BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73237)
(Xem: 62215)
(Xem: 39394)
(Xem: 31149)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Những thông tin không chính thức

24 Tháng Chín 20197:08 SA(Xem: 999)
Những thông tin không chính thức
50Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
41
Như ở phần 1 đã đề cập đến việc trong nội dung chỉ thị 35 của bộ chính trị CSVN có đoạn nói đến thông tin xuyên tạc, thông tin không chính thức. Phần 2 này bàn đến cái gọi là thông tin không chính thức.

Thông tin không chính thức, hay còn gọi là thông tin mật về nhân sự của đảng, được đảng gọi là thông tin không chính thức, nhằm hạ thấp sự thật của những thông tin này.

Chẳng hạn trước đây những thông tin về khối tài sản của Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch Đà Nẵng được tung ra trên mạng xã hội. Sau đó báo chí có đăng, Thơ là sân sau của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,  cho nên khi thông tin về Thơ lộ ra, Thơ chẳng bị hề hấn gì. Trái lại cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ của đảng CSVN đặt câu hỏi ai được phép đưa tài liệu thuộc diện trung ương quản lý này ra ngoài, như vậy là phạm tội.

Điều này cho thấy đảng CSVN đều có hồ sơ sai trái của cán bộ trong đảng. Nhưng chỉ kẻ nào được chọn làm vật tế thần, thì những hồ sơ sai phạm của kẻ ấy được mớm cho báo chí tung ra gây sức ép dư luận để sau đó cấp cao của đảng ra tay xử lý. Lúc ấy không ai đặt câu hỏi ai là người đưa ra những tài liệu, văn bản mật ấy ?

Nhưng nếu hồ sơ sai phạm của một kẻ được che chắn  như Huỳnh Đức Thơ bị tung ra, ngay lập tức câu hỏi đầy tính buộc tội như ai là kẻ tung hồ sơ ấy ra sẽ ngay lập tức như một lời đe doạ cho ai muốn bàn sâu đến.

Trong đợt vừa rồi quanh vụ AVG, tài liệu mật, thậm chí là tối mật về những công văn trao đổi giữa bộ TTTT và bộ Công An giữa các ông Tô Lâm, Trương Minh Tuấn được tung ra.  Phía Tô Lâm định áp dụng bài cũ với lập luận ai là kẻ tung tài liêụ mật này để dòng quy tội đối thủ. Nhưng đối thủ của Tô Lâm đẳng cấp hơn, đã lập luận rằng tại sao những tài liệu này được xếp vào loại mật?

Để có được những văn bản mật ký kết giữa hai bộ với nhau, phải là người cấp trên của hai bộ ấy mới có được. Cấp trên hai bộ này lúc đó là những ông như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng.

Ông Hùng đã ra ngoài cuộc chơi, ông Dũng tuyên bố đời ông chả kỷ luật ai, ông Trọng mà muốn xử ông Tô Lâm thì việc đã xong từ lâu.

Duy nhất có ông Trương Tấn Sang, người theo đuổi vụ AVG này từ nhiều năm nay, ông Sang chính là người mang những hồ sơ này đi cung cấp cho báo chí viết , như trường hợp Phạm Việt Thắng ở Nghệ An mới đây và nhóm Công Khế, Huy San, Lưu Trọng Văn, Hoàng Hải Vân...trước kia.
TruongTanSang
Gần đây nhóm kỳ cựu đánh hơi giỏi như Huy San, Công Khế, Hải Vân thấy tình hình có thể  khó đánh bật Tô Lâm ra khỏi đại hội 13, nên đã không dám ra mặt công khai. Chỉ có số sau này muốn như Phạm Việt Thắng, Lưu Trọng Văn, Phan Trí Đỉnh và một số nhà báo trẻ tuổi háo danh muốn thể hiện là còn hăng hái.

Tình hình đại hội đảng CSVN khoá 13 này có lẽ sẽ không có sự đấu đá gay cấn như đại hội 12, mọi thứ hình như cơ cấu các phe cũng đã tạm ổn. Duy có phe ông Tư Sang là còn chưa hài lòng. Cái ông Sang muốn là một đàn em của ông phải có một suất trong nhóm tứ trụ, thông qua đó ông còn có ảnh hưởng để đe nẹt các doanh nghiệp lớn phải quỵ luỵ ông.

Một trong hai suất tứ trụ mà ông Tư Sang muốn đệ tử của mình là Trương Hoà Bình, người đồng hương cùng họ Trương lãnh nhận là chức chủ tịch nước hay thủ tướng.

Phe ông Tư Sang tung ra tài liệu đánh Tô Lâm và Nguyễn Văn Bình hai ứng cử viên tiềm năng vào tứ trụ trong đại hội tới dưới những cái tên như Nguyễn Văn Tung, Việt Hoàng. Nhưng đợt tấn công lần này chưa đủ mạnh, vì thiếu sự tham gia của những nhà báo tên tuổi như Công Khế, Huy Đức, Hoàng Hải Vân. Thiếu luôn cả báo chí chính thống ra mặt góp sức.

Nhóm Công Khế, Hải Vân đã tìm được minh chủ khác là Nguyễn Xuân Phúc, tuy họ muốn là những người nổi danh chống quan chức tiêu cực, nhưng chỉ khi nào họ cảm thấy việc chống quan chức nào đó có khả năng thành công lớn thì họ mới nhập cuộc. Huy San cũng mục đích như vậy, nói thêm nếu Huy San có tham gia đánh Tô Lâm, Bình Ruồi lần này mà không thành, chắc chắn ở nhiệm kỳ sau, nơi ở của Huy San là trong B34, vì những lần trước kia đã mạt sát hai gã uỷ viên BCT này.

Nguyễn Văn Bình và Tô Lâm là hai kẻ có tài, hữu ích cho cho chế độ CSVN hiện nay. Bình khá tinh ranh trong việc điều hoà những luồng chảy kinh tế ngầm của chế độ cộng sản độc tài, Tô Lâm thì khỏi nói, cứ nhìn phong trào dân chủ, biểu tình chống Trung Quốc dưới thời ông ta làm bộ trưởng CA thì thấy rõ.

Những gì hữu ích cho chế độ độc tài chẳng phải là điều đáng khen.

Cho những cái tên lạ hoắc như Nguyễn Văn Tung, Hoàng Việt trưng tài liệu mật đánh Tô Lâm lên mạng xã hội là điều sai lầm của ông Tư Sang. Lẽ ra ông phải dùng những bí mật về bọn đàn em báo chí của mình như Công Khế, Huy San...ép chúng phải có những bài mở đường trước về sai phạm của Tô Lâm. Tiếp đến mới cho Văn Tung, Hoàng Việt đưa ra văn bản mật, như thế mới gây được hiệu quả có thể thành công như ý. Cách thức chiến đấu như thế sẽ khiến lòng dân sôi sục, các đại biểu cảm thấy vững tin để chất vất gây mất uy tín đối thủ, cuối cùng dẫn đến ông Trọng phán quyết hình thức kỷ luật để cá nhân ông Trọng được tiếng là người đốt lò vĩ đại.

Chỉ còn dăm ba kỳ họp trung ương đảng nữa là kết thúc nhiệm kỳ khoá 12, thời gian không còn nhiều, rất mong những nước đi tiếp tới, ông Tư Sang có những đòn quyết liệt hơn, huy động được nhiều quân hơn vào cuộc, gây nên những điều kỳ thú trong thời gian tới.

Người Buôn Gió
20/9/2019
Nguồn : Blog Người Buôn Gió
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn