BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73330)
(Xem: 62240)
(Xem: 39424)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lời khai của bị can

13 Tháng Năm 20206:45 SA(Xem: 1317)
Lời khai của bị can
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Ở bài 3790 và 3791 tôi đã kể về lý do tôi bị đi tù vào năm 1994, năm tôi mới vừa 22 tuổi về tội mua bán chất ma tuý. Tức thuốc phiện.

Thuốc phiện là loại nhựa cây anh túc, được nấu lên rồi lọc qua vải. Sau đó đun cạn nước lọc ấy sệt lại rồi cắt ra từng viên nhỏ. Mỗi viên là một điếu. Hút thuốc phiện khá cầu kỳ, nó phức tạp hơn tất cả các loại ma tuý sau này. Thuốc phiện bàn đèn ngày xưa cùng với hát cô đầu như một thú chơi của dân phong lưu Hà Thành.

Lúc tôi bị bắt, người xét hỏi có hỏi tôi về lý do tôi bán thuốc phiện.

Tôi khai rằng do mình nghiện. Nên bán để có thuốc hút. Họ hỏi tôi hút từ bao giờ, bao nhiêu điếu một ngày.

Tôi hứng lên, nghĩ đằng nào cũng phét lác rồi, bởi tôi có hút thuốc phiện bao giờ đâu.  Tôi nghĩ khai bừa ra , xem bọn công an này làm ăn thế nào. Thế là tôi khai hút từ năm 12 tuổi, mỗi ngày hút 40 điếu.

Không đắn đo gì, gã công an hỏi cung ghi ngay như vậy. Về sau viện kiểm sát, toà án đều dẫn chuyện tôi hút 40 điếu một ngày, từ năm 12 tuổi.

Sau bọn công an cấp tin này cho bọn dư luận viên, chúng cũng y thế rập theo, chúng viết tôi nghiện hút từ năm 12 tuổi, mỗi ngày hút 40 điếu.

Chẳng ai thẩm tra, chẳng ai cần phải xem có đúng thực tế hay không, chỉ cần bị cáo khai có lợi cho cơ quan điều tra là họ ghi vào như thế.

Người ta không cần biết là tôi còn đi học đến cấp 3, rồi tôi đi bộ đội 3 năm. Họ cứ thế đưa tình tiết tôi hút từ năm 12 tuổi đến năm 22 tuổi, mỗi ngày 40 điếu. Một điều cực kỳ vô lý , làm sao có đứa trẻ nào hút được 40 điếu một ngày.  Mỗi điếu thuốc phiện để hút được rất cầu kỳ, phải vê đánh chín trên lửa. Một người lớn mà hút 40 điêú một ngày sẽ mất luôn cả ngày , hai bữa sáng và chiều, chẳng còn làm được gì. Mà cỡ phải giàu có mới có tiền hút như thế. Một thằng trẻ con thì lấy đâu ra tiền để mà hút chừng ấy một ngày ? Và nếu hút với tốc độ như thế từ năm 12 đến năm 22 tuổi cơ thể chỉ còn cái xác khô nếu như còn sống. Chỉ bằng mắt thường nhìn thấy một thanh niên cao 1,67m, nặng 60 kg, cơ bắp săn chắc thì ai cũng biết được không có chuyện ấy. Nhưng cán bộ điều tra xét hỏi ghi vào bản cung như chuyện bình thường.

Chưa ai trên đời này nhìn thấy tôi dùng ma tuý bao giờ, cũng chưa có ai nhìn thấy tôi có biểu hiện của việc dùng ma tuý. Chẳng có nhân chứng, chẳng có vật chứng, một lời khai bát nháo và vô lý đến mắt thường cũng thấy, vậy mà đâu ai thẩm tra, họ cứ ghi vào biên bản. Rồi một lũ viện, toà cứ thế nhai theo. Đến giờ  dư luận viên cũng nhai tiếp như vậy.

Từ ấy tôi rút ra rằng, bọn điều tra nó thấy lời khai nào của bị cáo được việc cho nó, thì nó không bao giờ cần kiểm tra, nó sẽ cho ngay vào biên bản. Không cần vặn vẹo, lý luận làm rõ đúng hay không.

Anh Hồ Duy Hải trong phiên xử sơ thẩm tại TAND tỉnh Long An năm 2008- Ảnh TL Photo RFA Mấy hôm nay nghe bọn bồi bút chúng nại lý do rằng Hồ Duy Hải đã nhận tội, vậy là không còn gì nói nữa,  toà xử thế là đúng rồi.

Tôi từng đọc một câu chuyện thế này về pháp đình ở nước ngoài. Có một gã đã giết 6 người phụ nữ, bằng chứng đã quá đủ, gã cũng nhận tội. Luật sư của gã là một người rất giỏi. Hôm ra toà ông luật sư không hề tranh luận gì. Đến lúc toà chuẩn bị đi vào  để nghị tội, ông luật sư đứng lên nói ý kiến cuối cùng của mình.

Ông chỉ ra ngoài cửa và nói.

- Thưa quý vị, hai trong số 6 người phụ nữ bị giết tôi đã mời đến đây.

Cả toà đều nhìn ra ngoài cửa, không có ai ở đấy cả. Ông luật sư nói.

-  Các vị nhìn theo tôi chỉ, có nghĩa các vị vẫn còn chút hoài nghi, mà nếu còn chút hoài nghi thì quý vị không thể kết tội thân chủ của tôi mức án tử hình.

Ở vụ Hồ Duy Hải còn hàng trăm tình tiết hồ nghi, đến toà án cũng khẳng định cơ quan điều tra có những sai trái. dư luận thì sôi sục việc toà án xử bất công, không tranh luận hết những tình tiết hoài nghi để làm rõ , để có sức thuyết phục. Chỉ dựa vào lời nhận tội của bị cáo và không có tang vật, không có người làm chứng trực tiếp. Chỉ toàn những chứng cứ gián tiếp mang ra kết hợp với lời nhận tội của bị cáo, để rồi kết án.

Hồ Duy Hải có thể phạm tội, có thể không. Nhưng cách điều tra xét xử này của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án như này, thực sự chà đạp lên pháp luật.

Xử án như giải một bài toán, kể cả biết đáp số rồi không thể viết ra là được. Giáo viên phải bắt học sinh đưa ra cách giải chặt chẽ để dẫn đến đáp áp.  Điều hiển nhiên này bất kể một người kiến thứccsơ đẳng về pháp luật đều nhận ra được. Vậy mà cả hệ thống tư pháp không nhận ra.

Nếu cứ xét xử thế này, gặp người nhà nạn nhân hiền lành, cam chịu thì không nói. Nhưng nếu trường hợp mà bị oan, người nhà họ không cam chịu. Có lẽ những người tham gia xét xử phiên toà bất chấp pháp luật, xử theo chỉ đạo, xử vừa lòng cấp trên trong các vụ án gần đây, nên cân nhắc đến hậu quả.

11/5/2020
Người Buôn Gió
Blog Người Buôn Gió
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn