BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76378)
(Xem: 63037)
(Xem: 40426)
(Xem: 32021)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Khi trẻ có tính ăn trộm, ăn cắp

01 Tháng Chín 20207:10 SA(Xem: 923)
Khi trẻ có tính ăn trộm, ăn cắp
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Trẻ ăn cắp, ăn trộm là một hành vi không tốt, phát triển về sau có thể vi phạm pháp luật, là một trong những vấn đề các bậc cha mẹ quan tâm. Hành vi trộm cắp ở lứa tuổi nhi đồng cũng không hiếm thấy, nhưng tình tiết nặng nhẹ khác nhau: trẻ nhẹ, nói cho nghiêm túc thì không coi là trộm, trẻ nặng là đã hình thành thói xấu trộm cắp. Tình trạng trộm cắp tùy lứa tuổi hoặc nguyên nhân khác nhau, phương thức biểu hiện cũng khác nhau.


- Nguyên nhân trẻ ăn cắp

+ Để thỏa mãn nhu cầu về vật chất:

Trẻ 4 - 5 tuổi cầm đồ của người khác chỉ thuần túy là do thích. Chúng chưa hiểu cái gì là của mình, cái gì là của người khác, vẫn chưa hiểu được quy tắc đồ vật người khác khi chưa cho phép thì không được tùy tiện lấy. Nhưng trẻ ở thời kì này đã có sẵn năng lực biết phân biệt. Do đó, cha mẹ phải giúp con phân biệt đồ vật của mình và của người khác và dạy cho con biết quy tắc đồ vật của người khác là không được lấy.

Khi một đứa con đã phân biệt được cái gì là của mình, cái gì là của người khác, biết rõ cầm đồ vật của người khác là không đúng, không tốt, nhưng nhìn thấy đồ vật của người khác đẹp, lại không tự khống chế được bản thân, cố ý lấy đồ vật của người khác rón rén đưa về nhà mình đó là thuộc vào hành vi trộm cắp. Đối với việc làm đó, cha mẹ không thể xem nhẹ bỏ qua, cũng không thể giải quyết thô bạo, phải đối xử nhẫn nại, tìm phương pháp sửa chữa tốt đối với trẻ.

+ Trẻ ăn cắp ảnh hưởng không tốt của gia đình:

Các nhà tư vấn tâm lý phát hiện rất nhiều hành vi ăn cắp của trẻ có liên quan đến giáo dục của cha mẹ và ảnh hưởng không tốt của gia đình.

Tuy vấn đề là ở bản thân đứa trẻ, nhưng gốc rễ lại ở gia đình, cha mẹ. Ví dụ, cha mẹ nhặt được của rơi, về nhà thích thú, con sẽ để ý và nhớ trong lòng, ngấm ngầm học theo. Đó là mong muốn nhặt được của rơi dần dần tăng lên và rồi nhuốm phải hành vi ăn cắp, ăn trộm. Khi cha mẹ phát hiện đựơc hành vi ăn cắp của con, có cha mẹ làm ngơ không qủan, có cha mẹ đánh đập tàn bạo, kết quả của những việc làm đó thường sẽ làm con đi theo đường cực đoan, trượt dốc xa hơn. Cần phải nói rằng con ăn cắp, cha mẹ có phần trách nhiệm.

+ Ăn cắp là một loại phản xạ có điều kiện:

Trong quá trình tư vấn các nhà tâm lý học đã phát hiện: trước khi trẻ ăn cắp chúng thường có những hành vi không tốt như nói dối, ghét học, hút thuốc, trốn học... Nếu những hành vi không tốt đó, không được phát hiện và giáo dục kịp thời rất dễ phát triển thành hành vi ăn cắp. Nói chung, trước hết là ăn cắp trong nhà, một khi đã thành công thì từ trong nhà dần dần chuyển sang ăn cắp ngoài xã hội. Từ ăn cắp vặt phát triển thành những thói quen xấu hễ thấy vật gì của người khác, không quản có cần hay không, đều phải ăn cắp cho được. Cũng có nghĩa là ăn cắp đã hình thành phản xạ có điều kiện.

+ Ăn cắp vì đời sống bần cùng- xã hội sa đọa:

moctui
Ảnh minh họa
Trong xã hội còn phân giai cấp, trẻ em nghèo khó ăn cắp để kiếm sống, trẻ em hư hỏng ăn cắp để thỏa mãn nhu cầu vui chơi, nước ta ngày nay tệ nạn xã hội đó vẫn còn nhiều và ảnh hưởng của nó không dễ xóa bỏ được. Cho nên, trẻ em ăn cắp vì nguyên nhân nói trên vẫn còn khá nhiều, tạo thành một tệ nạn mà biện pháp giáo dục bình thường không thể sửa chữa được. Chính quyền phải tổ chức những nhà trường đặc biệt để cải huấn các em. Cha mẹ nên hợp tác với chính quyền để hoàn thành tốt công việc cải huấn đó.

Ngoài những lý do trên, cũng còn có những nguyên nhân phức tạp khác làm dẫn đến những hành động trên. Trẻ giận dữ hoặc chúng muốn người khác quan tâm đến chúng. Hành động ăn cắp phản ánh những vấn đề khó khăn và căng thẳng mà chúng gặp phải ở nhà, ở trường, hoặc trong quan hệ bạn bè. Một số trẻ ăn cắp vì chúng cảm nhận hành động đó như một lời kêu gọi giúp đỡ khi bị tử thương về tình cảm hoặc bị cha mẹ đánh đập.

Bác sĩ tâm lý Mary-C.Ghentile, bang MaryLand đã từng nói: “Bọn trẻ cũng thường ăn cắp nếu chúng đang nổi giận, hoặc bất hòa giữa cha mẹ hoặc cũng có thể chúng muốn níu kéo cuộc hôn nhân của cha mẹ. Lạ hơn nữa chúng ăn cắp vì chúng muốn làm như vậy chứ không có một nguyên nhân sâu xa nào cả”.

- Sửa chữa hành vi ăn cắp của trẻ như thế nào?

+ Bồi dưỡng quan niệm phải, trái:

Trẻ ăn cắp, tuyệt đại đa số đều bắt đầu từ sự thiếu hiểu biết đạo đức chính xác. Do đó, đối với việc sửa chữa loại trẻ này trước hết phải giúp chúng hình thành quan niệm phải trái đúng đắn, bắt đầu từ sự nhấn mạnh cảm giác phải trái. muốn làm được điều này cần phải xuất phát từ trình độ nhận thức thực tế của chúng dần dần nâng cao, phải làm cho trẻ hiểu được ăn cắp là một hành vi không tốt, nếu hôm nay chỉ ăn cắp vặt, thì ngày mai có thể ăn cắp lớn hơn, rồi dần dần sẽ đi vào con đường tội phạm. Như vậy, thông qua giáo dục nhiều lần, bồi dưỡng quan niệm phải trái cho trẻ sẽ làm tăng thêm quyết tâm cải tà quy chính của chúng.

+ Xác lập lòng tin, bảo vệ lòng tự tôn:

Trẻ có hành vi ăn cắp, có lòng tự tôn hay không? Rất nhiều người cho rằng, những đứa trẻ này giáo dục nhiều lần không chịu cải tạo, căn bản không có lòng tự tôn. Kì thực không như vậy bởi vì đòi hỏi được sự tôn trọng của người khác là đòi hỏi cơ bản của con người, trẻ cũng không ngoại lệ. Cha mẹ phải bảo vệ lòng tự tôn của con, phải cố gắng kéo chúng ra khỏi con đường lầm lỗi nếu không chúng sẽ không phân biệt được phải trái, chứng nào tật ấy, lấn sâu vào lỗi lầm. Cha me phải xuất phát từ nguyện vọng chân thành được tôn trọng, bảo vệ, cố gắng khai thác ưu điểm của trẻ, áp dụng nhiều biện pháp biểu dương, khen thưởng, tín nhiệm, thắp sáng lòng tự tôn của chúng, gợi dậy cảm giác vinh dự cho trẻ, loại trừ tình cảm đối kháng, xác lập lòng tin tiến thủ.

+ Tạo lập cơ hội tỉnh ngộ, thúc đẩy tâm lý biến chuyển:

Khi đứa trẻ phạm sai lầm nhưng sau qua giáo dục, nhận thức được sai lầm và muốn sửa chữa sai lầm, thì gọi đó là sự tỉnh ngộ.  Cha mẹ nên tạo cơ hội tỉnh ngộ cho trẻ có hành vi ăn cắp. Ngòai việc động viên tinh thần cho trẻ, cha mẹ phải làm cho con hiểu rõ hành vi ăn cắp là xấu xa. Một khi thấy con sửa chữa, cha mẹ phải kịp thời nắm bắt cơ hội khẳng định cho con, làm cho con chuyển biến.

+ Tăng cường việc củng cố thói quen hành vi mới:

Trẻ có hành vi ăn cắp, sau khi tiếp thu giáo dục, có lúc có cải tạo thay đổi. Khi hành vi mới chưa được củng cố, trong thời gian ngắn hành vi cũ vẫn có thể ảnh hưởng tới trẻ. Nếu trẻ có thói quen ăn cắp, do không sửa chữa triệt để, khi chúng có cơ hội lại tiến hành ăn cắp, mà không làm chủ được. Nhất là khi có sự lôi kéo của bạn bè, lại có thể làm những điều sai trái khác. Do đó, khống chế điều kiện bên ngoài một cách thích đáng, trong một thời gian thích đáng, giúp cho trẻ tránh xa những sự lôi kéo mê hoặc nào đó là rất quan trọng và thông qua giáo dục để cho chúng quyết định lòng tin và quyết tâm đấu tranh với sai lầm. Khi trẻ đã có tiến bộ, cha mẹ phải kịp thời biểu dương, khen thưởng, cổ vũ. Nhưng khi trẻ “tái phát” cha mẹ cũng không nên sốt ruột lo lắng quá mà phải kiên trì thuyết phục, phê bình để trẻ cảm thấy hổ thẹn, động lòng tự giác sửa chữa sai lầm.

Như vậy có thể thấy nếp sống gia đình là thành trì bảo vệ trẻ chống lại mọi tật xấu, trong đó có tật ăn cắp. Nếu cha mẹ tổ chức được nếp sống tốt thì những đứa trẻ trong gia đình sẽ trở thành những đứa con ngoan. Nhưng nếu cha mẹ đã sơ hở, công việc giáo dục có phần lỏng lẻo và các con đã sinh tật ăn cắp thì các bậc làm cha làm mẹ phải bình tĩnh, giữ thái độ giáo dục, đồng thời chỉnh lại nếp sống cho con.

*.

VŨ THỊ HƯƠNG MAI
Địa chỉ: Khu tập thể Tổng công ty 319
quận Long Biên, thành phố Hà Nội.        
Email: huongmai8081@yahoo.com.vn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn