Talawas sẽ chấm dứt hoạt động vào ngày 3 tháng 11, lúc Talawas vừa tròn 9 tuổi. Sau đó, bản thông báo chính thức đã được đăng tải trên Talawas vào ngày 23 tháng 10.
Đọc cả hai, tự dưng tôi cảm thấy buồn hiu hắt.
Suốt cả gần 9 năm nay, trừ những khoảng thời gian ngắn Talawas bị gián đoạn để tái cấu trúc hay vì bị tin tặc tấn công, hầu như ngày nào tôi cũng vào đọc Talawas. Nó như một thói quen, hơn nữa, một cơn ghiền. Sáng, thức dậy, sau khi làm vệ sinh và pha cà phê, công việc đầu tiên trong ngày của tôi bao giờ cũng là bật máy vi tính và vào ngay một số tờ báo mạng, trước hết là các báo tin tức; sau đó là báo thiên về bình luận các vấn đề thời sự. Thuộc loại sau, bằng tiếng Việt, hầu như bao giờ Talawas cũng được đọc đầu tiên. Có ngày, khi có vấn đề gì thật hấp dẫn, tôi vào đọc nhiều lần, chủ yếu đọc phần ý kiến. Như vậy, có thể nói, liên tục trong 9 năm, Talawas trở thành một phần trong đời sống của tôi. Bây giờ, nghĩ, sáng thức dậy, bật máy vi tính lên, vào trang mạng, thấy Talawas tuy vẫn nằm đó, nhưng nằm một cách bất động, không còn thở, không còn cựa quậy, không còn ồn ào, làm sao tránh được cảm giác hụt hẫng và ngậm ngùi chứ?
Nhưng tôi không tiếc cho một thói quen trong ngày của mình bằng tiếc cho một tờ báo mạng thuộc loại có giá trị nhất trong lãnh vực chính trị, xã hội và văn hoá bằng tiếng Việt. Talawas có ưu thế hơn hẳn các tờ báo in ở chỗ: Nó ra hằng ngày như nhật báo nhưng lại thiên hẳn về phần trình bày quan điểm như các tạp chí. Bởi vậy, không có tờ nhật báo in nào có thể sánh được với Talawas ở phần bình luận và không có tờ tạp chí in nào có thể sánh được với Talawas ở độ cập nhật. Đây cũng là ưu điểm chung của tất cả các tờ báo mạng chứ không riêng gì của Talawas.
Nhưng Talawas có ưu điểm nổi bật hẳn so với tất cả các tờ báo mạng hay blog chính trị, xã hội và văn hoá bằng tiếng Việt khác ở chỗ: trong khi hầu hết các tờ báo mạng hoặc blog có tính nhật báo (nghĩa là đăng bài mỗi ngày) khác thường chỉ làm công việc khá đơn giản là cóp nhặt bài vở từ báo in hoặc từ các trang báo mạng đâu đó thì Talawas phần lớn chỉ đăng các bài mới do chính tác giả gửi tới. Trong ý nghĩa đó, Talawas là một trong vài tờ báo mạng đúng nghĩa chứ không phải chỉ là một thứ trạm thông tin, một thứ cầu nối với chức năng đầy nhiệt tình nhưng kém sáng tạo là chỉ lựa lọc bài vở giùm cho những độc giả quá bận bịu.
Giá trị của Talawas, theo tôi, còn vượt quá cái mức là một tờ báo hay. Giá trị của nó còn ở chỗ: nó góp phần làm nên đời sống trí thức của người Việt Nam. Có thể nói, trong những năm vừa qua, không có tờ báo nào, kể cả báo in lẫn báo mạng, phản ánh những suy tư thao thức của giới trí thức trước tình hình chính trị, xã hội và văn hoá Việt Nam đậm nét như là Talawas. Tờ báo bao quát được rất nhiều vấn đề; có những vấn đề thật nhạy cảm, liên quan đến đời sống, thậm chí, vận mệnh của Việt Nam. Những vấn đề ấy thu hút ý kiến của nhiều người thuộc nhiều giới, xuất phát từ nhiều lập trường, gắn liền với nhiều kinh nghiệm và nhắm đến nhiều mục đích khác nhau. Phải nhìn nhận là lực lượng cộng tác viên của Talawas đông và thật đa dạng. Trong nước: có. Hải ngoại: có.
Ở trong nước, Nam: có; Bắc: có; những người ly khai: có; những người đang cộng tác với chính quyền: cũng có. Ở hải ngoại cũng thế, từ khuynh tả đến khuynh hữu, từ tị nạn đến du học sinh, từ những người kiên quyết chống cộng đến cùng đến những người có nhiều thiện chí muốn hợp tác với chế độ để làm một cái gì đó cho đất nước. Ở phương diện này, không thể không thừa nhận Talawas là một diễn đàn dân chủ thực sự. Đó là một trong những diễn đàn hiếm hoi mà ban chủ trương không nêu và cũng không công khai cổ vũ cho một chủ trương chính trị nào rõ rệt cả.
Nói đến giá trị phản ánh của Talawas, tôi không thể không nói đến điều này: tôi nghĩ bản thân những sự chuyển hướng của Talawas cũng là những chuyển hướng trong đa số giới trí thức Việt Nam nói chung. Có mấy sự chuyển hướng chính. Một, lúc đầu, từ tháng 3 năm 2002 đến tháng 11 năm 2008, Talawas là một tờ báo; sau, nó biến thành một blog. Hai, ở dạng báo, lúc đầu, nó nghiêng về phía văn học nghệ thuật, đặc biệt là mỹ thuật, thậm chí, có lúc nó còn có tham vọng đặt ra giải thưởng văn học lấy tên là Bùi Giáng nữa; sau, nó ngả hẳn sang hướng chính trị xã hội; số lượng bài viết về văn học nghệ thuật tuy vẫn còn, nhưng chỉ đóng một vai trò khá khiêm tốn và mờ nhạt. Ba, thoạt đầu, nó có vẻ có tham vọng quốc tế hóa với những bài viết hoặc những bài dịch tiếng Anh, chủ yếu châu tuần chung quanh các cuộc hội thảo liên quan đến mỹ thuật, nhưng sau, phần tiếng Anh dần dần biến mất, các cộng tác viên người ngoại quốc cũng dần dần bặt tăm, chỉ còn lại phần tiếng Việt giữa những người Việt Nam với nhau. Cuối cùng, thoạt đầu, nó là diễn đàn của những cây bút ít nhiều chuyên nghiệp với những bài viết hoàn chỉnh hoặc khá hoàn chỉnh; sau, tính đối thoại càng lúc càng gia tăng qua vai trò của phần “ý kiến” từ một ít, những cây bút, với những mức độ khác nhau, đã có tên tuổi, và nhiều hơn, những độc giả thực sự là độc giả, theo nghĩa: họ chưa từng viết và chưa từng đăng tải bất cứ điều gì khác ngoài các phản hồi trên báo mạng.
Những biến chuyển trên thể hiện các xu hướng chính: blog hóa, chính trị hóa, Việt Nam hóa về phương diện ngôn ngữ và vai trò nổi bật của độc giả như một thành tố chính của diễn đàn.
Bất cứ xu hướng nào ở trên cũng có thể và cũng cần được khai triển nhiều hơn. Tuy nhiên, ở đây, tôi chỉ muốn đề cập một chút về xu hướng chính trị hóa.
Sực nhớ, lúc Talawas mới ra đời, trong một lần nói chuyện qua điện thoại với Phạm Thị Hoài, tôi có phàn nàn: sao Talawas lại không tập trung hẳn vào lãnh vực văn học nghệ thuật mà lại sa đà vào chuyện chính trị xã hội làm gì? Phạm Hoài chỉ tắc lưỡi: “Càng ngày tôi càng thấy ở đời có nhiều việc quan trọng hơn văn học nghệ thuật, anh ạ.” Tôi không hỏi thêm để xem thử, với chị, cái (hoặc những cái) mà chị cho là quan trọng hơn văn chương nghệ thuật đó là gì. Nhưng thú thực, lúc ấy, tôi cảm thấy có phần hơi tiếc. Tôi nghĩ Hoài là một cây bút có tài, một trong những cây bút có tài nhất của Việt Nam; chị nên tập trung vào sáng tác; và nếu làm báo, thì chỉ nên tập trung hẳn vào văn học. Nhưng rồi, rốt cuộc, tôi cũng bị Talawas cuốn hút và đọc miên man từ ngày này sang ngày khác. Rồi khi Talawas chuyển sang hình thức blog, tôi lại cảm thấy Hoài càng sa vào con đường thời sự chính trị, xã hội và lại thấy tiếc cho chị. Nhưng rồi, một lần nữa, tôi lại bị cuốn hút vào cái blog của chị.
Cuối cùng, bản thân tôi cũng không thoát được những ám ảnh về chính trị và xã hội.
Lại nhớ, lúc mới cầm bút, tôi tự nhủ: sẽ không viết gì ngoài chuyện văn chương. Không phải tôi không nghĩ đến các vấn đề chính trị và xã hội. Nghĩ, có nghĩ, hầu như thường xuyên nghĩ; nhưng viết thì lại không viết. Cứ coi như đó là chuyện của... người khác. Vậy mà, tôi vẫn cứ bị phiền hà về chính trị. Về nước, cứ bị công an văn hóa theo dõi và hạch sách. Rồi bị cấm nhập cảnh mà không có một lý do chính đáng nào cả. Tôi mới ngộ ra điều này: trong một không khí chính trị vẩn đục, không ai có thể thoát khỏi tác động của chính trị để thực sự thanh thản tiếp tục sống mãi trong tháp ngà chuyên môn của mình cả.
Tôi cho đó là một bi kịch lớn nhất của giới cầm bút và cả giới trí thức Việt Nam nói chung: biết chính trị là chuyện phù du, nhưng không thể quay lưng hẳn lại với nó được.
Xu hướng chính trị hóa của Talawas có lẽ cũng là xu hướng chung của rất nhiều trí thức có lòng với đất nước.
Talawas đóng cửa, mất đi một diễn đàn có tầm vóc, hẳn những người có lòng sẽ ít nhiều cảm thấy bơ vơ. Ít nhất cho đến lúc một diễn đàn bề thế khác xuất hiện.
Nguyễn Hưng Quốc
27-10-2010
Theo Blog Nguyễn Hưng Quốc
Cách đây mấy ngày, tôi nhận được email của nhà văn Phạm Thị Hoài báo tin Đọc cả hai, tự dưng tôi cảm thấy buồn hiu hắt.
Suốt cả gần 9 năm nay, trừ những khoảng thời gian ngắn Talawas bị gián đoạn để tái cấu trúc hay vì bị tin tặc tấn công, hầu như ngày nào tôi cũng vào đọc Talawas. Nó như một thói quen, hơn nữa, một cơn ghiền. Sáng, thức dậy, sau khi làm vệ sinh và pha cà phê, công việc đầu tiên trong ngày của tôi bao giờ cũng là bật máy vi tính và vào ngay một số tờ báo mạng, trước hết là các báo tin tức; sau đó là báo thiên về bình luận các vấn đề thời sự. Thuộc loại sau, bằng tiếng Việt, hầu như bao giờ Talawas cũng được đọc đầu tiên. Có ngày, khi có vấn đề gì thật hấp dẫn, tôi vào đọc nhiều lần, chủ yếu đọc phần ý kiến. Như vậy, có thể nói, liên tục trong 9 năm, Talawas trở thành một phần trong đời sống của tôi. Bây giờ, nghĩ, sáng thức dậy, bật máy vi tính lên, vào trang mạng, thấy Talawas tuy vẫn nằm đó, nhưng nằm một cách bất động, không còn thở, không còn cựa quậy, không còn ồn ào, làm sao tránh được cảm giác hụt hẫng và ngậm ngùi chứ?
Nhưng tôi không tiếc cho một thói quen trong ngày của mình bằng tiếc cho một tờ báo mạng thuộc loại có giá trị nhất trong lãnh vực chính trị, xã hội và văn hoá bằng tiếng Việt. Talawas có ưu thế hơn hẳn các tờ báo in ở chỗ: Nó ra hằng ngày như nhật báo nhưng lại thiên hẳn về phần trình bày quan điểm như các tạp chí. Bởi vậy, không có tờ nhật báo in nào có thể sánh được với Talawas ở phần bình luận và không có tờ tạp chí in nào có thể sánh được với Talawas ở độ cập nhật. Đây cũng là ưu điểm chung của tất cả các tờ báo mạng chứ không riêng gì của Talawas.
Nhưng Talawas có ưu điểm nổi bật hẳn so với tất cả các tờ báo mạng hay blog chính trị, xã hội và văn hoá bằng tiếng Việt khác ở chỗ: trong khi hầu hết các tờ báo mạng hoặc blog có tính nhật báo (nghĩa là đăng bài mỗi ngày) khác thường chỉ làm công việc khá đơn giản là cóp nhặt bài vở từ báo in hoặc từ các trang báo mạng đâu đó thì Talawas phần lớn chỉ đăng các bài mới do chính tác giả gửi tới. Trong ý nghĩa đó, Talawas là một trong vài tờ báo mạng đúng nghĩa chứ không phải chỉ là một thứ trạm thông tin, một thứ cầu nối với chức năng đầy nhiệt tình nhưng kém sáng tạo là chỉ lựa lọc bài vở giùm cho những độc giả quá bận bịu.
Giá trị của Talawas, theo tôi, còn vượt quá cái mức là một tờ báo hay. Giá trị của nó còn ở chỗ: nó góp phần làm nên đời sống trí thức của người Việt Nam. Có thể nói, trong những năm vừa qua, không có tờ báo nào, kể cả báo in lẫn báo mạng, phản ánh những suy tư thao thức của giới trí thức trước tình hình chính trị, xã hội và văn hoá Việt Nam đậm nét như là Talawas. Tờ báo bao quát được rất nhiều vấn đề; có những vấn đề thật nhạy cảm, liên quan đến đời sống, thậm chí, vận mệnh của Việt Nam. Những vấn đề ấy thu hút ý kiến của nhiều người thuộc nhiều giới, xuất phát từ nhiều lập trường, gắn liền với nhiều kinh nghiệm và nhắm đến nhiều mục đích khác nhau. Phải nhìn nhận là lực lượng cộng tác viên của Talawas đông và thật đa dạng. Trong nước: có. Hải ngoại: có.
Ở trong nước, Nam: có; Bắc: có; những người ly khai: có; những người đang cộng tác với chính quyền: cũng có. Ở hải ngoại cũng thế, từ khuynh tả đến khuynh hữu, từ tị nạn đến du học sinh, từ những người kiên quyết chống cộng đến cùng đến những người có nhiều thiện chí muốn hợp tác với chế độ để làm một cái gì đó cho đất nước. Ở phương diện này, không thể không thừa nhận Talawas là một diễn đàn dân chủ thực sự. Đó là một trong những diễn đàn hiếm hoi mà ban chủ trương không nêu và cũng không công khai cổ vũ cho một chủ trương chính trị nào rõ rệt cả.
Nói đến giá trị phản ánh của Talawas, tôi không thể không nói đến điều này: tôi nghĩ bản thân những sự chuyển hướng của Talawas cũng là những chuyển hướng trong đa số giới trí thức Việt Nam nói chung. Có mấy sự chuyển hướng chính. Một, lúc đầu, từ tháng 3 năm 2002 đến tháng 11 năm 2008, Talawas là một tờ báo; sau, nó biến thành một blog. Hai, ở dạng báo, lúc đầu, nó nghiêng về phía văn học nghệ thuật, đặc biệt là mỹ thuật, thậm chí, có lúc nó còn có tham vọng đặt ra giải thưởng văn học lấy tên là Bùi Giáng nữa; sau, nó ngả hẳn sang hướng chính trị xã hội; số lượng bài viết về văn học nghệ thuật tuy vẫn còn, nhưng chỉ đóng một vai trò khá khiêm tốn và mờ nhạt. Ba, thoạt đầu, nó có vẻ có tham vọng quốc tế hóa với những bài viết hoặc những bài dịch tiếng Anh, chủ yếu châu tuần chung quanh các cuộc hội thảo liên quan đến mỹ thuật, nhưng sau, phần tiếng Anh dần dần biến mất, các cộng tác viên người ngoại quốc cũng dần dần bặt tăm, chỉ còn lại phần tiếng Việt giữa những người Việt Nam với nhau. Cuối cùng, thoạt đầu, nó là diễn đàn của những cây bút ít nhiều chuyên nghiệp với những bài viết hoàn chỉnh hoặc khá hoàn chỉnh; sau, tính đối thoại càng lúc càng gia tăng qua vai trò của phần “ý kiến” từ một ít, những cây bút, với những mức độ khác nhau, đã có tên tuổi, và nhiều hơn, những độc giả thực sự là độc giả, theo nghĩa: họ chưa từng viết và chưa từng đăng tải bất cứ điều gì khác ngoài các phản hồi trên báo mạng.
Những biến chuyển trên thể hiện các xu hướng chính: blog hóa, chính trị hóa, Việt Nam hóa về phương diện ngôn ngữ và vai trò nổi bật của độc giả như một thành tố chính của diễn đàn.
Bất cứ xu hướng nào ở trên cũng có thể và cũng cần được khai triển nhiều hơn. Tuy nhiên, ở đây, tôi chỉ muốn đề cập một chút về xu hướng chính trị hóa.
Sực nhớ, lúc Talawas mới ra đời, trong một lần nói chuyện qua điện thoại với Phạm Thị Hoài, tôi có phàn nàn: sao Talawas lại không tập trung hẳn vào lãnh vực văn học nghệ thuật mà lại sa đà vào chuyện chính trị xã hội làm gì? Phạm Hoài chỉ tắc lưỡi: “Càng ngày tôi càng thấy ở đời có nhiều việc quan trọng hơn văn học nghệ thuật, anh ạ.” Tôi không hỏi thêm để xem thử, với chị, cái (hoặc những cái) mà chị cho là quan trọng hơn văn chương nghệ thuật đó là gì. Nhưng thú thực, lúc ấy, tôi cảm thấy có phần hơi tiếc. Tôi nghĩ Hoài là một cây bút có tài, một trong những cây bút có tài nhất của Việt Nam; chị nên tập trung vào sáng tác; và nếu làm báo, thì chỉ nên tập trung hẳn vào văn học. Nhưng rồi, rốt cuộc, tôi cũng bị Talawas cuốn hút và đọc miên man từ ngày này sang ngày khác. Rồi khi Talawas chuyển sang hình thức blog, tôi lại cảm thấy Hoài càng sa vào con đường thời sự chính trị, xã hội và lại thấy tiếc cho chị. Nhưng rồi, một lần nữa, tôi lại bị cuốn hút vào cái blog của chị.
Cuối cùng, bản thân tôi cũng không thoát được những ám ảnh về chính trị và xã hội.
Lại nhớ, lúc mới cầm bút, tôi tự nhủ: sẽ không viết gì ngoài chuyện văn chương. Không phải tôi không nghĩ đến các vấn đề chính trị và xã hội. Nghĩ, có nghĩ, hầu như thường xuyên nghĩ; nhưng viết thì lại không viết. Cứ coi như đó là chuyện của... người khác. Vậy mà, tôi vẫn cứ bị phiền hà về chính trị. Về nước, cứ bị công an văn hóa theo dõi và hạch sách. Rồi bị cấm nhập cảnh mà không có một lý do chính đáng nào cả. Tôi mới ngộ ra điều này: trong một không khí chính trị vẩn đục, không ai có thể thoát khỏi tác động của chính trị để thực sự thanh thản tiếp tục sống mãi trong tháp ngà chuyên môn của mình cả.
Tôi cho đó là một bi kịch lớn nhất của giới cầm bút và cả giới trí thức Việt Nam nói chung: biết chính trị là chuyện phù du, nhưng không thể quay lưng hẳn lại với nó được.
Xu hướng chính trị hóa của Talawas có lẽ cũng là xu hướng chung của rất nhiều trí thức có lòng với đất nước.
Talawas đóng cửa, mất đi một diễn đàn có tầm vóc, hẳn những người có lòng sẽ ít nhiều cảm thấy bơ vơ. Ít nhất cho đến lúc một diễn đàn bề thế khác xuất hiện.
Nguyễn Hưng Quốc
27-10-2010
Theo Blog Nguyễn Hưng Quốc
Gửi ý kiến của bạn