thầy Tâm học thêm vi tính vào buổi tối, thầy Tâm đã dùng "chiêu" "kèm riêng cho em P.N, còn các em khác cho nghỉ" để giở trò. Em học sinh này đã phải chống cự quyết liệt mới thoát khỏi bàn tay của thầy. Nhiều phụ huynh học sinh xã Tâm Thắng (huyện Kư Jút, tỉnh Đắc Nông) rất bất bình khi giáo viên Lại Văn Tâm, giáo viên tin học tại trường THCS Phan Đình Phùng đã nhiều lần giở trò đồi bại với học sinh nhưng vẫn đàng hoàng đến lớp.

Tình trạng nam giáo viên có hành vi bỉ ổi đối với học sinh đang là một tiếng chuông báo động. Nghành giáo dục cũng như pháp luật cần phải có biên pháp răn đe những kẻ có hành vi đạo đức xấu xa này.

Tháng 6/2007, Phan Thanh Định, giáo viên trường THPT Năng khiếu Thể dục Thể thao tỉnh Phú Thọ đã bị tuyên phạt Phan Thanh Định 15 tháng tù cho hưởng án treo và 30 tháng thử thách, bồi thường 9 triệu đồng vì bị hành hạ một nữ sinh.



Ngày 13/4/2007 ông Liêu Huê, 46 tuổi, là Tổng vụ của trường Việt Hoa Quang Chánh (thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) đã bị khởi tố vì “hành vi dâm ô với trẻ em" sau khi có hành vi đồi bại với hai học sinh học lớp 5 và lớp 7.

Ngày 19/7/2007, Công an huyện Lục Yên, Yên Bái, khởi tố Đinh Bá Hoàng, 28 tuổi, giáo viên trường Trung học cơ sở xã Phan Thanh, để điều tra về tội hiếp dâm trẻ em (là một nữ sinh) khi y đang say rượu. (Vietnamnet, 30/11/2007)

Thầy 'quấy' trò ngay tại lớp học

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Anh, 27 tuổi, thừa nhận đã bắt các em học sinh tiểu học "phục vụ" giống như cảnh thường thấy trong phim sex. Thầy Anh trực bán trú vào buổi trưa cho các em học sinh lớp 2A (nay là lớp 3A). Thời điểm sau buổi học các em bán trú ở lại ăn cơm xong rồi nghỉ trưa tại lớp. Lúc này, thầy Anh lợi dụng buổi trưa vắng vẻ đã giở trò đồi bại với một số học sinh ngay tại lớp.(VnExpress, 27/12/2007)

8. Nghèo túng - Nỗi nhục quốc gia !

500.000 Là số lao động nữ Việt nam đi làm thuê ở nước ngoài!(báo ThanhNiên,05/03/2006). Theo bà Chủ nhiệm UB Các vấn đề XH của QH Nguyễn Thị Hoài Thu: "Người Việt Nam đi ra nước ngoài lao động, là đại diện cho tổ quốc của mình, ít nhất không làm thày được thì cũng làm thợ, chứ còn đi làm “đầy tớ” cho người ta thì tôi thật sự không mặn mà." (báo TiềnPhong, 23/10/05)

“Cạm bẫy người” nơi đất khách

Tưởng sang xứ người được cơm nước, giặt giũ, trông trẻ… ai ngờ phải đánh răng cho chó, chăm sóc người điên, có nữ lao động Việt Nam bị cả hai cha con ông chủ cưỡng hiếp… ( Tiền Phong, 28/02/2006)

Họ Quảng cáo trên đất Hàn quốc:

“Người già, người tái hôn, người ốm, người khuyết tật
Đều có thể lấy trinh nữ Việt Nam xinh đẹp” (Tiền Phong, 25/4/2006)

NHỤC KHÔNG?

Hãy nghiêm túc so sánh đi - Đa đảng tốt hay 1 đảng tốt?

Có oan không khi người ta gọi chúng ta là nước độc tài chuyên chế? để kiểm chứng chúng ta hãy nghiêm túc suy nghĩ về định nghĩa của Montesquieu:

Cách đây 300 năm Montesquieu đã định nghiã:

"Trong một nước dân chủ, chuyện đút lót, quà cáp là điều ô nhục, vì đạo đức chính trị không cần đến động tác đó. Trong một nước quân chủ, danh diện là điều quý hơn cả quà cáp. Nhưng trong nước chuyên chế, đạo đức và danh diện đều không tồn tại, người ta hoạt động chỉ với một hy vọng là kiếm thêm được tiện nghi cho cuộc sống, cho nên việc quà cáp, hối lộ là bình thường và phổ biến. (Bàn về tinh thần pháp luật.Montesquieu, trang77)

 Phần 3. Những bài học đối với Việt Nam

1.Tại sao ta không thực hiện như trong sách đã viết: Đa đảng đối lập thực chất không phải là đa nguyên, mà chỉ là nhất nguyên, bởi lẽ các đảng có cùng bản chất và cùng hướng tới mục tiêu chính trị chung của chế độ cộng sản.

2. Phụ Đề: Tính minh bạch của cơ chế Đa Đảng.

Các quan chức Thái Lan ngày 27-12 tuyên bố cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra sẽ bị bắt nếu trở về nước, ngay cả khi Đảng Quyền lực nhân dân (PPP), đồng minh của ông, thành lập chính phủ mới. Samphan Sarathana, một quan chức cấp cao thuộc Văn phòng Tổng chưởng lý Thái Lan cho biết: “Tòa án và cảnh sát đã có lệnh bắt Thaksin, vì vậy khi về nước, ông sẽ bị nhà chức trách bắt giữ”. Samphan cũng cho biết kết quả cuộc tổng tuyển cử vừa qua, với chiến thắng thuộc về PPP không gây ảnh hưởng đến việc xét xử ông Thaksin.(báo Tuổi trẻ, 27/12/2007)

3. Lời Bình: Nước ta thì...Có bao giờ Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội, Uỷ viên bộ Chính Trị bị động đến...lông chân???

Trung Ngôn,

28/12/2007
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn