BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73229)
(Xem: 62212)
(Xem: 39389)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Việt Nam một be bờ của Hoa Kỳ, trong chiến lược toàn cầu mới

12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 965)
Việt Nam một be bờ của Hoa Kỳ, trong chiến lược toàn cầu mới
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Trong bài diễn văn đọc tại trường Đại học Georgetown ngày 18-1-2006, Ngoại trưởng Condi Rice đã tuyên bố là Hoa Kỳ đang thay đổi chiến lược toàn cầu, trong đó dồn hết tài nguyên lực lượng và căn cứ quân sự từ Âu Châu, để chuyển về các điểm nóng Phi Châu, Nam Mỹ, Trung Đông và quan trọng nhất là vùng Đông Nam Á. Dịp này Mỹ cũng không cần dấu diếm mà công khai gọi Trung Cộng là đe dọa của mình trong thế kỷ XXI, sau khi Liên Xô sụp đổ. Để duy trì thế đứng siêu cường số một trong trật tự thế giới mới, lần này người Mỹ không muốn đơn thân độc mả, mà kêu gọi sự hợp tác của các nước liên quan trong vùng, những nước đang là nạn nhân của đế quốc Tàu đỏ trong dã tâm thống trị và cưởng đoạt Biển Đông.

Việt Nam ngày nay tuy được xếp vào một nước lớn vì có dân số đông đảo, quân đội đầy kinh nghiệm chiến đâu bao đời. Tuy nhiên theo các nhà quân sử, thì VN đã mất hết thế đứng trong trật tự thê giới mới ngày nay, vì được lãnh đạo bởi Đảng Cộng Sản Đệ Tam Quốc tế (ĐCSĐTQT), mang bản chất làm nô lệ tay sai cho ngoại bang và các thế lực tư bản, miễn sao có đầy túi đô la và giữ yên chiếc ngai vàng. Nhưng đây cũng là tử lộ của VC, vì theo Mỹ “ để được bợ lưng, thì phải chống lại Trung Cộng hoặc ngược lại “ đường nào cũng sẽ biến đất nước ta thành một bãi chiến trường đẳm máu khi có chiến tranh thực sự., trong cái gọi là “ sứ mạng tiền đồn chống Cộng ngày trước, hay đối tác quân sự giữa các siêu cường ngày nay “.

Thật sự VC ngày nay đâu có khả năng về quân sự, nhất là lực lượng Hải Quân để mà bảo vệ lãnh thổ, lảnh hải và mạng sống của đồng bào mình. Trong lúc các nưóc láng giềng từ Trung Cộng, Nhật Bổn, Nam Bắc Hàn, Đài Loan, Mã Lai, Tân Gia Ba, Nam Dương,Thái Lan.. không ngừng canh tân quân đội để bảo vệ Tổ Quốc họ. Trái lại suốt 35 năm qua, VC chỉ tăng cường lực lượng công an, kỷ thuật tra tấn, chụp mũ.. để khủng bố đồng bào, tham nhũng tài sản công khố làm lũng đoạn kinh tế quốc gia và trên hết chỉ biết quì lạy đầu hàng kẻ mạnh, để giữ đảng, khiến cho quốc thể bị chà đạp xấu nhục, quân đội quốc phòng, chính trị, phong hóa cả nước càng lúc càng lùi dần về thời đồ đá cả mấy trăm năm trước.

Tuy cựu bộ trưởng quốc phòng thời TT W.Bush là Rumsfeld, chỉ nói với VC là Mỹ muốn quan hệ hai nước tiến triển theo “ MỘT CHIỀU HUỚNG “ có lợi cả hai, đồng thời được dễ dàng thoải mái. Nhưng VN ngày nay dưới chế độ CS, tuy mang tiếng là quốc gia độc lập nhưng thực chất vẫn là chư hậu của Trung Cộng không hơn không kém, giá trị chỉ ngang tầm với một tỉnh của Tàu đỏ. Vậy bằng cách nào, đảng hành xử để giữ sự cân bằng khi cùng lúc đang đi giây giữa hai thế lực ?. Nói chung, hai nước chỉ mới đạt một số thỏa thuận không quan trọng về quân sự, tuy trong thâm tâm VC muốn ký kết thêm với Hoa Kỳ nhiều lãnh vực quan trọng hơn, bất chấp sự thù nghịch khiêu khích đối với Trung Cộng, dẫn tới một cuộc chiến như trong quá khứ, mà không thể nào tranh được.

Trong bài báo của nhóm nghiên cứu đăng trên tạp chí The Economist, cho biết Trung Cộng luôn chống lại việc bốn chư hầu VC, Lào Cộng, Miên Cộng và Miến Điện, ngả quá sâu về phía Mỹ. Nói chung mối quan tâm của Tàu đỏ với VN,càng ngày càng tập trung vào quân sự chứ không phải kinh tế. Nhờ nó mà Trung Cộng đã nghiểm nhiên trở thành chủ nhân ông trong vịnh Bắc Việt, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, miền Thượng Du Bắc Việt, Cao Nguyên Trung Phần và gần hết thành phố, tịnh lỵ, thị trấn của VN qua bình phong “ hợp tác thương mại, phát triển kinh tế giữa hai nước theo lộ trình 16 chữ vàng “.Tại Miến Điện, người Tàu được khai thác trọn khu rừng gổ tếch ở phía Bắc, nguồn dự trử khí đốt ở biển Andaman và vịnh Bengal. Một cuốn sách nhan đề ‘ Showdown : Why China Wants War with the United States ‘ của Jed Babbin và Edward phát hành ngày 22-5-2006, có đề cập tới việc Mỹ cần phải cho VN gia nhập Liên Minh Quân Sự để chống lại sự bánh trướng xâm lăng của Trung Cộng. Cho nên khi Rumsfeld nói là VN phải tự bảo vệ vùng biển của mình,không ngoài mục đích trên.

Và chiến lược coi VN như một be bờ của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, đã được Mỹ công khai hoá qua những lời tuyên bố của bà Clinton, ngoại trưởng thời TT Obama từ tháng 1-2009 tới nay, theo đúng chính sách ngoại giao do hai đảng Dân Chủ & Cộng Hoà vạch ra. Theo đó Hoa Kỳ sẽ trở lại Đông Nam Á và Biển Đông, để cùng hợp tác với các quốc gia trong vùng, chống lại chủ nghĩa đế quốc của Tàu đó trong dã tâm cưởng chiếm toàn vẹn biển Thái Bình.

Ngày nay qua núi sử liệu trong và ngoài nước đã bật mí, ta mới biết được VC ngoài miệng lúc nào cũng nói chống Mỹ, Tây Phương, Nhật, Tư Bản nhưng trong tận cùng tim óc lại rất thèm thuồng sự bang giao với họ, nhất là kẻ thù không đội trời chung Hoa Kỳ. Bởi vậy, khi Sài Gòn bị cưởng chiếm trưa 30-4-1975, thì chỉ hai tháng sau, VC đã trân trọng mời hai ngân hàng lớn của Mỹ trở lại VN, để bàn thảo phát triển kinh tế và thương mại. Riêng với dân chúng Hoa Kỳ, từ sau cuộc chiến Đông Dường lần 2 kết thúc, càng mệt mõi thất vọng vì sự tháo chạy nhục nhả của quân đội Mỹ tại VN, cộng thêm vụ Watergate. Vì vậy họ đã bầu Jimmy Carter, xuất thân đại điền chủ trồng đậu phụng ở miền Nam, thuộc đảng Dân Chủ, làm tổng thống. Là một người thâm trầm và nham hiểm, nên Carter đã sử dụng chiến thuật “ cây gay và củ cà rốt “ cố hữu đẻ hy vọng xóa bỏ hội chứng VN trong lòng người Mỹ. Đó là thiết lập ngoại giao cũng như bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

Nhưng thiện chí đầy nhân bản và tốt đẹp trên của TT Carter, đã làm cho bọn chóp bu tại Bắc Bộ Phủ hiểu lầm và tăng thêm lòng kiêu căng phách lối trong những bộ óc đặc sệt chũ nghĩa, là Mỹ đã gục ngã trước chiến thắng thần thánh siêu nhân của các đỉnh cao, cùng với sự ưu việt của chũ nghĩa xã hội, qua ba dòng thác cách mạng, đã đánh gục ba đại cường Pháp-Nhật-Mỹ, khiến cho tư bản giẫy chết. Bởi vậy Hà Nội cần gì liên hệ với tên đầu sỏ tư bản là Mỹ, đang cầu cạnh tới làm quen.

Chính sự chủ quan thiển cận đó, đã làm cho Mỹ quay mặt với VN và quyết tâm kết thân với TC, đẩy Hà Nội vào con đường mạt rệp, phải chạy theo Liên Xô, gây nên cuộc chiến long trời lở đất, giữa Hoa-Việt tại biên giới hai nước vào tháng 2-1979. Kết quả 5 tỉnh thượng du Bắc Việt bị giặc Tàu tàn phá bằng bom đạn, thành những đống gạch vụn, nhiều đồng bào và bộ đội thương vong thảm thiết. Kinh hoàng nhất là cả nước từ Nam ra Bắc, đắm chìm trong ngục tù thù hận, địa ngục đói nghèo, hơn 10 năm dài vì bị cả loài người quay lưng nguyền rũa, khi đối mặt với hàng triệu thuyền nhân VN, liều chết bỏ quê hương ra biển tìm tự do trong nổi chết chực chờ.

Thế là trận mưa đô la Mỹ sẽ vĩnh viển chẳng bao giờ đổ xuống cung đình Hà Nội như lòng ham muốn vô đáy của các chóp bu luôn bệnh hoạn tưởng tượng. Nhưng vốn là những kẻ lì lợm tráo trở, nên vừa thua me đã vội bày bài cào để gở, bằng cách dùng những bộ xương khô của lính Mỹ mất tích trong cuộc chiến vừa qua, để làm mồi câu cá mập. Đồng thời còn hứa hẹn sẽ trao cho Hoa Kỳ tất cả những tin tức và dử kiện về xác Mỹ càng sớm càng tốt, nếu có tiền bồi thường chiến tranh.

Sau này qua các tài liệu mật được công bố, cho biết lúc đó Carter rất chú trọng tới VN, vì các tiềm lực tài nguyên thiên nhiên, trong đó có dầu hỏa đước phát hiện ngoài thềm lục địa VNCH, từ trước tháng 4-1975. Riêng đối với bọn tài phiệt tư bản, phần lớn là chủ ngân hàng, hảng xe, các cơ sở thương mại, hảng dầu của Hoa Kỳ.. thì mờ mắt trước lời rao hàng của VC về lao động rẽ, tài nguyên nhiều.. nên gây áp lực Chính Phủ bãi bỏ lệnh giao thương với VC, vì sợ các món hàng “ buôn người “ hiếm quí trên lọt vào tay tư bản Nhật và Âu Châu.Do trên, Carter vào tháng 5-1977, đã chấp thuận giúp VC nhiều vấn đề, từ ngân khoản 5 triệu mỹ kim nhân đạo, cho tới sự đồng tình với Liên Hiệp Quốc, qua chương trình cho vay tiền phát triển VN.

Vào tháng 1-1985 gần đúng 10 năm người Mỹ tháo chạy nhục nhã tại Nam Vang và Sài Gòn trong tháng 4-1975, Hoa Kỳ được các nước Đông Nam Á, mời gọi trở lại vùng này, nói là nhờ đóng vai trò xây dựng nhưng mặt thật giúp họ, ngăn chận sự bành trướng của Nga lẩn Tàu. Đây cũng là thời điểm, đánh dấu nổ lực mới của Việt Cộng, trong sự mời gọi Hoa Kỳ trở lại VN, trước tiên bằng các phái đoàn tìm kiếm xương khô lính Mỹ mất tích. Rồi giấc mộng vàng, chính thức trở thành sự thật vào tháng 4-1991, qua TT.G.Bush ‘Bải bỏ lệnh cấm vận VN‘, kế tiếp TT.Bill Clinton ‘Bình Thường Quan Hệ Ngoại Giao’ giữa hai nước vào năm 1995 và ký ‘Hiệp ước Thương Mại Song Phuơng Việt-Mỹ’ năm 2001. Cuối cùng mới có cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của Thủ Tướng VC Phan Văn Khải, từ ngày 19-6-2005 tới 25-6-2005, nói là tới nhờ Mỹ giúp vào WTO, nhưng mặt thật sang để cam kết làm hết những điều khoản để trả ơn Hoa Kỳ, về những ân huệ đã ban phát.

+ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT-MỸ: CON DAO HAI LƯỞI XIẾT HỌNG VC:

Hoa Kỳ là một thị trường lớn, dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn có sức tiêu thụ và thu hút hơn 1/4 số lượng hàng hóa xuất cảng của thế giới. Bởi vậy Mỹ là điểm thu hút, chẳng những của các nước Tây Phương, Nhật, Nam Hàn, Ấn Độ, Đài Loan.. mà với các nước cọng sản thù nghịch, tử Nga tới Trung Cộng và VC.. tuy miệng lúc nào cũng bài bác nhưng luôn luôn tìm đủ trăm phương ngàn kế, để được kết thân giao hảo.

VN xã nghĩa bắt đầu mở cửa đổi mới, đón tư bản và Tàu trắng đỏ vào nước cứu đảng từ năm 1988. Chính Bill Clinton đảng dân chủ, trong hai nhiệm kỳ tổng thống Mỹ (1992-2000), đã liên tục bãi bỏ lệnh cấm vận (1993), bình thường hóa bang giao hai nước (1995). Tháng 11-1997, Mỹ và VC đã ký kết sơ khởi, một hiệp ước liên quan tới hoạt động của tập đoàn đầu tư hải ngoại, viết tắt là OPIC (Oversear Private Investment Corporation).

Đây là bước khởi đầu rất quan trọng, như các điều kiện phải có, để tiến tới việc ký hiệp định thương mại, nhằm bình thường hóa toàn bộ các quan hệ buôn bán giữa hai nước. Đối với các doanh nhân Mỹ làm ăn tại nước ngoài, OPIC có giá trị như một loại bảo hiểm rũi ro cũng như là lời cam kết khi thực hiện các hợp đồng. Riêng Clinton sau khi thoát được sự luận tội của Tối Cao Pháp Viện Mỹ, cũng là lúc sắp mãn nhiệm kỳ vào ngày 20-1-2001, đã cùng vợ con sang du hí tại VN.

Hành động hái nho trái mùa của một tổng thống Mỹ mang nhiều tai tiếng nhất, được báo chí Hoa Kỳ thời đó đề cập bằng những danh từ trào phúng mai mĩa, chẳng hạn như ‘ A lame-duck ‘ qua nghĩa đen ‘ Literal meaning, sense ố vịt què ‘, để hiểu theo nghĩa bóng ‘Figurative meaning, sense‘.Việc làm trên thật sự chẳng có gì để được ca tụng là mang tính cách lịch sử (Historic) nhưng như tạp chí Newsweek bình luận ngày 27-11-2000 ‘sau này khi về hưu, Clinton chắc tự hào lắm, vì là tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm kẻ thù VC‘.

Năm 2002 khởi đầu việc thực hiện Hiệp Ước Thương Mại Việt-Mỹ, nhưng nền kinh tế xã nghĩa đã không đạt được sự tăng trưởng theo chỉ tiêu đề ra từ 7 - 7,3%. Nói như Bộ trưởng Kế Hoạch Đầu Tư VC Trần Xuân Giá , thì đây là điềm xấu báo trước cho cả năm. Đáng báo động là kim ngạch xuất khẩu cũng giảm mạnh, tới 12% so với năm 2001. Tình trạng suy thoái kinh tế này cũng đâu có khác gì năm 1991 mà VC phải hứng chịu, qua tác động nặng nề vì sự sụp đổ của Liên Xô.

Nói chung tất cả các mặt hàng xuất cang của VN, từ nông sản, tôm cá cho tới hàng may mặc.. đều bị các thị trường Mỹ, Nhật, Tây Âu.. lưu ý chẳng những vì phẩm lượng yếu kém, mà quan trọng nhất là giá cả buôn bán bừa bãi, chỉ với mục đích cạnh tranh bất chính, chỉ muốn bán được thật nhiều hàng mà thôi. Ngoài ra không cần phải để ý tới quốc thể và uy tín, là hai điều kiện tiên quyết trong việc giao dịch buôn bàn lâu dài. Đây cũng là hậu quả tất yếu của một nền kinh tế nửa nạc nửa mở, được gọi là tư bản định hướng theo xã hội chủ nghĩa. Thực trạng kinh tế trong nước như vậy, mà đảng chẳng lo cải tổ, lại cứ nhắm mắt tiến bừa trên lộ trình HỘI NHẬP vào KHU VỰC TỰ DO MẬU DỊCH ASEAN (AFTA), thi hành HIỆP ĐINH THƯƠNG MẠI VIỆT-MỸ, đồng thời chuẩn bị các vòng ĐÀM PHÁN gia nhập TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI.

Ngày 1-1-2002, hai nước VN và Hoa Kỳ chính thức thi hành Hiệp Định Thương Mại Song Phương và sau hai tháng, cho thấy về phía VN, hàng hóa xuất cảng sang Mỹ chỉ có 0,05% giá trị trong tổng số nhập cảng. Giữa lúc đó thì hàng hàng lớp tư bản Mỹ, mà trong số này có rất nhiều doanh nhân Việt Kiều, kéo vào nước ta làm ăn buôn bán đầu tiên là Hiệp Hội May Mặc và Giày Da Hoa Kỳ. Cuối tháng 1-2002, Phụ Tá Bộ Trưởng Thương Mại Mỹ là William Lash thân hành sang Hà Nội, bàn thảo về những luật lệ điều khoản mà hai phía cùng ký, đồng thời xem xét việc giúp VN các kỹ thuật. Nhờ Hoa Kỳ bợ lưng, nên Xã Nghĩa đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư của Châu Á cũng như Tây Phương, nhảy vào bỏ vốn làm ăn, giúp cho nghành Dệt May của nước ta phát triển manh.

Tóm lại nếu được thi hành một cách nghiêm chỉnh, Hiệp Định Thương Mại là thời cơ để VN cải tổ lại nên kinh tế còn yếu kém vì nạn tham nhũng, cũng như sửa đổi lại nền hành chánh quan liêu lỗi thời và trên hết là biết xử dụng CÔNG PHÁP QUỐC TẾ, chứ không phải là xài LUẬT RỪNG, trong lúc đã chấp nhận làm ăn chung, tuyệt đối phải CÔNG BẰNG SÒNG PHẲNG theo luật định. Tuy nhiên vẫn còn quá nhiều tuyên truyền bôi bác, rằng ký Hiệp Định Thương Mại, chắc chắn trong tương lai, VN sẽ bị lệ thuộc vào nền kinh tế Mỹ, dù thực sự đây mới chính là bước đầu rất quan trọng, để VN được thu nhận vào Tổ Chức Thương Mai Quốc Tế (WTO) sau này.

Hiệp Định Thương Mại Song Phương (Bilateral Trade Agreement ố BTA), được VC và Hoa Kỳ, ký kết tại Hoa Thuận Đốn ngày 13-7-2000 (thời Bill Clinton). Nhìn chung, đây là một văn bản rất chi tiết (detailed) và vô cùng phức tạp (complicated), qua 7 chương chính (chapter) và 9 phụ lục (annexe). Ngoài ra trong văn bản (BTA), có kèm theo mục Định Nghĩa (Definition), nói rõ nhiệm vụ Các Bên (Parties-Dành chung hai nước) và Bên (Party ốChỉ riêng từng quốc gia).

Ngay từ Chương Đầu nói về Thương Mại Hàng Hóa, đã đề cập ngay tại Điều 1 ố Về Quy Chế Tối Huệ Quốc (Most Favored Nation ố MFN), còn được gọi là Quan Hệ Thương Mai Bình thường. mà hai nước đã cam kết khi ký văn bản, là phải lập tức thi hành vô điều kiện. Nhưng quan trọng nhất là ở Chương II, điều 2 có nói tới Quyền Sở Hửu Trí Tuệ (Intellectual property rights), rất chi tiết, bao gồm Quyền Tác Giả (Copyright), Quyền Liên Quan (Related right), Nhãn Hiệu Hàng Hóa (Trademarks), Bằng Sáng Chế (Patents).. Trong lúc VN Xã Nghĩa và Trung Cộng, hiện nay đang đứng đầu thế giới về tội xâm phạm Quyền Sở HửuTrí Tuệ của Nhân Loại, trong đó làm thiệt hại nhiều nhất cho Đại Công Ty Microsolf của tỷ phú Mỹ Bill Gate.

Chính những điều khoản liên quan tới “ NGƯỜI CÓ QUYỀN (Right Holder)” bao gồm Thế Nhân hoặc Pháp Nhân, là người duy nhất có quyền cấp độc quyền sáng chế (Exclusive Lisensee), trước Pháp Lý và Công Ước Quốc Tế (International Convention), là một trong những điều còn lại, là những con dao hai lưởi đã gây không biết bao nhiêu phiền phức cho cả Trung Cộng lẫn VN, trong việc buôn bán gian lận đã bọ phát hiện và tố cáo hằng ngày.

+ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO):

Tổ chức thương mại quốc tế hay Chợ Toàn Cầu, là một tổ chức mang tính đa quốc gia, với nhiều hệ thống thương mại, nhằm mục đích cải thiện môi trường đầu tư, nhằm tạo phúc lợi cho dân chúng, thúc đẩy phát triển kinh tế các nước thành viên, bằng cách mở cửa thị trường, để cùng cạnh tranh làm ăn trong qui định của luật pháp.

Nói chung WTO là sự tiếp nối của Thỏa Ứớc Tổng Quát về Quan Thuế và Thương Mại (GATT), ra đời từ năm 1947 nhằm khuyến khích tự do mậu dịch, bãi bỏ chế độ hạn ngạch trong sự hợp tác thương mại quốc tế. Tháng 4-1994 các nước thành viên của GATT họp tại Marrakesh và ngày 1-1-1995 tổ chức thương mai thế giới, chính thức ra đời, đặt trụ sở tại Genève (Thụy Sĩ), với 120 quốc gia thành viên. Hiện VN đã được thu nhập vào tổ chức này, sau khi trở thành một quan sát viên, trong cuộc hội nghị cấp bộ trưởng của WTO vào năm 1996.. Vào tổ chức này, ngoài việc các thành viên phải dành qui chế tối huệ quốc cho nhau, cũng như không được phân biệt để đối xử giữa hàng hóa ngoại nhập và trong nước, về phương diện thuế quan và luật pháp.

Mang tiếng là thành viên của WTO nhưng trong tổ chức thương mại quốc tế này, vẫn chia thành ba nhóm rõ rệt, với khoảng cách (GAP) về trình độ của các thành viên thuộc nhóm Phát Triển (Developed countries), Đang Phát triển (Developing ) và Kém Phát Triển (Lesser-developed). Chính vì vậy nên trong nội bộ luôn xãy ra những tình huống rất bất công, mà Mỹ ốNhật và các nước Âu Châu trong nhóm một (Phát Triển), thường bày ra các luật lệ, như một thứ công cụ, để che đậy chính sách bảo hộ của mình. Do trên một số quốc gia Đang Phát triển, đã manh dạn tố cáo Mỹ ‘BẮT NẠT HỌ ‘ (Bully), làm tổn thương đến tính chất công bằng và độc lập của WTO. Chẳng những thế, các nước còn quan niệm là Tổ Chức Thương Maị Quốc Tế, chỉ ưu tiên đáp ứng nhu cầu của Hoa Thịnh Đốn mà thôi, giống như thực trạng hiện nay của các Tổ Chức Quốc Tế IMF (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ) và WB (Ngân Hàng Thế Giới).

Trung Cộng từ ngày mở cửa trãi thảm đón Nixon-Kissinger năm 1972 nhưng mãi tới 15 năm sau, mới đạt được Hiệp Định Song Phương với Mỹ và sau đó được hội nhập vào WTO năm 2001. Là một nước lớn với 731 triệu lao động, có giá rẽ mạt so với bất cứ nước nào, như là một điều kiện tiên quyết thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất trong khu vực (39%). Lợi điểm này càng tăng nhiều lần, khi TC là thành viên của WTO, có điều kiện mở rộng hoạt động thương mại toàn cầu, mà VN là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Xưa nay hai nước Việt-Hoa, ngoài vấn đề có chung biên giới dài, còn có nhiều điểm tương đồng về hàng xuất cảng, nhất là sau thời kỳ hai nước mở cửa, để hội nhập vào thế giới tư bản. Tuy nhiên hàng hóa của hai nước, có tương đồng về sản phẩm như hàng may mặc, nông thủy sản.. nhưng khác biệt về cơ cấu sản xuất. Trung Cộng với đất rộng, lao động rẽ, vốn nhiều.. nên cùng một món hàng, lại có giá thành rẽ hơn hàng VN nhiều lần. Hơn nửa, TC đang là thanh viên của WTO, nên hàng VN không làm sao cạnh tranh nổi, dù phẩm chất hàng hóa VN rất tốt và an toàn vệ sinh hơn hàng TC. Một ảnh hưởng khác cũng không kém phần quan trọng đối với VN, là dù hứa hẹn để được vào WTO nhưng đến nay, TC vẫn cứ thả nổi tỷ giá của Đồng Nhân Dân Tệ, nay lại trở thành đồng tiền trao đổi tự do, đối với các loại kim ngạch khác của thế giới, trong đó có đồng đo la Mỹ.

Từ năm 2001 tới nay, VN và Trung Cộng được đánh giá là hai nước phát triển kinh tế nhất vùng Đông Nam Á. Cho dù vậy VN cũng cần phải 1-2 thập niên mới chỉ theo kịp Thái Lan, nếu trong nước bài trừ được tham nhũng. Gia nhập WTO sẽ giúp VN thoát được nền kinh tế lạc hậu hiện nay với điều kiện VC phải hủy bỏ hay cải tổ nền kinh tế định hướng bao cấp xã hội chủ nghĩa, cùng nền chính trị độc đảng độc tài, nền hành chánh kịch cởm quan liêu và sự chỉ huy tập quyền trong tay một nhóm đảng viên cao cấp tại Bắc Bộ Phủ. Những điều kiện nêu trên, đồng thời cũng là cửa tử xô ngả chế độ đương thời. Như vậy ai dám bảo đảm Đảng CS thực thi đứng đắn ? cho dù người Mỹ có đứng bên cạnh để quan sát, sửa sai .

Như các lần ký kết bí mật với Trung Cộng,để nhượng đất bán biển cho kẻ thù. Lần này VC cũng bí mật nhượng bộ lớn lao quyền lợi của đồng bào, để Mỹ chấp thuận cho vào WTO. Theo đó, tất cả các sản phẩm nhập cảng của Hoa Ky, từ dụng cụ xây cất, dược phẩm , hàng không, nông phẩm vào VN, được VC miễn hay đánh thuế tối đa là 15%. Ngược lại hàng VN vào Mỹ phải được kiểm phẩm theo qui định của WTO, do chính Mỹ giám sát . Với các dịch vụ viễn thông, năng lượng, ngân hàng.. Mỹ cũng đòi VN phải mở rộng để được cạnh tranh và dùng luật lệ của WTO giải quyết tất cả tranh chấp nếu có.

Tóm lại VN dù có gia nhập WTO thì cũng chẳng có lợi lộc gì , vì xã nghĩa tới nay vẫn còn theo đuổi một nền kinh tế, trong đó quốc doanh chiếm phần lớn. Do trên hàng hóa xuất cảng của VN không thể cạnh tranh nổi với hàng Trung Cộng. Ngoài ra khi vào WTO, VN sẽ được gắn nhản hiệu định danh kinh tế phi thị trường,kéo dài 12 năm. Việc này, chỉ tạo điều kiện cho các thành viên khác, kể cả Mỹ dễ dàng hơn trong việc chống phá giá các hàng bản địa của VN,như tôm đông lạnh, cá fish, hàng may mặc, giầy dép khi xuất cảng.. Trước tình cảnh này, khiến tổ chức Oxfam của Anh Quốc cũng chỉ trích là người Mỹ đã lợi dụng bốc lột các nước nghèo như VN khi xin gia nhập WTO. Trong lúc đó hầu hết dư luận trong ngoài nước đều có chung nhận xét là VC quá sai lầm và làm mất thể diện của dân tộc , khi chấp nhận bãi bỏ công cuộc đầu tư ngành dệt may của nước ta, để được Mỹ cho vào WTO.

Trong lúc VC hồ hởi chấp nhận từ điều kiện này tới nhượng bộ khác, chỉ mong Mỹ cấp qui chế bình thường vĩnh viễn, cũng như xóa tên trong danh sách các nước vi phạm nhân quyền, để được vào WTO. Sự kiện này chỉ có lợi cho Đảng cầm quyền nhưng khiến cho đồng bào nghèo cả nước chịu thiệt thòi quá lớn vì sự chèn ép của Mỹ., trên phương diện giao thương bình đẳng giữa hai nước.

Ngày 4-6-2006, viện lý do có lời mời của Bộ trưởng QP VC là Phạm Văn Trà, nên Bộ trưởng QP Mỹ Donald Rumsfiel, đã tới VN ba ngày. Sự hiện diện của Rumsfiel tại Hà Nội, được dư luận thế giới bàn tán sôi nổi, trong đó có ý kiến cho là đã đến lúc người Mỹ muốn lôi kéo VC vào trong liên minh quân sự để chống lại ý đồ bá quyền của Trung Cộng trong vùng và trên biển Đông. Đây là bước thứ ba trong quan hệ giữa hai nước, sau khi đã đạt được bình thường hóa quan hệ ngoại giao và thương mại.

Sự kiện trên làm cho Bắc Bộ Phủ chới với, vì không thể cùng lúc chơi trò đu giây giữa anh lớn Trung Cộng và tư bản Hoa Kỳ. Cái khổ sở của Hà Nội hiện nay, vẫn là nổi sợ cho Mỹ vào, trong nước sẽ nổi lên các phong trào đòi dân chủ, tự do và đa đảng. Đây mới chính là lối thoát để nước ta tránh được sự đồng hóa của Trung Cộng đang âm thầm tiếp diễn hằng ngày, khi biên giới giữa hai nước Việt-Trung bị bỏ ngỏ. Có Mỹ hiện diện, Trung Cộng sẽ không còn độc quyền thao túng Đảng VC. Biết vậy nhưng VC đâu dám ra mặt phản thùng thiên triều.

Tuy nhiên VC xưa nay nói một đàng làm một nẽo, nhất là lúc này cán bộ đảng từ trên xuống dưới đều thích đồng đô la Mỹ. Cho nên dù không muốn chọc giận Bắc Kinh, cũng không có nghĩa là VN phải đứng vòng ngoài, trong tình hình hổn độn hiện nay, đến nổi Hoa Kỳ phải tái phối trí lực lượng suốt biển Thái Bình Dương, từ Bắc Á tới Ấn Độ Dương, mà hầu hết các nước trong vùng đều phải dựa vào Mỹ đê được che chở phòng thủ đất nước mình.

Nên dù Rumsfiel chỉ khuyên VN phải tự mình lo phòng thủ vùng biển nước mình, như một nhắn nhe lựa chọn, khiến cho Hà Nội khó mà cưởng lại xu thế chiến lược toàn cầu mới,nghĩa là chỉ có quyền chọn một, chứ không chơi trò đu giây để hưởng lợi như từng làm với Tàu và Nga.

Tháng 5-2005 dân Pháp đã tẩy chay ý kiến của Tổng thống Chirac trong cuộc trưng cầu dân ý về việc soạn thảo Hiến Pháp Liên Âu. Sự kiện lịch sử trên làm cho chúng ta chạnh nghĩ tới đất nước, chẳng biết bao giờ đồng bào mới cùng đứng dậy phản kháng tất cả những bất công tủi nhục mà đảng VC đang thao túng khi nắm được quyền trong tay. Những tội lỗi thiên cổ mà bất cứ một người VN nào dù sống trong và ngoài nước, cũng chẳng bao giờ dám làm như “công khai bán nước, toa rập cướp bốc tài sản quốc gia (vụ nhà máy lọc dầu Dung Quất, vụ hảng đóng tàu, vụ bùn đỏ Cao Bằng, vụ khai thác bauxite Tây Nguyên..)”. Đó là chưa nói tới những thãm trạng đảng cướp của giết người, khủng bố dân lành.. mà điển hình nhất là vụ cưởng bức ông Cù Huy Hà Vũ, một nhà đấu tranh chống bạo quyền VC quyết liệt nhất hiện nay tại VN.

Có như vậy VN mới còn hy vọng thoát được thảm kịch chiến tranh sắp tới, cho dù có ở trong chiến tuyến nào. Chỉ mong vào được WTO để lên mặt với cả nước, VC đã hy sinh bao nhiêu quyền lợi của đồng bào. Chỉ muốn làm dáng với thế giới và dân đen, VC đã tiêu phí gần 5 tỉ đô la Mỹ để tổ chức 1000 năm Thăng Long, bỏ mặc cho hàng vạn đồng bào tại Trung Phần “ chết sống mặc bay “ trong suốt thời gian bão lụt.

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di Tháng 11-2010
MƯỜNG GIANG


Theo Hội Quán Nhà Việt Nam
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn