ẢNH HƯỞNG CỦA THÁNH THOMAS AQUINAS VỀ CÔNG LÝ – HÒA BÌNH VÀ THỂ CHẾ XÃ HỘI DÂN CHỦ TRÊN TƯ TƯỞNG ĐẤU TRANH NHÂN QUYỀN CỦA LƯU HIỂU BA, KHÔI NGUYÊN GIẢI NOBEL HOÀ BÌNH 2010
Nguyên tác: Thay đổi chế độ bằng cách thay đổi xã hội
Tác giả: Lưu Hiểu Ba 2006
Bản dịch: Phạm Hương Sơn
Chúng ta đã từng có trên hai mươi năm đổi mới, nhưng do bởi sự ích kỷ ngạo mạn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trên quyền lực chính trị và sự phân tán lực lượng dân sự, trong đoản kỳ tôi không thấy bất cứ lực lượng chính trị nào có khả năng thay đổi chế độ, cũng như không có bất kỳ khối lực tư tưởng tự do nào trong tầng lớp của các viên chức nắm quyền hành, giống như một Gorbachev [1] hoặc một Tưởng Kinh Quốc (Chiang Ching-kuo) [2], và không có cách thế nào để cho xã hội dân sự xây dựng được quyền lực chính trị tương xứng để làm đối thủ với chính quyền chính thức. Và như vậy, quá trình chuyển đổi của Trung Quốc để trở thành một xã hội tự do hiện đại bị bắt buộc phải dần dà và đầy những uốn khúc khó ngờ. Chiều dài của lượng thời gian cần thiết cho quá trình này có thể vượt trên cả những ước tính bảo thủ nhất.
Đồng thời, về mặt đối lập với các sức mạnh của chế độ Đảng CS Trung Quốc, xã hội dân sự vẫn còn yếu, công dân không đủ can đảm, sự khôn ngoan chưa đạt mức trưởng thành; xã hội dân sự vẫn còn ở trong những giai đoạn đầu của sự phát triển, và do đó không có cách nào để vun đắp trong một thời gian ngắn, một lực lượng chính trị phù hợp với nhiệm vụ thay thế chế độ Cộng sản. Trong tình hình như vậy, sự thay đổi trong hệ thống chính trị của Trung Quốc và chế độ hiện hành của nó – bất cứ chương trình, kế hoạch, hoặc thậm chí hành động nào nhằm tìm kiếm thành công tức thời – có thể chẳng khác gì hơn là những tòa lâu đài trong không khí.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tuyệt đối không có hy vọng gì cho tương lai của một Trung Quốc tự do. Bởi vì bầu trời chính trị của Trung Quốc trong thời kỳ hậu-Mao không còn có thể bị đơn thương độc mã che mờ bởi một nhà cai trị độc tài toàn trị, thay vào đó, nó đã thừa nhận hai sắc thái: bóng tối và ánh sáng. Tương tự như vậy, mối quan hệ giữa cán bộ và nhân dân cũng không còn trong cách mà chẳng ai dám nói ra điều gì, ngoài việc hô to khẩu hiệu “Vạn tuế Hoàng đế.” Thay vào đó, sự cứng rắn trong chính trị của nhà cầm quyền và sự thức tỉnh của người dân về các quyền của họ, sự đàn áp chính thức công khai và sự đối kháng dân sự cùng một lúc tồn tại bên cạnh nhau. Hệ thống vẫn chuyên quyền như trước, nhưng xã hội không còn ngu dốt nữa, các quan chức nhà nước vẫn chuyên chế như trước, nhưng các phong trào bảo vệ quyền công dân cứ tiếp tục phát sinh, cuộc khủng bố của các điều tra thẩm vấn văn học vẫn còn đó, nhưng nó không còn có thể tạo ra khả năng răn đe của thủ đoạn “giết một đứa để hù cả đám còn lại”, chính sách “nhận diện kẻ thù” của chế độ vẫn không thay đổi, nhưng những “cá nhân nhạy cảm chính trị” không còn đáng sợ như những tên mang “bệnh dịch” bị mọi người xa lánh.
Quá trình chuyển đổi của Trung Quốc vào một xã hội hiện đại, tự do bắt buộc sẽ phải dần dà và đầy những uốn khúc khó ngờ. Chiều dài của lượng thời gian cần thiết cho quá trình này có thể vượt trên cả những ước tính bảo thủ nhất.
Trong thời kỳ Mao, để cho việc kiểm soát độc tài toàn trị cá nhân được thiết lập, bốn điều kiện chủ yếu sau đây phải được đáp ứng cùng một lúc:
1. Quốc hữu hóa toàn diện, dẫn đến không có quyền tự chủ kinh tế cá nhân dưới bất cứ dạng thức nào, chuyển chế độ thành một vú em toàn năng cho đồng bào của chúng ta, và làm cho người dân phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ về mặt kinh tế từ khi nằm trong nôi cho đến lúc xuống huyệt;
2. Tất cả mọi tổ chức vây bủa tràn ngập, dẫn đến việc mất hoàn toàn tự do cá nhân, chuyển các tổ chức thành các chứng nhận duy nhất về tình trạng pháp lý cho đồng bào của chúng ta và họ khó có thể bước một bước nếu họ rời khỏi tổ chức, và làm cho họ phụ thuộc vào chế độ đến mức mà nếu không có nơi trú ẩn của tổ chức, thì họ không còn hiện diện trong xã hội nữa;
3. Sự cứng rắn chuyên chế của bộ máy độc tài bạo lực đối với toàn bộ cơ chế xã hội, bầu khí độc tài được tạo ra bởi một quy luật khắc nghiệt của con người và bởi một tâm lý thù địch, nơi mà mọi công dân được đúc thành một người lính, việc cảnh giác và theo dõi tràn ngập bủa vây và đồng loạt ở khắp mọi nơi, cho đến mức mà mọi cặp mắt đều trở thành thiết bị giám sát và mỗi người đều bị giám sát bởi đơn vị công tác của mình, ủy ban khu phố, hàng xóm, và thậm chí bằng cả người thân và bạn bè.
4. Tâm thần chuyên chế được áp đặt trên toàn cõi quốc gia bởi một hệ tư tưởng của khối quyền lực gắn bó ghê gớm và quyền lực truyền cảm hứng, và các phong trào quần chúng với quy mô lớn trở nên nơi sùng bái cá nhân cực đoan và quyền lãnh tụ, để tạo ra một loại điều khiển tâm trí với một bộ não quyết định những gì mọi người suy nghĩ, và là nơi những phần tử “bất đồng chính kiến” nhân tạo không những chỉ bị bức hại về kinh tế, chính trị, và địa vị xã hội, nhưng còn là nơi để chịu đựng những sỉ nhục tư cách, nhân phẩm, và tinh thần, cái gọi là “phê bình kiểm điểm cho đến khi chúng gục xuống và bốc mùi” mà trong thực tế, là một thứ chuyên chế kép trên cả hai mặt thể chất lẫn tinh thần, đến mức độ mà đại đa số các nạn nhân phải chịu quy hàng vào loại tâm thần độc tài này để tham gia vào những cuộc tự sỉ nhục công khai bất tận.
Tuy nhiên, trong thời kỳ hậu-Mao, xã hội hoàn toàn dựa trên các cơ quan công quyền chính thức không còn tồn tại nữa. Một biến đổi lớn lao hướng về lý thuyết đa nguyên trong xã hội đã xảy ra, và nhà cầm quyền không còn có thể hoàn toàn kiểm soát toàn bộ xã hội được nữa. Sự tăng trưởng liên tục của các nguồn vốn tư nhân đã gậm mòn nền tảng kinh tế của chế độ, sự tan rã ngày càng gia tăng của các hệ thống giá trị đang thách thức hệ tư tưởng của chế độ, sự liên tục mở rộng các bảo vệ của quyền dân sự đang gia tăng mối thách thức đối với sức mạnh của các quyền lực độc đoán của các quan chức chính phủ, và sự gia tăng đều đặn của lòng can đảm công dân đang làm cho hiệu quả của sự khủng bố chính trị héo úa đi từng ngày.
Một biến đổi lớn lao hướng về lý thuyết đa nguyên trong xã hội đã xảy ra, và nhà cầm quyền không còn có thể hoàn toàn kiểm soát toàn bộ xã hội được nữa.
Đặc biệt kể từ Ngày Bốn Tháng Sáu, ba trong bốn trụ cột chính cần thiết cho việc thiết lập các lề lối độc tài cá nhân đã đi vào các giai đoạn khác nhau của sự suy tàn và thậm chí sụp đổ. Sự phụ thuộc kinh tế cá nhân [vào chế độ] đã dần dần được thay thế bởi sự độc lập cá nhân, và các sinh hoạt được thực hiện thông qua những nỗ lực của chính mình đã cho các cá nhân cơ sở vật chất cho sự lựa chọn tự trị, cũng cùng khi mang lại lợi ích đa dạng cho xã hội. Sự phụ thuộc cá nhân vào các tổ chức đã dần dần được thay thế bằng một chút ít tự do cá nhân: người dân Trung Quốc không còn cần phải sống trong các tổ chức vì không có những lựa chọn khác thay thế, thời đại mà khi khó có thể bước một bước, nếu họ không thuộc về tổ chức, đã biến mất, không bao giờ trở lại. Xã hội Trung Quốc đang dần tiến tới sự tự do di chuyển, lưu động, và lựa chọn nghề nghiệp.
Trong lĩnh vực tư tưởng, sự thức tỉnh của ý thức cá nhân và nhận thức về quyền của một con người đã dẫn đến sự sụp đổ của hệ tư tưởng vĩ đại thống nhất chính thức và sự đa dạng hóa trong hệ thống các giá trị đã buộc chính phủ phải miễn cưỡng điều chỉnh lại những lầm lẫn trong hệ tư tưởng của họ và tìm lời bào chữa cho những điều chỉnh thụ động đó; một hệ thống giá trị dân sự, độc lập với hệ thống giá trị quan liêu đang dần dần định hình, và mặc dù sự truyền bá giáo điều bằng dối trá và việc kiểm soát ngôn từ vẫn đang tiếp tục, sức mạnh thuyết phục [của nhà cầm quyền] đã giảm thiểu rõ ràng. Các cuộc cách mạng thông tin mở ra bởi Internet một cách đặc thù đã nhân lên và làm đa dạng các kênh tiếp cận thông tin và các diễn đàn công dân, gây ra sự thất bại cơ bản của các phương tiện kiểm soát được sử dụng bởi các cơ quan chính phủ để ngăn chặn thông tin và cấm cản các thảo luận chính trị.
Sự vĩ đại của đối kháng bất bạo động là ngay cả khi con người phải đối mặt với một bạo quyền hung hiểm và với hậu quả khổ đau, nạn nhân sẽ phản ứng với thù ghét bằng tình yêu, với thành kiến bằng sự khoan dung, với kiêu ngạo bằng sự khiêm nhường, với hạ nhục bằng nhân cách, và với bạo lực bằng lý trí.
Trong số bốn trụ cột của nguyên tắc độc tài toàn trị, chỉ còn lại sự tập trung chính trị và đàn áp thẳng thừng của nó. Tuy nhiên, vì một mô hình xã hội nơi mà sự công chính và công lý nằm trong xã hội dân sự trong khi quyền lực nằm trong các cơ quan cầm quyền đã từng bước được hình thành, sự chuyên chế hai mặt trong thời đại Mao – kỷ nguyên đàn áp xác thịt và chà đạp về tinh thần – không còn nữa, và đã có một sự suy giảm đáng kể trong hiệu quả của chủ nghĩa khủng bố chính trị. Đương khi chính phủ đàn áp của các nạn nhân của mình, nó không còn có tác dụng hai mặt của việc sử dụng nhà tù để tước đoạt tự do cá nhân và cũng để sử dụng những lời chỉ trích đại chúng mà làm nhục nhân phẩm của họ. Sự đàn áp chính trị có thể gây cho nạn nhân phải chịu thiệt hại kinh tế, có thể tước đoạt tự do cá nhân của họ, nhưng nó là không thể gây thiệt hại cho uy tín xã hội của họ, và thậm chí ít có khả năng hơn đặt họ vào trong vòng vây qua cô lập xã hội, và do đó nó không thể tiêu diệt toàn vẹn nhân phẩm của họ. Ngược lại, nó đã dần dần trở thành một phương tiện để thúc đẩy tầm vóc đạo đức của các nạn nhân, cung hiến cho họ những danh dự như “lương tâm công dân” hoặc “anh hùng của sự thật,” trong khi bọn côn đồ (thugs) được chính phủ thuê đã trở thành những công cụ để “làm công việc bẩn thỉu”. Chẳng những đa số những người bị đàn áp không còn cầu xin sự tha thứ từ các cơ quan nhà nước thông qua những lời tự phê bình vô tận hoặc thực hiện các việc tự sỉ nhục trong công cộng, trái lại, phần đông đã có khả năng truyền cảm hứng cho sự kính trọng do sự dấn thân của họ cho công lý khi họ tự vệ dưới áp lực của các tổ chức lớn, đang đặt tổ chức Đảng Cộng sản và các tòa án vào vị trí luân lý của bị cáo.
Trong khi đó, sau sự sụp đổ của chế độ toàn trị cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu, xu hướng toàn cầu hướng tới tự do hóa và dân chủ hóa đã đạt được sức mạnh từng ngày. Áp lực từ các đường lối ngoại giao đề cao nhân quyền của dòng lũ các quốc gia và từ các tổ chức nhân quyền quốc tế đã làm cho cái giá phải trả để duy trì một hệ thống các chế độ độc tài và khủng bố chính trị ngày càng tăng cao, trong khi hiệu quả và khả năng ngăn chặn do các cuộc khủng bố chính trị công khai tiếp tục giảm sút, đã ép buộc chế độ Cộng sản Trung Quốc đặt ra những “Màn Trình Diễn Nhân quyền” và “Màn Trình Diễn Dân chủ” để ứng xử cho cả hai mặt nội trị trong nước và phản ứng đối với nước ngoài.
Nói cách khác, dù đó là việc thực hành muôn thuở của công cuộc đối kháng bất bạo động, hoặc do dự đoán rằng hệ thống tự do sẽ là Điểm Tận Cùng của Lịch Sử [3] tất cả các [lý thuyết] này cuối cùng đều hấp dẫn đối với các khía cạnh tâm linh của bản chất con người. Con người không chỉ tồn tại về thể chất, mà còn về tâm linh, con người sở hữu một ý thức đạo đức mà cốt lõi của nó là phẩm giá của con người. Việc đề cao nhân phẩm của chúng ta là nguồn gốc tự nhiên cho ý thức về công lý của chúng ta. Khi một hệ thống hay một quốc gia cho phép tất cả mọi người được sống trong nhân phẩm của mình, nó có thể đạt được sự chấp thuận tự phát từ người dân, đó là cách Thánh Thomas Aquinas [4] hiểu về đạo đức chính trị: Việc quản trị tốt trong nhân đức không chỉ nằm trong việc duy trì trật tự, nhưng [thậm chí] quan trọng hơn là sự thiết lập phẩm giá con người. [Nếu chính quyền hành xử] ngược lại, [chính quyền đó] sẽ khiêu khích các hình thức đối kháng khác nhau, với sự phản đối do lương tâm là một trong số các hình thức chủ yếu. Lý do tại sao các hệ thống tự do có thể dần dần thay thế các chế độ độc tài khi Chiến tranh Lạnh kết thúc có thể được xem như là Kết Thúc của Lịch Sử, nằm ngay trong thực tế là các hệ thống trước [hệ thống tự do] công nhận và tôn trọng phẩm giá con người, trong khi các hệ thống sau [chế độ độc tài] không công nhận phẩm giá con người và đã bôi tro trát trấu hê thống tự do bằng cách kéo nó vào trong bụi mù.
Sự vĩ đại của đối kháng bất bạo động là ngay cả khi con người phải đối mặt với một bạo quyền hung hiểm và với hậu quả khổ đau, nạn nhân sẽ phản ứng với thù ghét bằng tình yêu, với thành kiến bằng sự khoan dung, với kiêu ngạo bằng sự khiêm nhường, với hạ nhục bằng nhân cách, và với bạo lực bằng lý trí.
Điều đó có nghĩa là, các nạn nhân, với tình yêu khiêm tốn và đầy nhân cách, chủ động kêu mời các tác nhân tạo hoạn nạn quay trở về với các quy tắc của lý trí, hòa bình, và lòng thương cảm, qua đó vượt ra các vòng luẩn quẩn của việc “thay thế một chế độ độc tài bằng một chế độ độc tài khác.”
Sự cải cách trọn vẹn từ dưới lên trên đòi hỏi khả năng tự ý thức trong lòng người dân, và sự tự khởi xướng, lòng kiên trì, và sự liên tục mở rộng các phong trào bất tuân dân sự (civic disobedience), hoặc các phong trào bảo vệ nhân quyền giữa nhân dân.
Trong một xã hội bất-tự do bị cai trị bởi một chế độ độc tài, với tiền đề tạm thời không có quyền lực, để có thể thay đổi bản chất độc tài của chế độ, những phương cách công dân nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi của xã hội Trung Quốc từ dưới lên trên mà tôi được biết, gồm những điều như sau:
1. Các phong trào bất bạo động để bảo vệ các quyền con người không nhằm mục đích đọat giữ quyền lực chính trị, nhưng cam kết xây dựng một xã hội nhân đạo mà con người có thể sống xứng với nhân phẩm. Nghĩa là, nó cố gắng để mở rộng một xã hội dân sự độc lập bằng cách thay đổi cách mọi người sống – lối sống của dốt nát , hèn nhát và sẵn sàng làm nô lệ – bằng trước tiên nỗ lực để mở rộng không gian và nguồn lực cho xã hội dân sự ở những nơi mà sự kiểm soát của cơ quan chính phủ yếu kém, và tiếp theo sau đó là đối kháng bất bạo động kéo dài để dồn nén không gian xã hội nằm dưới sự kiểm soát bởi các cơ quan chính phủ, và sau đó bằng cách gia tăng giá mà các chính phủ độc tài phải trả để kiểm soát các lĩnh vực dân sự, hình thành một mô hình về tiến trình dần dà từng tấc một cho quyền tự do dân sự, từ các thua thiệt do co rút sức mạnh của các cơ quan chính phủ.
2. Các phong trào bảo vệ quyền bất bạo động không cần phải theo đuổi một mục tiêu lớn của sự biến đổi toàn bộ. Thay vào đó, nó cam kết đưa tự do vào thực hành trong cuộc sống hàng ngày thông qua khởi đầu của các ý tưởng, bày tỏ ý kiến và hành động bảo vệ các quyền, và đặc biệt là thông qua sự tích tụ liên tục của mỗi và mọi trường hợp bảo vệ quyền, để tích lũy nguồn lực đạo đức và công lý, nguồn lực tổ chức, và kinh nghiệm điều động trong lĩnh vực dân sự. Khi các lực lượng dân sự chưa đủ mạnh để thay đổi môi trường vĩ mô chính trị rộng lớn, họ ít nhất có thể dựa vào lương tâm cá nhân và nhóm hợp tác nhỏ để thay đổi môi trường vi chính trị nhỏ trong tầm tay của họ. Ví dụ, các cuộc nổi loạn của các phóng viên cao cấp, như Lu Yuegang và Lý Đại Đồng, chống lại với hệ thống thông tin chính thức cuối cùng đạt được kết quả là một chức năng của tính đúng đắn trong môi trường nhỏ của tờ China Youth Daily.
3. Bất kể năng lực phủ nhận tự do của một chế độ và tổ chức của nó là vĩ đại đến chừng nào, mỗi cá nhân vẫn phải chiến đấu với hết khả năng của mình để sống như một người tự do, nghĩa là, làm mọi nỗ lực để sống một cuộc sống trung thực với nhân phẩm. Trong bất kỳ xã hội nào bị cai trị bởi chế độ độc tài, khi những người theo đuổi tự do công khai tiết lộ thông tin và thực hành những gì họ nói, miễn là họ ứng xử để không sợ hãi trong các chi tiết nhỏ của cuộc sống hàng ngày, những gì họ nói và làm trong cuộc sống hàng ngày sẽ trở thành lực lượng cơ bản để lật đổ hệ thống nô lệ. Nếu bạn tin rằng bạn có một lương tâm con người cơ bản và nếu bạn nghe theo tiếng gọi của nó, thì bạn nên trưng bày nó và để nó chiếu sáng dưới ánh sáng mặt trời của công luận, để cho mọi người nhìn thấy nó và, đặc biệt là, để cho các nhà độc tài nhìn thấy nó.
4. Mỗi người nên bền bỉ cam kết vào các giá trị tự do, theo đuổi các nguyên tắc của lòng khoan dung, và thúc đẩy trao đổi đa phương, đặc biệt là khi những tiếng nói khác nhau và các lựa chọn khác nhau phát sinh trong nhân dân; và mỗi người cần coi các giao dịch cấp thấp như là một bổ sung cho cho các đối kháng cấp cao, hơn là xem mình như là một anh hùng tuyệt đối và quy trách một cách bất hợp lý. Bởi vì cho dù ngay cả việc thi hành đạo đức thì khác với thi hành chính trị, nó vẫn còn cách khá xa lòng khoan dung mà chủ nghĩa tự do đòi hỏi. Rằng một cá nhân sẵn sàng trả một mức giá tuyệt đối cho những lý tưởng mà họ chọn không phải là biện minh cho việc ép buộc người khác phải hy sinh cho lý tưởng của mình tương tự như thế.
5. Cho dù một người trong hay ngoài cuộc của hệ thống, cho dù làm việc kể từ trên xuống hoặc dưới lên, mỗi người nên tôn trọng quyền của người khác để lên tiếng nói. Ngay cả các báo cáo và hành động của những người thuộc chính phủ – miễn là họ không áp chế trên các ngôn từ độc lập trong người dân và trên các phong trào đòi quyền – nên được coi là một thăm dò hữu ích của các chiến lược chuyển đổi và quyền ngôn luận của họ nên được tôn trọng đầy đủ. Những người ủng hộ chuyển đổi từ trên xuống nên duy trì sự tôn trọng đầy đủ cho các khám phá của những người làm việc từ dưới lên trong nhân dân. Với tiền đề tôn trọng lẫn nhau và đối xử bình đẳng, các tranh chấp và đối thoại giữa những người ủng hộ của phía trên xuống và các vị trí từ dưới lên sẽ tạo ra một đóng góp hữu ích hơn trong việc định hình cho một sự đồng thuận phổ biến trên các quỹ đạo chuyển đổi. Đây là ý nghĩa của câu nói, “Mọi con đường đều dẫn tới Rome.”
Tuy nhiên, khoan dung không có nghĩa là sự đồng ý ngầm với độc tài, cũng không có nghĩa là chìm vào vũng lầy của thuyết tương đối toàn bộ. Điểm mấu chốt cho vị trí phi chính phủ tự do là, cụ thể, đối lập cứng rắn với bất kỳ hính thức đàn áp nào của chính quyền bằng vũ lực nhắm vào lời nói và hành động của người dân, dưới bất cứ hình thức đàn áp nào đưọc dùng đến như, đe dọa, hối lộ, cải chính, trục xuất, cấm đoán, bắt giữ hoặc qua pháp luật.
6. Thể cách thông thường về cách đối đầu thay vì trốn tránh một quyền lực độc tài luôn hiện diện là: đặt vào tay mỗi người cái sáng kiến để cải thiện tình trạng cho dân số không có quyền, thay vì ghim hy vọng vào sự xuất hiện của một bậc thầy giác ngộ hay nhà cai trị nhân từ. Trong việc điều động chiến lược giữa xã hội dân sự và chính phủ, bất kể chính sách chính thức có thể thay đổi thế nào, điều quan trọng nhất là khuyến khích và hỗ trợ các phong trào bảo vệ quyền dân sự và giữ vững vị trí độc lập của xã hội dân sự. Đặc biệt là trong một tình huống mà một cá nhân đơn độc đang đối đầu với sự quản trị xấu giữa những điệp khúc ca tụng, ta phải có cam quyết với các chỉ trích và chống đối chế độ độc tài, từ vị trí của người ngoài cuộc. Khi định sách của chính phủ là cứng, người ta phải bó buộc trở nên linh hoạt, khi thái độ của chính phủ nới lỏng, người ta phải tận dụng lợi thế của nó để mở rộng nguồn lực dân sự và không gian dân sự. Trong lúc hỗ trợ các chính sách khai sáng trong hệ thống, ta vẫn phải giữ vững vị trí của một người ngoài và kiên trì trong những lời chỉ trích.
Bất kể năng lực phủ nhận tự do của một chế độ và tổ chức của nó là vĩ đại đến chừng nào, mỗi cá nhân vẫn phải chiến đấu với hết khả năng của mình để sống như một người tự do, nghĩa là, làm mọi nỗ lực để sống một cuộc sống trung thực với nhân phẩm.
Tóm lại, tiến trình chuyển đổi của Trung Quốc hướng tới một xã hội tự do sẽ chủ yếu dựa vào sự cải thiện dần dần từ dưới lên và không phải là từ trên xuống trong cuộc cách mạng với “phong thái Tưởng Kinh Quốc”" [5] Sự cải cách từ dưới lên đòi hỏi phải có ý thức tự trong nhân dân, và tự khởi đầu, kiên trì, và liên tục mở rộng các phong trào bất tuân dân sự hoặc các phong trào bảo vệ quyền nơi người dân. Nói cách khác, hãy theo đuổi các lực lượng tự do và dân chủ trong nhân dân, không nên theo đuổi việc xây dựng lại xã hội thông qua sự thay đổi chế độ cực đoan, nhưng thay vào đó hãy sử dụng các thay đổi dân dần trong xã hội để bắt buộc chế độ thay đổi. Đó là, dựa vào sự tăng trưởng liên tục của xã hội dân sự để cải cách một chế độ thiếu hợp pháp.
Liu Xiaobo
Phạm Hương Sơn chuyển ngữ
(Nguồn: FP Magazine online)
Ghi chú:
1. Mikhail Sergeyevich Gorbachev (sinh 1931) là người thứ hai từ cuối cùng làm Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô, phục vụ từ năm 1985 đến năm 1991, và cuối cùng là người đứng đầu nhà nước của Liên Xô, phục vụ từ năm 1988 cho đến khi sụp đổ vào năm 1991 . ^
2. Chiang Ching-kuo (蒋经国; 1910-1988 – Tưởng Kinh Quốc) thuộc Quốc Dân Đảng (KMT) chính trị gia và nhà lãnh đạo và là con trai của Tưởng Giới Thạch. Ông lần đầu tiên làm Thủ tướng (1972-1978), và sau đó làm Tổng thống Cộng hòa Trung Hoa (Trung Hoa Dân Quốc) từ năm 1978 đến khi mất vào năm 1988. Trong nhiệm kỳ của ông, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, trong khi độc tài, trở nên cởi mở và khoan dung đối với các bất đồng chính trị. Về cuối đời, Chiang nới lỏng các kiểm soát của chính phủ về các phương tiện truyền thông và ngôn luận. ^
3. Trong một bài báo mang tên “The End of History?” Được xuất bản trên tạp chí The National Interest vào mùa hè năm 1989, Francis Fukuyama (sinh 1952) lập luận rằng “một sự nhất trí đáng chú ý liên quan đến tính hợp pháp của thể chế dân chủ tự do như là một hệ thống chính phủ đã xuất hiện trên toàn thế giới trong vài năm qua, vì nó chinh phục các hệ tư tưởng đối thủ như chế độ quân chủ cha truyền con nối, chủ nghĩa phát xít, và gần đây nhất là chủ nghĩa cộng sản “.” Hơn nữa, Fukuyama cho rằng dân chủ tự do có thể tạo thành điểm “cuối” của cuộc tiến hóa trong tư tưởng nhân loại và là “hình thức cuối cùng của chính quyền nhân sự” và như vậy tạo thành các” kết thúc của lịch sử. “Francis Fukuyama,” The End of History and the Last Man” (Penguin, 1992). ^
4. Saint Thomas Aquinas (khoảng 1225-1274) là một linh mục Công giáo La Mã thuộc Dòng Dominican (Đa Minh), được nhiều người cho là nhà thần học và triết học vĩ đại nhất của Giáo Hội. Ý tưởng của Ngài tạo ảnh hưởng sâu rộng trên tư tưởng Tây phương, với nhiều triết học hiện đại được hình thành như là một phản ứng chống lại, hoặc đồng thuận với triết học Thomas Aquinas, đặc biệt trong các lĩnh vực đạo đức, luật tự nhiên và lý thuyết chính trị. ^
5. Năm 1987, Tổng thống Chiang Ching-kuo chấm dứt thiết quân luật tại Đài Loan, và bắt đầu một quá trình dần dần tự do hóa chính trị, cho phép các nhóm đối lập hình thành.
Theo Người Việt Boston
Nguyên tác: Thay đổi chế độ bằng cách thay đổi xã hội
Tác giả: Lưu Hiểu Ba 2006
Bản dịch: Phạm Hương Sơn
Chúng ta đã từng có trên hai mươi năm đổi mới, nhưng do bởi sự ích kỷ ngạo mạn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trên quyền lực chính trị và sự phân tán lực lượng dân sự, trong đoản kỳ tôi không thấy bất cứ lực lượng chính trị nào có khả năng thay đổi chế độ, cũng như không có bất kỳ khối lực tư tưởng tự do nào trong tầng lớp của các viên chức nắm quyền hành, giống như một Gorbachev [1] hoặc một Tưởng Kinh Quốc (Chiang Ching-kuo) [2], và không có cách thế nào để cho xã hội dân sự xây dựng được quyền lực chính trị tương xứng để làm đối thủ với chính quyền chính thức. Và như vậy, quá trình chuyển đổi của Trung Quốc để trở thành một xã hội tự do hiện đại bị bắt buộc phải dần dà và đầy những uốn khúc khó ngờ. Chiều dài của lượng thời gian cần thiết cho quá trình này có thể vượt trên cả những ước tính bảo thủ nhất.
Đồng thời, về mặt đối lập với các sức mạnh của chế độ Đảng CS Trung Quốc, xã hội dân sự vẫn còn yếu, công dân không đủ can đảm, sự khôn ngoan chưa đạt mức trưởng thành; xã hội dân sự vẫn còn ở trong những giai đoạn đầu của sự phát triển, và do đó không có cách nào để vun đắp trong một thời gian ngắn, một lực lượng chính trị phù hợp với nhiệm vụ thay thế chế độ Cộng sản. Trong tình hình như vậy, sự thay đổi trong hệ thống chính trị của Trung Quốc và chế độ hiện hành của nó – bất cứ chương trình, kế hoạch, hoặc thậm chí hành động nào nhằm tìm kiếm thành công tức thời – có thể chẳng khác gì hơn là những tòa lâu đài trong không khí.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tuyệt đối không có hy vọng gì cho tương lai của một Trung Quốc tự do. Bởi vì bầu trời chính trị của Trung Quốc trong thời kỳ hậu-Mao không còn có thể bị đơn thương độc mã che mờ bởi một nhà cai trị độc tài toàn trị, thay vào đó, nó đã thừa nhận hai sắc thái: bóng tối và ánh sáng. Tương tự như vậy, mối quan hệ giữa cán bộ và nhân dân cũng không còn trong cách mà chẳng ai dám nói ra điều gì, ngoài việc hô to khẩu hiệu “Vạn tuế Hoàng đế.” Thay vào đó, sự cứng rắn trong chính trị của nhà cầm quyền và sự thức tỉnh của người dân về các quyền của họ, sự đàn áp chính thức công khai và sự đối kháng dân sự cùng một lúc tồn tại bên cạnh nhau. Hệ thống vẫn chuyên quyền như trước, nhưng xã hội không còn ngu dốt nữa, các quan chức nhà nước vẫn chuyên chế như trước, nhưng các phong trào bảo vệ quyền công dân cứ tiếp tục phát sinh, cuộc khủng bố của các điều tra thẩm vấn văn học vẫn còn đó, nhưng nó không còn có thể tạo ra khả năng răn đe của thủ đoạn “giết một đứa để hù cả đám còn lại”, chính sách “nhận diện kẻ thù” của chế độ vẫn không thay đổi, nhưng những “cá nhân nhạy cảm chính trị” không còn đáng sợ như những tên mang “bệnh dịch” bị mọi người xa lánh.
Quá trình chuyển đổi của Trung Quốc vào một xã hội hiện đại, tự do bắt buộc sẽ phải dần dà và đầy những uốn khúc khó ngờ. Chiều dài của lượng thời gian cần thiết cho quá trình này có thể vượt trên cả những ước tính bảo thủ nhất.
Trong thời kỳ Mao, để cho việc kiểm soát độc tài toàn trị cá nhân được thiết lập, bốn điều kiện chủ yếu sau đây phải được đáp ứng cùng một lúc:
1. Quốc hữu hóa toàn diện, dẫn đến không có quyền tự chủ kinh tế cá nhân dưới bất cứ dạng thức nào, chuyển chế độ thành một vú em toàn năng cho đồng bào của chúng ta, và làm cho người dân phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ về mặt kinh tế từ khi nằm trong nôi cho đến lúc xuống huyệt;
2. Tất cả mọi tổ chức vây bủa tràn ngập, dẫn đến việc mất hoàn toàn tự do cá nhân, chuyển các tổ chức thành các chứng nhận duy nhất về tình trạng pháp lý cho đồng bào của chúng ta và họ khó có thể bước một bước nếu họ rời khỏi tổ chức, và làm cho họ phụ thuộc vào chế độ đến mức mà nếu không có nơi trú ẩn của tổ chức, thì họ không còn hiện diện trong xã hội nữa;
3. Sự cứng rắn chuyên chế của bộ máy độc tài bạo lực đối với toàn bộ cơ chế xã hội, bầu khí độc tài được tạo ra bởi một quy luật khắc nghiệt của con người và bởi một tâm lý thù địch, nơi mà mọi công dân được đúc thành một người lính, việc cảnh giác và theo dõi tràn ngập bủa vây và đồng loạt ở khắp mọi nơi, cho đến mức mà mọi cặp mắt đều trở thành thiết bị giám sát và mỗi người đều bị giám sát bởi đơn vị công tác của mình, ủy ban khu phố, hàng xóm, và thậm chí bằng cả người thân và bạn bè.
4. Tâm thần chuyên chế được áp đặt trên toàn cõi quốc gia bởi một hệ tư tưởng của khối quyền lực gắn bó ghê gớm và quyền lực truyền cảm hứng, và các phong trào quần chúng với quy mô lớn trở nên nơi sùng bái cá nhân cực đoan và quyền lãnh tụ, để tạo ra một loại điều khiển tâm trí với một bộ não quyết định những gì mọi người suy nghĩ, và là nơi những phần tử “bất đồng chính kiến” nhân tạo không những chỉ bị bức hại về kinh tế, chính trị, và địa vị xã hội, nhưng còn là nơi để chịu đựng những sỉ nhục tư cách, nhân phẩm, và tinh thần, cái gọi là “phê bình kiểm điểm cho đến khi chúng gục xuống và bốc mùi” mà trong thực tế, là một thứ chuyên chế kép trên cả hai mặt thể chất lẫn tinh thần, đến mức độ mà đại đa số các nạn nhân phải chịu quy hàng vào loại tâm thần độc tài này để tham gia vào những cuộc tự sỉ nhục công khai bất tận.
Tuy nhiên, trong thời kỳ hậu-Mao, xã hội hoàn toàn dựa trên các cơ quan công quyền chính thức không còn tồn tại nữa. Một biến đổi lớn lao hướng về lý thuyết đa nguyên trong xã hội đã xảy ra, và nhà cầm quyền không còn có thể hoàn toàn kiểm soát toàn bộ xã hội được nữa. Sự tăng trưởng liên tục của các nguồn vốn tư nhân đã gậm mòn nền tảng kinh tế của chế độ, sự tan rã ngày càng gia tăng của các hệ thống giá trị đang thách thức hệ tư tưởng của chế độ, sự liên tục mở rộng các bảo vệ của quyền dân sự đang gia tăng mối thách thức đối với sức mạnh của các quyền lực độc đoán của các quan chức chính phủ, và sự gia tăng đều đặn của lòng can đảm công dân đang làm cho hiệu quả của sự khủng bố chính trị héo úa đi từng ngày.
Một biến đổi lớn lao hướng về lý thuyết đa nguyên trong xã hội đã xảy ra, và nhà cầm quyền không còn có thể hoàn toàn kiểm soát toàn bộ xã hội được nữa.
Đặc biệt kể từ Ngày Bốn Tháng Sáu, ba trong bốn trụ cột chính cần thiết cho việc thiết lập các lề lối độc tài cá nhân đã đi vào các giai đoạn khác nhau của sự suy tàn và thậm chí sụp đổ. Sự phụ thuộc kinh tế cá nhân [vào chế độ] đã dần dần được thay thế bởi sự độc lập cá nhân, và các sinh hoạt được thực hiện thông qua những nỗ lực của chính mình đã cho các cá nhân cơ sở vật chất cho sự lựa chọn tự trị, cũng cùng khi mang lại lợi ích đa dạng cho xã hội. Sự phụ thuộc cá nhân vào các tổ chức đã dần dần được thay thế bằng một chút ít tự do cá nhân: người dân Trung Quốc không còn cần phải sống trong các tổ chức vì không có những lựa chọn khác thay thế, thời đại mà khi khó có thể bước một bước, nếu họ không thuộc về tổ chức, đã biến mất, không bao giờ trở lại. Xã hội Trung Quốc đang dần tiến tới sự tự do di chuyển, lưu động, và lựa chọn nghề nghiệp.
Trong lĩnh vực tư tưởng, sự thức tỉnh của ý thức cá nhân và nhận thức về quyền của một con người đã dẫn đến sự sụp đổ của hệ tư tưởng vĩ đại thống nhất chính thức và sự đa dạng hóa trong hệ thống các giá trị đã buộc chính phủ phải miễn cưỡng điều chỉnh lại những lầm lẫn trong hệ tư tưởng của họ và tìm lời bào chữa cho những điều chỉnh thụ động đó; một hệ thống giá trị dân sự, độc lập với hệ thống giá trị quan liêu đang dần dần định hình, và mặc dù sự truyền bá giáo điều bằng dối trá và việc kiểm soát ngôn từ vẫn đang tiếp tục, sức mạnh thuyết phục [của nhà cầm quyền] đã giảm thiểu rõ ràng. Các cuộc cách mạng thông tin mở ra bởi Internet một cách đặc thù đã nhân lên và làm đa dạng các kênh tiếp cận thông tin và các diễn đàn công dân, gây ra sự thất bại cơ bản của các phương tiện kiểm soát được sử dụng bởi các cơ quan chính phủ để ngăn chặn thông tin và cấm cản các thảo luận chính trị.
Sự vĩ đại của đối kháng bất bạo động là ngay cả khi con người phải đối mặt với một bạo quyền hung hiểm và với hậu quả khổ đau, nạn nhân sẽ phản ứng với thù ghét bằng tình yêu, với thành kiến bằng sự khoan dung, với kiêu ngạo bằng sự khiêm nhường, với hạ nhục bằng nhân cách, và với bạo lực bằng lý trí.
Trong số bốn trụ cột của nguyên tắc độc tài toàn trị, chỉ còn lại sự tập trung chính trị và đàn áp thẳng thừng của nó. Tuy nhiên, vì một mô hình xã hội nơi mà sự công chính và công lý nằm trong xã hội dân sự trong khi quyền lực nằm trong các cơ quan cầm quyền đã từng bước được hình thành, sự chuyên chế hai mặt trong thời đại Mao – kỷ nguyên đàn áp xác thịt và chà đạp về tinh thần – không còn nữa, và đã có một sự suy giảm đáng kể trong hiệu quả của chủ nghĩa khủng bố chính trị. Đương khi chính phủ đàn áp của các nạn nhân của mình, nó không còn có tác dụng hai mặt của việc sử dụng nhà tù để tước đoạt tự do cá nhân và cũng để sử dụng những lời chỉ trích đại chúng mà làm nhục nhân phẩm của họ. Sự đàn áp chính trị có thể gây cho nạn nhân phải chịu thiệt hại kinh tế, có thể tước đoạt tự do cá nhân của họ, nhưng nó là không thể gây thiệt hại cho uy tín xã hội của họ, và thậm chí ít có khả năng hơn đặt họ vào trong vòng vây qua cô lập xã hội, và do đó nó không thể tiêu diệt toàn vẹn nhân phẩm của họ. Ngược lại, nó đã dần dần trở thành một phương tiện để thúc đẩy tầm vóc đạo đức của các nạn nhân, cung hiến cho họ những danh dự như “lương tâm công dân” hoặc “anh hùng của sự thật,” trong khi bọn côn đồ (thugs) được chính phủ thuê đã trở thành những công cụ để “làm công việc bẩn thỉu”. Chẳng những đa số những người bị đàn áp không còn cầu xin sự tha thứ từ các cơ quan nhà nước thông qua những lời tự phê bình vô tận hoặc thực hiện các việc tự sỉ nhục trong công cộng, trái lại, phần đông đã có khả năng truyền cảm hứng cho sự kính trọng do sự dấn thân của họ cho công lý khi họ tự vệ dưới áp lực của các tổ chức lớn, đang đặt tổ chức Đảng Cộng sản và các tòa án vào vị trí luân lý của bị cáo.
Trong khi đó, sau sự sụp đổ của chế độ toàn trị cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu, xu hướng toàn cầu hướng tới tự do hóa và dân chủ hóa đã đạt được sức mạnh từng ngày. Áp lực từ các đường lối ngoại giao đề cao nhân quyền của dòng lũ các quốc gia và từ các tổ chức nhân quyền quốc tế đã làm cho cái giá phải trả để duy trì một hệ thống các chế độ độc tài và khủng bố chính trị ngày càng tăng cao, trong khi hiệu quả và khả năng ngăn chặn do các cuộc khủng bố chính trị công khai tiếp tục giảm sút, đã ép buộc chế độ Cộng sản Trung Quốc đặt ra những “Màn Trình Diễn Nhân quyền” và “Màn Trình Diễn Dân chủ” để ứng xử cho cả hai mặt nội trị trong nước và phản ứng đối với nước ngoài.
Nói cách khác, dù đó là việc thực hành muôn thuở của công cuộc đối kháng bất bạo động, hoặc do dự đoán rằng hệ thống tự do sẽ là Điểm Tận Cùng của Lịch Sử [3] tất cả các [lý thuyết] này cuối cùng đều hấp dẫn đối với các khía cạnh tâm linh của bản chất con người. Con người không chỉ tồn tại về thể chất, mà còn về tâm linh, con người sở hữu một ý thức đạo đức mà cốt lõi của nó là phẩm giá của con người. Việc đề cao nhân phẩm của chúng ta là nguồn gốc tự nhiên cho ý thức về công lý của chúng ta. Khi một hệ thống hay một quốc gia cho phép tất cả mọi người được sống trong nhân phẩm của mình, nó có thể đạt được sự chấp thuận tự phát từ người dân, đó là cách Thánh Thomas Aquinas [4] hiểu về đạo đức chính trị: Việc quản trị tốt trong nhân đức không chỉ nằm trong việc duy trì trật tự, nhưng [thậm chí] quan trọng hơn là sự thiết lập phẩm giá con người. [Nếu chính quyền hành xử] ngược lại, [chính quyền đó] sẽ khiêu khích các hình thức đối kháng khác nhau, với sự phản đối do lương tâm là một trong số các hình thức chủ yếu. Lý do tại sao các hệ thống tự do có thể dần dần thay thế các chế độ độc tài khi Chiến tranh Lạnh kết thúc có thể được xem như là Kết Thúc của Lịch Sử, nằm ngay trong thực tế là các hệ thống trước [hệ thống tự do] công nhận và tôn trọng phẩm giá con người, trong khi các hệ thống sau [chế độ độc tài] không công nhận phẩm giá con người và đã bôi tro trát trấu hê thống tự do bằng cách kéo nó vào trong bụi mù.
Sự vĩ đại của đối kháng bất bạo động là ngay cả khi con người phải đối mặt với một bạo quyền hung hiểm và với hậu quả khổ đau, nạn nhân sẽ phản ứng với thù ghét bằng tình yêu, với thành kiến bằng sự khoan dung, với kiêu ngạo bằng sự khiêm nhường, với hạ nhục bằng nhân cách, và với bạo lực bằng lý trí.
Điều đó có nghĩa là, các nạn nhân, với tình yêu khiêm tốn và đầy nhân cách, chủ động kêu mời các tác nhân tạo hoạn nạn quay trở về với các quy tắc của lý trí, hòa bình, và lòng thương cảm, qua đó vượt ra các vòng luẩn quẩn của việc “thay thế một chế độ độc tài bằng một chế độ độc tài khác.”
Sự cải cách trọn vẹn từ dưới lên trên đòi hỏi khả năng tự ý thức trong lòng người dân, và sự tự khởi xướng, lòng kiên trì, và sự liên tục mở rộng các phong trào bất tuân dân sự (civic disobedience), hoặc các phong trào bảo vệ nhân quyền giữa nhân dân.
Trong một xã hội bất-tự do bị cai trị bởi một chế độ độc tài, với tiền đề tạm thời không có quyền lực, để có thể thay đổi bản chất độc tài của chế độ, những phương cách công dân nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi của xã hội Trung Quốc từ dưới lên trên mà tôi được biết, gồm những điều như sau:
1. Các phong trào bất bạo động để bảo vệ các quyền con người không nhằm mục đích đọat giữ quyền lực chính trị, nhưng cam kết xây dựng một xã hội nhân đạo mà con người có thể sống xứng với nhân phẩm. Nghĩa là, nó cố gắng để mở rộng một xã hội dân sự độc lập bằng cách thay đổi cách mọi người sống – lối sống của dốt nát , hèn nhát và sẵn sàng làm nô lệ – bằng trước tiên nỗ lực để mở rộng không gian và nguồn lực cho xã hội dân sự ở những nơi mà sự kiểm soát của cơ quan chính phủ yếu kém, và tiếp theo sau đó là đối kháng bất bạo động kéo dài để dồn nén không gian xã hội nằm dưới sự kiểm soát bởi các cơ quan chính phủ, và sau đó bằng cách gia tăng giá mà các chính phủ độc tài phải trả để kiểm soát các lĩnh vực dân sự, hình thành một mô hình về tiến trình dần dà từng tấc một cho quyền tự do dân sự, từ các thua thiệt do co rút sức mạnh của các cơ quan chính phủ.
2. Các phong trào bảo vệ quyền bất bạo động không cần phải theo đuổi một mục tiêu lớn của sự biến đổi toàn bộ. Thay vào đó, nó cam kết đưa tự do vào thực hành trong cuộc sống hàng ngày thông qua khởi đầu của các ý tưởng, bày tỏ ý kiến và hành động bảo vệ các quyền, và đặc biệt là thông qua sự tích tụ liên tục của mỗi và mọi trường hợp bảo vệ quyền, để tích lũy nguồn lực đạo đức và công lý, nguồn lực tổ chức, và kinh nghiệm điều động trong lĩnh vực dân sự. Khi các lực lượng dân sự chưa đủ mạnh để thay đổi môi trường vĩ mô chính trị rộng lớn, họ ít nhất có thể dựa vào lương tâm cá nhân và nhóm hợp tác nhỏ để thay đổi môi trường vi chính trị nhỏ trong tầm tay của họ. Ví dụ, các cuộc nổi loạn của các phóng viên cao cấp, như Lu Yuegang và Lý Đại Đồng, chống lại với hệ thống thông tin chính thức cuối cùng đạt được kết quả là một chức năng của tính đúng đắn trong môi trường nhỏ của tờ China Youth Daily.
3. Bất kể năng lực phủ nhận tự do của một chế độ và tổ chức của nó là vĩ đại đến chừng nào, mỗi cá nhân vẫn phải chiến đấu với hết khả năng của mình để sống như một người tự do, nghĩa là, làm mọi nỗ lực để sống một cuộc sống trung thực với nhân phẩm. Trong bất kỳ xã hội nào bị cai trị bởi chế độ độc tài, khi những người theo đuổi tự do công khai tiết lộ thông tin và thực hành những gì họ nói, miễn là họ ứng xử để không sợ hãi trong các chi tiết nhỏ của cuộc sống hàng ngày, những gì họ nói và làm trong cuộc sống hàng ngày sẽ trở thành lực lượng cơ bản để lật đổ hệ thống nô lệ. Nếu bạn tin rằng bạn có một lương tâm con người cơ bản và nếu bạn nghe theo tiếng gọi của nó, thì bạn nên trưng bày nó và để nó chiếu sáng dưới ánh sáng mặt trời của công luận, để cho mọi người nhìn thấy nó và, đặc biệt là, để cho các nhà độc tài nhìn thấy nó.
4. Mỗi người nên bền bỉ cam kết vào các giá trị tự do, theo đuổi các nguyên tắc của lòng khoan dung, và thúc đẩy trao đổi đa phương, đặc biệt là khi những tiếng nói khác nhau và các lựa chọn khác nhau phát sinh trong nhân dân; và mỗi người cần coi các giao dịch cấp thấp như là một bổ sung cho cho các đối kháng cấp cao, hơn là xem mình như là một anh hùng tuyệt đối và quy trách một cách bất hợp lý. Bởi vì cho dù ngay cả việc thi hành đạo đức thì khác với thi hành chính trị, nó vẫn còn cách khá xa lòng khoan dung mà chủ nghĩa tự do đòi hỏi. Rằng một cá nhân sẵn sàng trả một mức giá tuyệt đối cho những lý tưởng mà họ chọn không phải là biện minh cho việc ép buộc người khác phải hy sinh cho lý tưởng của mình tương tự như thế.
5. Cho dù một người trong hay ngoài cuộc của hệ thống, cho dù làm việc kể từ trên xuống hoặc dưới lên, mỗi người nên tôn trọng quyền của người khác để lên tiếng nói. Ngay cả các báo cáo và hành động của những người thuộc chính phủ – miễn là họ không áp chế trên các ngôn từ độc lập trong người dân và trên các phong trào đòi quyền – nên được coi là một thăm dò hữu ích của các chiến lược chuyển đổi và quyền ngôn luận của họ nên được tôn trọng đầy đủ. Những người ủng hộ chuyển đổi từ trên xuống nên duy trì sự tôn trọng đầy đủ cho các khám phá của những người làm việc từ dưới lên trong nhân dân. Với tiền đề tôn trọng lẫn nhau và đối xử bình đẳng, các tranh chấp và đối thoại giữa những người ủng hộ của phía trên xuống và các vị trí từ dưới lên sẽ tạo ra một đóng góp hữu ích hơn trong việc định hình cho một sự đồng thuận phổ biến trên các quỹ đạo chuyển đổi. Đây là ý nghĩa của câu nói, “Mọi con đường đều dẫn tới Rome.”
Tuy nhiên, khoan dung không có nghĩa là sự đồng ý ngầm với độc tài, cũng không có nghĩa là chìm vào vũng lầy của thuyết tương đối toàn bộ. Điểm mấu chốt cho vị trí phi chính phủ tự do là, cụ thể, đối lập cứng rắn với bất kỳ hính thức đàn áp nào của chính quyền bằng vũ lực nhắm vào lời nói và hành động của người dân, dưới bất cứ hình thức đàn áp nào đưọc dùng đến như, đe dọa, hối lộ, cải chính, trục xuất, cấm đoán, bắt giữ hoặc qua pháp luật.
6. Thể cách thông thường về cách đối đầu thay vì trốn tránh một quyền lực độc tài luôn hiện diện là: đặt vào tay mỗi người cái sáng kiến để cải thiện tình trạng cho dân số không có quyền, thay vì ghim hy vọng vào sự xuất hiện của một bậc thầy giác ngộ hay nhà cai trị nhân từ. Trong việc điều động chiến lược giữa xã hội dân sự và chính phủ, bất kể chính sách chính thức có thể thay đổi thế nào, điều quan trọng nhất là khuyến khích và hỗ trợ các phong trào bảo vệ quyền dân sự và giữ vững vị trí độc lập của xã hội dân sự. Đặc biệt là trong một tình huống mà một cá nhân đơn độc đang đối đầu với sự quản trị xấu giữa những điệp khúc ca tụng, ta phải có cam quyết với các chỉ trích và chống đối chế độ độc tài, từ vị trí của người ngoài cuộc. Khi định sách của chính phủ là cứng, người ta phải bó buộc trở nên linh hoạt, khi thái độ của chính phủ nới lỏng, người ta phải tận dụng lợi thế của nó để mở rộng nguồn lực dân sự và không gian dân sự. Trong lúc hỗ trợ các chính sách khai sáng trong hệ thống, ta vẫn phải giữ vững vị trí của một người ngoài và kiên trì trong những lời chỉ trích.
Bất kể năng lực phủ nhận tự do của một chế độ và tổ chức của nó là vĩ đại đến chừng nào, mỗi cá nhân vẫn phải chiến đấu với hết khả năng của mình để sống như một người tự do, nghĩa là, làm mọi nỗ lực để sống một cuộc sống trung thực với nhân phẩm.
Tóm lại, tiến trình chuyển đổi của Trung Quốc hướng tới một xã hội tự do sẽ chủ yếu dựa vào sự cải thiện dần dần từ dưới lên và không phải là từ trên xuống trong cuộc cách mạng với “phong thái Tưởng Kinh Quốc”" [5] Sự cải cách từ dưới lên đòi hỏi phải có ý thức tự trong nhân dân, và tự khởi đầu, kiên trì, và liên tục mở rộng các phong trào bất tuân dân sự hoặc các phong trào bảo vệ quyền nơi người dân. Nói cách khác, hãy theo đuổi các lực lượng tự do và dân chủ trong nhân dân, không nên theo đuổi việc xây dựng lại xã hội thông qua sự thay đổi chế độ cực đoan, nhưng thay vào đó hãy sử dụng các thay đổi dân dần trong xã hội để bắt buộc chế độ thay đổi. Đó là, dựa vào sự tăng trưởng liên tục của xã hội dân sự để cải cách một chế độ thiếu hợp pháp.
Liu Xiaobo
Phạm Hương Sơn chuyển ngữ
(Nguồn: FP Magazine online)
Ghi chú:
1. Mikhail Sergeyevich Gorbachev (sinh 1931) là người thứ hai từ cuối cùng làm Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô, phục vụ từ năm 1985 đến năm 1991, và cuối cùng là người đứng đầu nhà nước của Liên Xô, phục vụ từ năm 1988 cho đến khi sụp đổ vào năm 1991 . ^
2. Chiang Ching-kuo (蒋经国; 1910-1988 – Tưởng Kinh Quốc) thuộc Quốc Dân Đảng (KMT) chính trị gia và nhà lãnh đạo và là con trai của Tưởng Giới Thạch. Ông lần đầu tiên làm Thủ tướng (1972-1978), và sau đó làm Tổng thống Cộng hòa Trung Hoa (Trung Hoa Dân Quốc) từ năm 1978 đến khi mất vào năm 1988. Trong nhiệm kỳ của ông, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, trong khi độc tài, trở nên cởi mở và khoan dung đối với các bất đồng chính trị. Về cuối đời, Chiang nới lỏng các kiểm soát của chính phủ về các phương tiện truyền thông và ngôn luận. ^
3. Trong một bài báo mang tên “The End of History?” Được xuất bản trên tạp chí The National Interest vào mùa hè năm 1989, Francis Fukuyama (sinh 1952) lập luận rằng “một sự nhất trí đáng chú ý liên quan đến tính hợp pháp của thể chế dân chủ tự do như là một hệ thống chính phủ đã xuất hiện trên toàn thế giới trong vài năm qua, vì nó chinh phục các hệ tư tưởng đối thủ như chế độ quân chủ cha truyền con nối, chủ nghĩa phát xít, và gần đây nhất là chủ nghĩa cộng sản “.” Hơn nữa, Fukuyama cho rằng dân chủ tự do có thể tạo thành điểm “cuối” của cuộc tiến hóa trong tư tưởng nhân loại và là “hình thức cuối cùng của chính quyền nhân sự” và như vậy tạo thành các” kết thúc của lịch sử. “Francis Fukuyama,” The End of History and the Last Man” (Penguin, 1992). ^
4. Saint Thomas Aquinas (khoảng 1225-1274) là một linh mục Công giáo La Mã thuộc Dòng Dominican (Đa Minh), được nhiều người cho là nhà thần học và triết học vĩ đại nhất của Giáo Hội. Ý tưởng của Ngài tạo ảnh hưởng sâu rộng trên tư tưởng Tây phương, với nhiều triết học hiện đại được hình thành như là một phản ứng chống lại, hoặc đồng thuận với triết học Thomas Aquinas, đặc biệt trong các lĩnh vực đạo đức, luật tự nhiên và lý thuyết chính trị. ^
5. Năm 1987, Tổng thống Chiang Ching-kuo chấm dứt thiết quân luật tại Đài Loan, và bắt đầu một quá trình dần dần tự do hóa chính trị, cho phép các nhóm đối lập hình thành.
Theo Người Việt Boston
Gửi ý kiến của bạn