BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77651)
(Xem: 63367)
(Xem: 40814)
(Xem: 32447)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đối ngoại độc lập tự chủ

03 Tháng Mười 20246:44 SA(Xem: 905)
Đối ngoại độc lập tự chủ
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Văn kiện đại hội 13 có nêu vấn đề đối ngoại độc lập, tự chủ. Khái niệm này được nhắc đến rất nhiều từ trước đến nay, tuy nhiên đến khoá 13 mới có những bước đi cụ thể.

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ( QHĐTCLTD) với Hàn được ký vào tháng 12 năm 2022, với Mỹ vào tháng 9 năm 2023, với Nhật vào tháng 11 năm 2023, với Úc vào tháng 3 năm 2024.

Trước đây Việt Nam chỉ có ký với Nga, Trung, Ấn... đến khoá 13 trong vòng chưa đầy 2 năm, đã ký QHĐTCLTD với 4 quốc gia tư bản Hàn, Mỹ, Úc, Nhật. Đặc biệt trường hợp với Mỹ đã nhảy qua một bước quan hệ để đi thẳng đến đối tác quan hệ chiến lược toàn diện.

Để trong thời gian ngắn thực hiện được những ký kết này với các nước tư bản trên, không thể phủ nhận sự chỉ đạo kiên quyết của TBT Nguyễn Phú Trọng. Mặc dù nhiều người căm ghét chửi ông là người bảo thủ, tuy nhiên cá nhân tôi đánh giá cao việc xử lý những lãnh đạo cao cấp vi phạm kỷ luật và thúc đẩy nâng cấp quan hệ quốc tế diễn ra trong nhiệm kỳ khoá 13 do ông lãnh đạo.

Những ngày gần đây, trên cương vị TBT, CTN ông Tô Lâm đã có nhiều chuyến đi, gặp mặt với cường độ cao với nhiều nguyên thủ quốc gia. Trong phiên họp của Liên Hợp Quốc, bên lề ông Tô Lâm có gặp tổng thống Zelensky bên lề để trao đổi về thúc đẩy quan hệ thương mại song phương hai nước. Một cuộc gặp như vậy trong bối cảnh Nga và Ucraina đang có chiến tranh, không phải tuỳ tiện. Nó mang đến một thông điệp Việt Nam đang thể hiện sự mong muốn quan hệ đối ngoại độc lập và không chịu sự chi phối của quốc gia nào. Việc gặp đảng cộng sản Mỹ và thăm Cuba nhằm khẳng định rằng Việt Nam quan hệ với mọi nước nhằm tìm kiếm phát triển, nhưng vẫn đưa thông điệp trấn an với những kẻ bảo thủ rằng sẽ không quên giữ vững thể chế CNXH.

Tô Lâm bắt tay Zelensky (09-2024)

Là một nhà nước cộng sản có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với Nga, Trung trong suốt quá trình lịch sử thành lập nhà nước CSVN, ảnh hưởng về ý thức hệ đối đầu với tư bản ăn sâu trong hệ thống lý luận cũng như tiềm thức của nhiều thế hệ Việt Nam, cho đến tận ngày nay bối cảnh quốc tế Nga và Trung vẫn đối đầu với Mỹ, Nhật, Hàn...mà Việt Nam liên tiếp trong thời gian ngắn nâng cấp quan hệ với các nước tư bản này, không phải là điều dễ dàng gì.
Muốn ăn quả phải trồng cây, nhưng loài cây lâu năm không thể một sớm, một chiều ra quả. Khó có thể biết được kết quả sau này của việc nâng cấp đối tác chiến lược toàn diện gần đây với các nước tư bản trên , như cái cây trồng có thể bị hỏng do nhiều yếu tố, có thể không ra trái ngọt như ý muốn. Nhưng việc trồng cây là điều phải làm nếu như muốn có trái ăn.

Có nhiều thế lực sẽ không muốn Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại tự chủ, độc lập. Thế lực ngoại bang có, thế lực tồn tại trong dòng máu Việt ở trong và ngoài nước cũng có. Chúng ẩn hiện tinh vi, núp bóng dưới nhiều sắc thái khác nhau với những lý lẽ khác nhau. Chúng sẵn sàng vì lợi ích, quyền lợi của bản thân, sự đố kỵ không muốn người khác vượt hơn mình để phá hoại. Thậm chí chúng sẵn sàng làm tay sai cho thế lực ngoại bang, dấy lên tinh thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan bằng việc lợi dụng lịch sử kháng thực dân, đế quốc làm thành phong trào. Mục đích là dùng ý thức hệ ngăn cản việc phát triển quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước khác trên thế giới.

Tolam-quanhevietnamhoaky

Thâm hiểm hơn nữa, là gần đây nhiều tài khoản ảo trên mạng xã hội, mặc dù không có quá trình gì thể hiện sự bất đồng chính kiến với nhà nước CSVN, chỉ trích chế độ cộng sản VN... nhưng lại lên tiếng chế giễu, mỉa mai về các hoạt động đối ngoại của nhà nước CSVN.

Nếu không loại trừ được tư tưởng hẹp hòi, đố kỵ, bảo thủ và tư lợi cá nhân về danh cũng như lợi trong con người. Thì dẫu là chế độ cộng sản độc tài hay dân chủ đa nguyên thì đất nước Việt Nam muôn đời không phát triển được.

Bùi Thanh Hiếu
Facebook

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn