BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73243)
(Xem: 62215)
(Xem: 39400)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nghĩa tử là nghĩa (chưa) tận

11 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 2287)
Nghĩa tử là nghĩa (chưa) tận
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
“Nghĩa tử là nghĩa tận” là câu tục ngữ mang tính nhân bản trong văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đối với một người đã chết không ai nỡ nhắc lại những khuyết tật hay bươi móc những việc làm xấu xa, kể cả những chuyện tồi tệ nhất của họ ra để đàm tiếu, bêu rếu. Ngay cả những nhân vật lịch sử, những người có địa vị cao lớn bao trùm xã hội, đất nước như những quan quyền, vua chúa.

Thế nhưng người ta sẽ không tha, nếu như có ai đó vẫn xưng xưng đề cao, nêu những thành tích giả của người chết (nhất là đối với những nhân vật tiếng tăm lừng lẫy) để bịp thiên hạ.

Như trường hợp Tố Hữu, năm nay lại làm kỷ niệm sinh nhật 90 năm cho TH, nghe nói cũng om sòm theo đại lễ nghìn năm Thăng Long! Tổ chức trình diễn thơ nhạc ở nhà hát Lớn (2/10), tổ chức hội thảo ở ban tuyên huấn trung ương (4/10)

Năm ngoái, cũng vào tháng 10 (2009), vì chờ đợi quá lâu mà không thấy đảng và nước xây “Nhà lưu niệm” cho “đệ nhất thi nô” Tố Hữu nên gia đình đã tự xây dựng và “tổ chức khánh thành Nhà lưu niệm Nhà thơ Tố Hữu tại làng quốc tế Thăng Long, Hà Nội.” theo TTXVC/VN:

“Bà Vũ Thị Thanh, vợ của cố Nhà thơ Tố Hữu cho biết việc xây dựng nhà lưu niệm này là theo nguyện vọng của nhiều độc giả, bạn bè để đáp ứng mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời của Nhà thơ.

Tố Hữu được đánh giá là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn, tiêu biểu nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20, một lãnh đạo chủ chốt, khai sáng và có nhiều tác phẩm đỉnh cao trong phong trào thơ cách mạng Việt Nam hiện đại./.”

Ai đánh giá?

Muốn đánh bóng, tô son thếp vàng cho chồng mình thì cứ việc làm, có gì lấn cấn mà phải đổ thừa là làm theo “nguyện vọng của nhiều độc giả…” Có bao nhiêu độc giả rỗi hơi, phí thì giờ để đọc thơ Tố Hữu? Học sinh bị bắt buộc phải học thơ TH thì họ đâu có thì giờ và nhu cầu gì để nêu “nguyện vọng” xây “nhà lưu niệm” cho “thơ hào Tố Hữu?”

Những người có tên tuổi “lớn”dù tốt hay xấu cũng không ai phải luôn luôn nhắc tới, nếu không có sự việc gì liên quan đến.

Phật, Chúa… sở dĩ người ta nhắc nhở hàng ngày hàng giờ vì nhu cầu đời sống đạo đức, tâm linh. Những nhà chính trị, xã hội, khoa học… người ta chỉ nhắc đến khi cần so sánh, học tập, nghiên cứu.

Những kẻ hung tàn, độc ác.. người ta nhắc đến để nguyền rủa mỗi khi xẩy ra những hiện tượng tương đồng. Hoặc khi nào có kẻ đưa họ ra để ca tụng.

Đảng CSVN vô tình hay cố ý để cho dân chúng nguyền rủa những lãnh tụ cao nhất từ trước tới nay, nên vẫn thường xuyên đem tên tuổi những người nầy ra để đánh bóng, tô hồng hằng năm hay mỗi khi có dịp.

Có lẽ cũng quá ngượng về thành tích nịnh bợ của Tố Hữu, nên báo chí văn học trong nước về sau nầy cũng ít nhắc đến nhà thơ “lớn” nầy .

“Nhà lưu niệm” mà gia đình của Tố Hữu chờ đợi lâu quá nên phải tự đông nhờ vào “nguyện vọng của nhiều độc giả” để xây dựng thì biết!

Nhân dịp nầy người viết lại đưa ra những bài cũ về Tố Hữu khi nhà “thơ hào” còn tại thế.

Vào thời đó, thập niên 90, intrenet chưa được phổ biến, để có được một tờ báo, một bài viết ở trong nước phải chờ sớm nhất là vài tháng, Có người đã cắt bài báo gởi cho kèm theo thư nói là “bài thơ nầy TH viết cách nay gần 10 năm…” (tính ngược lại từ 1997):

Thất Tuần

Bảy mươi mốt tuổi đảng và thơ

“Từ ấy” hồn vui mãi đến giờ *

Mái tóc pha sương chưa cạn ý

Con tằm rút ruột vẫn còn tơ

Thuyền con lướt sóng không nghiêng ngã

Bể cả xuôi dòng lộng ước mơ

Mới nửa đường thôi còn bước tiếp

Trăn năm duyên kiếp Đảng và thơ

Tố Hữu

* “Từ ấy” là bài thơ Tố Hữu sáng tác vì lấy làm sung sướng đã gặp được đảng (CS): “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ!”

Bài “Thất tuần” nầy Tố Hữu làm khoảng giữa thập niên 80, Thế kỷ trước với tựa “Trăm năm duyên kiếp Đảng và thơ”. Lúc nầy TH đang lên tột đỉnh vinh quang: Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng (giá lương tiền!)

Họa:

1/ Bản Chất

Bảy mươi mốt tuổi vẫn ngây thơ!

“Từ ấy” lầm sai mãi đến giờ

Đứa nịnh già đời không bỏ thói

Con tằm mãn kiếp chỉ giăng tơ

Mưa dồn trước mặt còn ôm mộng

Bão táp sau lưng cứ tưởng mơ!

Nòi giống nhà ai kinh khiếp thế

Sinh ra giỏi nịnh thuở còn thơ!

2/Hết Thuốc

Một đời lầm Đảng rất ngây thơ

Cố đấm ăn xôi đến tận giờ

Học chước già Điêu “lắt” cái giống!

Theo nghề lão Dịch “thịt” con tơ! *

Tầng trời sấm động còn mê ngủ

Đáy vực thuyền chìm chẳng tỉnh mơ

Khuyển mã thay da hoàn khuyển mã

Cha đời đứa nịnh giả ngây thơ!

*Thụ Điêu, Dịch Nha hai đại nịnh thần của Tề Hoàn Công Thụ Điêu tự thiến để làm hoạn quan, Dịch Nha giết thịt con ruột do vmới sinh để đem nấu cho Hoàn Công ăn!

3/ Ghiền Nặng

Nịnh lên tột đỉnh hứng làm thơ

Tỉnh ngộ mau đi đã cận giờ

Đội đít Xít tà chưa sáng mắt

Nâng đuôi Hồ cáo mãi tương tơ

Liên xô tan tác ngươi còn ngủ!

Cộng Sản tiêu tùng đảng vẫn mơ

Ăn phải bã gì mê muội thế?

Ngu đần? Hay giả bộ ngây thơ?

4/Ngũ Thập

Năm mươi, chống Cộng, đánh bằng thơ

Mắng lũ gian manh, phí hết giờ!

Vạch tội Trung ương từ kẻ tóc

Soi lầm Bác đảng tận đường tơ

Tự do cơm áo dân mong ước

Danh vọng sang giàu tớ chẳng mơ

Diệt ác, tham, si: phù chính đạo

Văn chương bồi bút: búa bằng thơ!

(25/1/1997)

***


Mùa Xuân 1999, lại có người photo và gởi cho bài “Chào Xuân 99!” của Tố Hữu, người viết đã ngẫu hứng với bài :

NẦY ÔNG TỐ HỮU!

Nếu như bài thơ đó:

Bài thơ: “Chào Xuân 99!”(*)

Không để tên tác giả

Và xoá bỏ đi vài đoạn:

Đừng ca ngợi Hồ và đừng nhắc chi tới đảng

Thì lại là một bài thơ hay

Đáng cho vào văn học sử

Nhưng không

Đây là bài thơ của một tên ngoa ngôn xảo ngữ

Một tên điếm văn nghệ

Giỏi nghề điếu đóm xum xoe

Lừng danh nhờ tài ngợi ca những tên đồ tể

Như Hồ Chí Minh

Như Xít ta lin…

Lại nói đến “đất nước nghĩa tình”

“Lương tâm đạo lý”!

Thứ văn chương đánh đĩ

Chẳng chút ngượng miệng ngượng mồm

Cứ hót như loài vẹt

Cả nước Việt Nam ai mà không biết

Tố Hữu thợ thơ

Chuyên viên làm vè để suy tôn cái ác

Làm thơ lục bát

Để xưng tụng cáo Hồ, Lê Nin, Mao Mác…

Yêu si mê tên cuồng sát Xít ta lin

Lại thắc mắc:

“Sao gần xa cái ác cứ rình”?

Nầy ông Tố Hữu

Ông lại giả vờ hay ông chẳng thông minh?

-Cái ác nằm ngay trong óc tim những người Cộng Sản

Ông vịt vờ hay là ông đang mê sảng?

Mà tụng mãi những câu thần chú không linh của già Hồ

Thiên tài bịp bợm

Mấy chục triệu dân Việt Nam

Từ bé đến già

Người người đều ghê tởm:

“Xoá sạch bất công”?!

Bằng mã tấu dao gươm

Với xích xiềng, lao tù, ngục tối !

“Trọng đức tài”?!

Là ăn cướp giữa ban ngày

Chẳng chút nương tay

Là đẩy cá bơi rừng, xua chim lội biển?

Nầy ông Tố Hữu:

Ai hô hào giai cấp đấu tranh?

Ai khuyến khích căm thù chém giết?

Lại tự phong mình là “tinh hoa dân tộc”!

Ai là “rồng”? Ai là “rắn độc”?

Thì làm chi có “hạnh phúc chung”?

Làm chi có “xã hội người hiền”?

Dưới bóng đêm Cộng Sản!

Nầy ông Tố Hữu:

Ông “không (còn) hơi sức (để) khơi dòng thẳng

“Đến năm hai ngàn”

Rứa là may cho dân cho nước Việt Nam

Nếu ông “còn chút phù sa”

(Là tích tụ của hận máu lệ, oán xương da)

Thì “gắng bồi” cho Bắc Hàn, Trung Cộng, Cu Ba…

Bởi dân Việt Nam đã quá kinh sợ:

(Xin tha!)

Làm sao có thể:

“Người người là bạn”?!

Với những kẻ cuồng điên Cộng Sản:

Như Hồ Chí Minh!

Như Xít- ta- lin!

Hoặc như ông: Tố Hữu!

(3- 4- 1999)

(*)Bài thơ “Chào Xuân 99!” của Tố Hữu đăng trên “Văn Nghệ Tết Kỷ Mão” là một bài thơ uốn lưỡi giả trá, trái hẳn những bài thơ hô hào đấu tố, thúc giục chém giết trước kia, nhưng cũng không quên tán tụng đảng, ca ngợi Hồ. Những câu, chữ trong ngoặc kép là những câu, chữ trong bài thơ của Tố Hữu.

***


Khi Tố Hữu chết, tin tức loan đi nhanh hơn, người viết liền có bài thơ “phúng điếu” Từ đó chẳng muốn viết thêm gì về Tố Hữu nữa!

Thơ điếu Tố Hữu

Khen thay khéo chọn cái tên Lành

Che đậy tâm tà dưới bí danh

Bán nước giặc Hồ xưng Ái Quốc

Phò gian Tố Hữu gọi Kim Thành (*)

Thi nô sặc sụa lời nâng đội

Bút nịnh đầm đìa giọng máu tanh

Tang lớn bởi may còn đảng trị

Miệng đời khó thoát tiếng “ô danh!”

(20- 12- 2002)

(*) Tố Hữu tên là Nguyễn Kim Thành, Lành là bí danh. Chết ở Hà Nội ngày 19/12/2002.

10/10/2010

nguyễn duy ân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn