BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 78653)
(Xem: 63531)
(Xem: 41019)
(Xem: 32618)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhóm lợi ích ở EVN đã cấu kết với Tuấn Mượt thế nào ?

15 Tháng Mười Một 20246:47 SA(Xem: 924)
Nhóm lợi ích ở EVN đã cấu kết với Tuấn Mượt thế nào ?
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Nhờ có bố vợ là Dương Quang Sơn, giám đốc điện lực Bắc Cạn trợ sức, Tuấn Mượt đã thâu tóm thành công Gelex một cách ngoạn mục. Ngoạn mục ở đây là phiên giao dịch diễn ra như sắp đặt từ trước, Bộ Công Thương rao bán và nhóm Tuấn Mượt là người mua, tất cả diễn ra nhanh chóng trong vòng mươi phút.

Bắt đầu từ Gelex làm bàn đạp, nhóm Tuấn Mượt đã bành trướng thâu tóm nhiều công ty, tập đoàn, ngân hàng cũng cách thức dễ dàng như có sự sắp đặt từ trước.

Người dân kêu than vì mất điện, vì giá điện tăng, còn EVN báo lỗ hàng ngàn tỷ.

Nhưng những quan chức EVN có ai nghèo đâu, ai cũng có gia sản lớn, thậm chí một giám đốc điện lực tỉnh miền núi như Bắc Cạn cũng có hàng ngàn tỷ đầu tư khắp nơi.

Hãy xem một ví dụ để biết EVN làm ăn thế nào mà lỗ đến 2,2 ngàn tỷ báo cáo năm 2024.

Công ty Cadivi, một công ty sản xuất dây cáp điện có khách hàng là EVN. Cả Cadivi và EVN đều nằm trong Bộ Công Thương. Đến năm 2016 chính sách thoái vốn nhà nước được triển khai triệt để nhằm thu tiền trang trải cho việc đầu tư công, có những công ty tập đoàn đang làm ăn có lãi, lẽ ra nhà nước phải giữ lại, thì cơ quan chủ quản lại lợi dụng chính sách thoái vốn để chuyển giao gọn lẹ cho tư nhân là những sân sau của chúng.

Tức những gì ngon, có lãi thì nhóm lợi ích trong ngoài bắt tay nhau làm thịt sạch.

Cadivi là một ví dụ.

Công ty này nhiều năm làm ăn có lãi và là một trong số ít những công ty cổ phần chia lợi tức bằng tiền mặt cho cổ đông, bởi họ có được khách hàng lớn là EVN. Nhóm Tuấn Mượt thọc tay vào Cadivi năm 2016 sau chính sách thoái vốn lớn của chính phủ,và đến nay chiếm giữ đến 96% cổ phần công ty Cadivi.

Từ khi nhóm Tuấn Mượt thâu tóm Cadivi, công ty này càng nhận được nhiều hợp đồng hơn từ EVN, lãi càng nhiều hơn và tiền mặt chia cho cổ đông càng lớn hơn. Lợi nhuận nhiều đến mức mà những kẻ giữ mã CAV không thèm đưa cổ phiếu trên sàn giao dịch, dẫn đến việc thị trường chứng khoán định huỷ niêm yết vì không có thanh khoản.

Trần Đình Nhân nguyên tổng giám đốc EVN, khi còn làm phụ trách tổng giám đốc điện miền Trung đã chọn Cadivi làm đối tác cung tham gia cung cấp sản phẩm cho cụm các dự án lưới điện giải tỏa công suất nhà máy Nhiệt điện Vân Phong, bao gồm: Đường dây 500 kV Nhiệt điện Vân Phong-Nhiệt điện Vĩnh Tân, trạm biến áp 500 kV Vân Phong và đấu nối, đường dây 500 kV đấu nối TBA 500 kV Thuận Nam vào đường dây 500 kV Nhiệt điện Vân Phong-Nhiệt điện Vĩnh Tân khởi công vào năm 2018.

Năm 2019 Cadivi lãi ròng 500 tỷ, những năm sau 2020, 2021 lãi ròng 3-4 trăm tỷ.

Với chính sách chia tiền lời, nhóm cổ đông chiếm 96% Tuấn Mượt nghiễm nhiên có vài trăm tỷ một năm.

Còn khách hàng của Cadivi là EVN lỗ vài ngàn tỷ, người dân è cổ kêu than vì tiền điện lên.

Nhà nước lỗ, dân chịu thiệt, còn nhóm lợi ích ung dung tung hoành.

Có lẽ ông Nguyễn Xuân Phúc là người rõ nhất việc này, bởi từ lâu điện lực miền Trung cái gì ngon đều không thoát được dòng họ Trần nhà vợ ông.

tap doan dien luc viet nam tran dinh nhan
ma so cav

Người Buôn Gió
Facebook

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn