BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72808)
(Xem: 62101)
(Xem: 39196)
(Xem: 31054)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ta còn phải sống bên nhau trọn đời

25 Tháng Tám 20207:19 SA(Xem: 1342)
Ta còn phải sống bên nhau trọn đời
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Tuyên giáo cộng sản hay “dạy” dân rằng: Đa đảng là tranh giành quần chúng và đấu đá lẫn nhau, đa đảng là loạn.

Thật ra, ở trong một nền văn hóa chính trị dân chủ và tôn trọng đối thoại thì chuyện các đảng “tranh giành quần chúng” này không phải là vấn đề lớn.

Trong “Chính trị bình dân” (NXB Giấy Vụn & Green Trees, 2018), tôi có viết:

“Nước Mỹ chẳng hạn, có một đặc điểm thú vị là mặc dù thực tế chỉ có hai đảng lớn thay nhau cầm quyền (có đảng viên làm tổng thống và đứng đầu hành pháp, và/ hoặc chiếm đa số trong quốc hội), nhưng không đảng nào lợi dụng việc mình cầm quyền để dồn ép đảng kia quá đáng. Lý do là bởi đảng nào cũng sợ đến hết nhiệm kỳ của mình, đảng kia giành được quyền lực, có thể sẽ dồn ép mình để trả đũa.

Phong trào dân chủ ở Việt Nam những năm từ 2011 trở đi cũng có một chuyện thú vị tương tự: Các tổ chức xã hội dân sự có thể ưa hoặc không ưa nhau nhưng dù sao cũng không chống nhau quá đáng. Họ đều ý thức được việc phải chung sống trong hòa bình, đoàn kết để đương đầu với một kẻ thù chung là chế độ toàn trị. Và xuất hiện hiện tượng “biểu tình ngoại giao”: Khi nhóm No-U kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc hoặc tổ chức thắp hương tưởng niệm tử sĩ, liệt sĩ chống Tàu, nhóm Cây Xanh (Green Trees) sẽ cố gắng tham gia, vì sợ nếu không dự thì tới khi Cây Xanh hô hào tuần hành bảo vệ môi trường, No-U sẽ đứng ngoài cuộc.

Cái hay của dân chủ và đối thoại là như vậy”.

Nói cách khác, đây được coi là một ưu điểm của chế độ đa đảng (gồm cả lưỡng đảng), khi mà các đảng thay nhau cầm quyền và đều ý thức được rằng không nên lợi dụng địa vị của mình lúc mạnh để dồn ép các đối thủ quá đáng.

(Xin lưu ý là tôi hoàn toàn có thể sai. Những gì tôi viết không phải là chân lý. Tuy nhiên, đó là điều tôi tin).

* * *
biden-trump

Sở dĩ tôi viết lại những dòng này hôm nay, là bởi vì tôi thấy bầu cử tổng thống ở Mỹ chưa diễn ra mà cộng đồng người Việt Nam đã mâu thuẫn, chia rẽ, không khí sôi sùng sục như sắp nội chiến đến nơi.

Nhiều người ủng hộ Trump gọi phe chống Trump và đảng Dân chủ là “thổ tả”, “đạo đức giả”, “thân Tàu”, “phá hoại”…

Đáp lại, nhiều người chống Trump gọi phe ủng hộ Trump và đảng Cộng hòa là “ngu dốt”, “cuồng”, “lưu manh”, “vô học”…

Các bác ơi, nói lên quan điểm, chính kiến của mình là quyền của các bác thôi, nhưng cho em hỏi rất khẽ là sao các bác không vận dụng cái “ưu điểm của chế độ đa đảng” nói trên? Đừng sỉ nhục, đừng dồn ép đối thủ quá đáng, nếu các bác có coi bên kia là đối thủ.

Các bác tấn công Biden và đảng Dân chủ quá, mai mốt lỡ Biden thành Tổng thống và/hoặc trong đảng Dân chủ có những thượng nghị sĩ ủng hộ dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam thì sao, lúc đó có bác nào đi vận động quốc tế thì biết ăn nói sao với họ?

Các bác tấn công Trump quá, mai mốt lỡ Trump thành Tổng thống Mỹ thêm một nhiệm kỳ nữa, các bác dành cả bốn năm chửi Trump tiếp sao? Tương tự, nếu đảng Cộng hòa có những thượng nghị sĩ ủng hộ dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam thì lúc đó có đi vận động quốc tế, biết ăn nói thế nào với họ?

Trump hay không Trump, tối đa một tổng thống Mỹ cũng chỉ cầm quyền được 8 năm, còn tình cảm của chúng ta – người Việt – với nhau là chuyện cả đời. Chúng ta mới là những người sẽ sống bên nhau, trong cộng đồng này, chia sẻ quá khứ, hiện tại (và có thể là tương lai) cả đời.

Tôi biết đã có những mối quan hệ bạn bè thân thiết đứt gãy, đổ vỡ, hai bên không nhìn mặt nhau, chỉ vì quan điểm chống hay ủng hộ Trump. Điều đó thật là… dở hơi. Sao lại từ mặt nhau, xóa bỏ hết quá khứ - hiện tại - tương lai của tình bạn chỉ vì vấn đề chính kiến xoay quanh một tổng thống Mỹ?

Phạm Đoan Trang

Nguồn: facebook.com/pham.doan.trang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn