BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73326)
(Xem: 62236)
(Xem: 39424)
(Xem: 31171)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đã đến lúc cần lên tiếng về Chủ nghĩa cơ hội trong phong trào dân chủ Việt Nam (2)

27 Tháng Ba 200712:00 SA(Xem: 1022)
Đã đến lúc cần lên tiếng về Chủ nghĩa cơ hội trong phong trào dân chủ Việt Nam (2)
56Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
56
Lẫn trong không khí ấm áp mùa xuân Đinh Hợi, đã không ít người dân ở Hà Nội và Sài gòn cảm thấy ớn lạnh bởi làn gió xấu: “cổ phiếu rớt giá” liên tục được niêm yết tại thị trường chứng khoán mà họ tham gia. Hiện tượng lạ này là hệ quả tất yếu của hiệu ứng “kinh tế gió mùa” mà Trung Hiếu đã từng đề cập đến trong bài viết “Đã đến lúc cần lên tiếng về Chủ nghĩa cơ hội trong phong trào dân chủ Việt Nam” (kỳ 1) .

Cũng trong không khí ấm áp đầu xuân đó, không ít những nhà đấu tranh dân chủ cho Việt Nam trong và ngoài nước bị đau đầu bởi luồng không khí “nóng”: Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Anh Đào, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân bị bắt; Nguyễn Chính Kết bị tầm nã; Phương Nam - Đỗ Nam Hải sắp bị bắt; liên tục xuất hiện trên báo hình, báo viết trong nước và trên mạng Internet. Sự trùng hợp kỳ lạ này đã thôi thúc Trung Hiếu tiếp tục luận bàn về việc có hay không Chủ nghĩa cơ hội trong phong trào dân chủ Việt Nam.

Nếu như thị trường chứng khoán Hà Nội và Sài Gòn đã làm cho nhiều người gặp rủi ro, bị đau đầu, ta dễ dàng nhận ra thủ phạm của nó là hiệu ứng “kinh tế gió mùa” đã cuốn hút họ vào cuộc chơi. Thì việc những nhà dân chủ hàng đầu Việt Nam bị bắt như linh mục Nguyễn Văn Lý, đến các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân; nhà văn Trần Khải Thanh Thủy; rồi Nguyễn Chính Kết bị truy nã, kỹ sư Đỗ Nam Hải đứng trước nguy cơ bị bắt, rồi,... Phải chăng nó là hệ quả của Chủ nghĩa cơ hội đã len lỏi vào phong trào ?

Thời gian qua đã không ít ý kiến thẳng thắn nhìn nhận phong trào bị khủng hoảng sau khi GS Hoàng Minh Chính từ Mỹ trở về. Có lẽ chúng ta chưa quên được, vào thời điểm đó (cuối năm 2005) tại Hoa Kỳ, GS đã nhanh chóng khai sinh ra Phong trào dân chủ Việt Nam thống nhất, để rồi ngay sau đó phong trào dân chủ Việt Nam không còn thống nhất. Trong kinh tế, mọi thương nhân đều tôn vinh quy luật “bắt đầu đúng”, trong dân gian mọi người đều biết các câu châm ngôn “vạn sự khởi đầu nan” và “đầu xuôi đuôi lọt”. Có một thực tế hiện hữu, GS Hoàng Minh Chính được tôn thờ như là lãnh tụ của phong trào Dân chủ Việt Nam trong bối cảnh không thể lập tổ chức, anh em chỉ đến với nhau trên tinh thần “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Đến nay vẫn vậy, sức khỏe của GS vẫn là mối quan tâm hàng đầu của phong trào. Với tầm vóc và bề dày được tôi luyện như GS Hoàng Minh Chính, ít ai nhìn nhận đó là hành động “lỡ lời” hoặc “loạn ngôn” do tuổi tác. Vậy điều gì đã xảy ra? Phải chăng vì ơn huệ, hay có sự ép buộc bởi chính vị GS phụ tá của phong trào từ quốc nội và một phụ tá và là ân nhân cứu mạng nơi xứ người do chính GS tiến cử ?

Dù sao đi chăng nữa, thì đây cũng được xem như là một hành động thiếu minh bạch, tạo đà cho Chủ nghĩa cơ hội bùng phát đến cao độ trong phòng trào dân chủ sau đó. Hệ lụy của nó thì đã rõ: một lão làng dân chủ nơi cao nguyên vì xót xa cho phong trào, phải giấu tên hoá thành “Người quan sát” để vẽ ra một bức tranh với nhiều gam màu ảm đạm của phong trào gửi mọi người xét đoán. Rồi sau đó, chúng ta được chứng kiến một nhà báo tự do chửi bới không tiếc lời một nữ văn sĩ có tố chất mạnh nơi Hà Thành đứng đầu Hội Dân oan bởi động cơ không mấy rõ ràng. Gần đây, tại Huế đã xuất hiện một Giu-đa hại chúa đến tiều tụy, đáng được nguyền rủa. Vì tế nhị, trong lúc chưa có căn cứ xác đáng về những kẻ cơ hội giấu mặt nêu trên, Trung Hiếu không thể nêu rõ tên, tự bạn xét đoán.

Điều đau xót nhất cho phong trào là thực trạng “hữu danh vô thực” đã bị phơi bày, ai cũng nhìn thấy. Linh mục Nguyễn Văn Lý đã không có nhiều “tín đồ” như đã tuyên truyền mạnh mẽ trên Internet; thuộc hạ thân tín nhất của ông ấy đã nhanh chóng bị khuất phục; dân chúng nơi đất thánh của ông đã thờ ơ khi ông bị nạn. Nếu như trước dây, chúng ta tự tin khi phong trào hãnh diện đón nhận các luật sư trẻ, những tưởng chính quyền sẽ không dám mạnh tay với họ, thì đầu xuân Đinh Hợi chúng ta đã phải bàng hoàng khi nhìn thấy cảnh họ bị bắt được tường thuật trên đài truyền hình...

Trong bài “Mười hai sự kiện làm phấn chấn các chiến sĩ dân chủ trong và ngoài nước”, mặc dù chưa đưa ra ý kiến khẳng định, nhưng theo cách diễn đạt của nhà dân chủ kỳ cựu Bùi Tín, chúng ta hiểu phong trào đã phải sống chung với dân chủ “cuội” từ lâu rồi. Nói thẳng ra, trong phong trào có nhà dân chủ do CA nặn ra hoặc là hoạt động theo kịch bản của CA. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu tất cả mọi người tham gia đấu tranh cho dân chủ một cách chân chính, trung thực thì Chủ nghĩa cơ hội sẽ không có đất sống trong phong trào và dĩ nhiên là CA không có cơ hội dựng nên, hoặc điều khiển dân chủ “cuội” phá hoại phong trào từ bên trong.

Vì cái lợi, “tham tiền cột mỡ lắm anh leo” là động cơ thực dụng, cuốn hút nhiều nhà đầu tư cổ phiếu cơ hội, nhiều người bị đau đầu là điều dễ hiểu. Thị trường chứng khóan sụt sùi là chuyện thường tình. Phong trào dân chủ bị đàn áp mạnh, bị điểm trúng huyệt, bị thoái trào như hiện nay là do đâu? Bộ máy Công an, cảnh sát giỏi? vì chủ nghĩa cơ hội đã len lỏi vào phong trào từ lâu? hay cả hai?

Sài Gòn, một ngày tháng 03 năm 2007
Trung Hiếu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn