BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73353)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chủ quyền và lợi ích đất nước

04 Tháng Sáu 20204:48 SA(Xem: 1071)
Chủ quyền và lợi ích đất nước
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Ngày mai thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thể hiện bản lĩnh của người lãnh đạo đất nước, chịu trách nhiệm về danh dự và lợi ích của đất nước.
 
Nam Côn Sơn, một cái tên quá quen thuộc sẽ được xướng lên trong niềm tự hào hay tủi nhục.
 
namconsonRosneft của Nga có ký hợp đồng với Petro Việt Nam, khai thác thăm dò dầu khí ở lô 06.1 Nam Côn Sơn. Hãng này trước kia phía Trung Quốc định mua cổ phần, nhưng do trục trặc gì đó mà số cổ phần ấy bán cho Quatar. Ngay sau đó, Rosneft có nhiều chính sách thay đổi phù hợp với nhà đầu tư quốc tế. Đến đây phải nói thêm về thủ đoạn nham hiểm của Trung Cộng, chúng mua cổ phần trong  những tập đoàn quốc tế, rồi dùng ảnh hưởng đó để chi phối hoạt động của những tập đoàn này, đặc biệt trong vấn đề chính trị, an ninh với các quốc gia mà tập đoàn này đầu tư. Ngày nay các tập đoàn quốc tế đầu tư ở Việt Nam có cổ phần, vốn của Trung Quốc rất nhiều. Thay vì hiện diện trực tiếp như trước kia, Trung Cộng núp bóng những tập đoàn quốc tế này để chi phối. Đặc biệt là những tập đoàn của các nước Đông Nam Á như Sing, Thái, Hồng Kông ...
 
Trung Quốc đã gửi công hàm tới chính phủ Nga phản đối việc Rosneft tham gia hợp tác với Petro Viet Nam, điện Kremlin hồi đáp công hàm này
 
- Theo chúng tôi được biết thì Rosneft có thông cáo họ hoàn toàn làm đúng theo giấy phép được cấp.
 
Như vậy phía Nga đã trả lời dứt khoát trước áp lực của Trung Cộng, ý Nga là hãng Rosneft của Nga làm ăn với Việt Nam, theo đúng giấy phép Việt Nam cấp, các ông có gì đi hỏi Việt Nam, chính phủ chúng tôi không can thiệp vào việc chủ quyền có đúng của ông hay không.
 
Ngày 15 tháng 4 năm 2020 Rosneft Việt Nam đã gửi công văn đề nghị phía Việt Nam hợp tác để họ tiếp tục triển khai công việc như hợp đồng đã ký. Một số vấn đề liên quan đến bộ quốc phòng, chẳng hạn như việc di chuyển chuyên gia, kỹ sư, công nhân đến giàn khoan Noble Clyde Boudreaux lô 06.1 Nam Côn Sơn.
 
Nhưng phía bộ quốc phòng Việt Nam thoái thác, lý do là mọi hoạt động khai thác dầu phải chờ xin ý kiến của thủ tướng CHXHCNVN.
 
Ngày mai ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ trả lời thế nào về việc này?
Ông Phúc trì hoãn, thoái thác hay ông thực thi đúng trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước bằng việc đồng ý cho Rosneft tiếp tục hoạt động như trong hợp đồng đã ký với Petro Việt Nam ?
Chủ trương trước kia của Việt Nam giữ chủ quyền bằng cách ký hợp đồng khai thác với nhiều hãng dầu quốc tế, một cách cắm cột mốc chủ quyền trên biển bằng những giàn khoan. Nhưng đến khoá 12 thì chủ trương này bị BCT Việt Nam coi là cố ý gây căng thẳng quan hệ ngoại giao Việt Trung, sứt mẻ tình hữu nghị. Các nhà lãnh đạo CSVN khoá 12 đã cho ngừng mỏ Cá Rồng Đỏ đã ký với hãng Repsol của Tây Ban Nha và chấp nhận bị kiện cáo bồi thường cho hãng này, mong mỏi được Trung Cộng bớt giận. Thậm chí Bộ Chính Trị Việt Nam khoá 12 còn trừng phạt những lãnh đạo trước kia đã chủ trương thực hiện việc cắm mốc chủ quyền trên biển để lấy lòng Trung Cộng. 
Hôm nay Việt Nam sẽ quyết định tiếp tục giữ hợp đồng với tập đoàn Rosneft hay thoái thác, trì hoãn hoặc tìm cách huỷ bỏ để lấy lòng Trung Cộng?
Liệu Việt Nam một lần nữa nhượng bộ chịu tiền bồi thường cho Rosneft, huỷ hợp đồng này?
Như vậy không những mất tiền đền bù, mà còn mất đi chính nghĩa khẳng định chủ quyền trong đường 9 đoạn của Trung Cộng. Không ai còn tin Việt Nam có chủ quyền ở những khu vực mà Việt Nam đã khẳng định. 
 
Nếu cương quyết để hợp đồng lô 06.1 này tiếp tục thực hiện, sẽ có một cuộc căng thẳng trên biển như trước đây, điều mà các uỷ viên BCT khoá 12 bây giờ đa phần đều không muốn, vì ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân họ.
 
Giữa lợi ích của đất nước và lợi ích của những chiếc ghế quyền lực trong Bộ Chính Trị như thế, có thể lãnh đạo CSVN khoá 12 này sẽ chọn giải pháp nhượng bộ Trung Cộng bằng cách trì hoãn hoặc xa hơn là huỷ bỏ và đền bù cho Rosneft, mặt khác đẩy mạnh tuyên truyền để người dân VN chấp nhận việc rời bỏ lô 06.1 là việc làm khôn ngoan, tránh xung đột, bảo đảm hoà bình, hữu nghị và ổn định chính trị, nhằm che sự nhục nhã khi tự mình tiếp tay cho việc Trung Cộng khẳng định chủ quyền của họ trên lãnh thổ của mình.
Có lẽ vì thế, Việt Nam đẩy mạnh dư luận tập trung vào biểu tình ở Mỹ.

4/6/2020
Người Buôn Gió
Blog Người Buôn Gió
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn