Bạn đã từng đến thăm một trại phong hủi bao giờ chưa? Mới nghe hỏi thế, dám chắc có bạn đã bất giác rụt cổ như tránh một cú đánh vào đầu.
Đó là cảm giác bình thường của nhiều người khi nói đến bệnh phong hủi, còn gọi là bệnh phong cùi. Người mắc bệnh do khuẩn Hansen tấn công. Bệnh nhân bị lở loét, hoại tử các ngón tay, ngón chân, mũi, tai rồi lan rộng, tàn phá cơ, xương khớp, ăn cụt các chi. Ngoài việc mang trên mình nỗi đau đớn về mặt thể lý, người hủi còn bị dày vò ghê gớm vì nỗi đau tinh thần. Họ bị cách ly với cuộc xã hội như kẻ bị lĩnh án chung thân, có lẽ là xa cách mãi mãi với người thân yêu trong gia đình. Phần nhiều trong số họ mất hẳn bạn bè, kể cả những bạn bè thân thiết nhất của mình. Họ bị cộng đồng xa lánh ghê sợ. Trước kia, đến như thi nhân tài danh Hàn mặc Tử có vô số thi hữu tâm giao và người yêu khi biết ông mắc bệnh phải vào trại phong cùi Quy Hòa Bình định đã tá hỏa bỏ chạy hết. Xem thế mới biết người đời sợ con hủi đến nhường nào? Nhưng phải ở hoàn cảnh đó, người ta mới thấy hết được giá trị cao vời, thiêng liêng của cuộc sống, và cũng hiểu rõ giá trị đích thực của tình cảm con người, cái phạm trù quá khó để đo đếm, đánh giá bằng biểu hiện bề ngoài cho chuẩn mực.
Ở trại phong cùi Hàm Lợn Sóc sơn Hà nội có hơn năm chục bệnh nhân thì có bảy người bị bệnh nặng nhất. Anh em trong hội thiện nguyện của Nhà dòng thường hay đến đây giúp đỡ thăm nom bệnh nhân. Lần đó có một em xinh đẹp ở phố Hàng Nón yêu thơ Hàn Mặc Tử xin đoàn được đi thăm trại phong cùi cho biết. Lần ấy cô em về ốm mất mấy ngày, bỏ bữa vì không ăn nổi cơm khi cứ cầm bát lên lại nhớ đến các ngón tay lở loét tiết dịch tanh hôi của người bệnh. Kể bạn nghe một chuyện: lần đó đến biếu quà và thăm một bác bị hủi ăn cụt các ngón tay, chừa lại mỗi bàn có hai ngón. Bác đem ra quả mít mời mọi người nhưng không chịu để ai làm giúp mà tự bổ mít, tách xơ bằng các ngón tay còn lại, lựa từng múi mít mật chín mọng mời anh em ăn. Thật là một tình thế khó khăn cho mọi người. Nếu bảo không ghê sợ khi ăn múi mít từ tay bác bệnh nhân cùi cụt đưa thì là nói dối nhưng từ chối thì thật là bất nhã nếu không nói là…tàn nhẫn. Cũng có khi bệnh nhân muốn xem người thăm viếng thật lòng không hay cũng chỉ là việc đãi bôi mà thôi. Đến thăm bệnh nhân mà đứng xa xa, nghẹo đầu nghẹo cổ, nhăn nhó tỏ lòng thương cảm thì ai làm chẳng được. Nói đến đây, chợt nhớ mấy hôm rồi 1000 năm Thăng Long Hà nội tổ chức lễ hội hoành tráng. Đi đến đâu cũng rực đỏ cờ hoa như thành phố Bình nhưỡng của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều tiên. Đài báo nước ngoài nhận xét Hà nội và Bình nhưỡng là hai thành phố xã hội chủ nghĩa có vẻ khoái cờ quạt nhất thế giới. Hình như các thể chế chính trị ngày nay khuyến dụ nhân dân, chế tài nhân dân nên (hoặc phải) treo cờ quạt trước nhà để chứng tỏ cho toàn cầu biết một điều là nhân dân đang nồng nàn yêu chế độ thì phải?
Cờ quạt là một vật thể rất hay, vật thể này làm cho hai khái niệm Tổ Quốc và Chế độ trở nên mờ mờ nhân ảnh, hai như một, gà trắng gà đen hóa thành gà hoa mơ. Lại nói về chuyện lũ lụt ở miền Trung tuần qua. Sau khi cơn hồng thủy hoành hành chán chê ở miền Trung làm chết vài chục nhân mạng, dân mất sạch cửa nhà, vườn ruộng thì cũng được thấy tivi ọ ẹ đưa tin, trưng lên vài cảnh bác kia, chú nọ diện sơ mi trắng bóc, xung quanh thầy tớ xôn xao đi thăm chỗ nọ chỗ kia, vẻ mặt lụi xụi, diễn từ bùi ngùi như các diễn viên gạo cội trong phim ảnh xứ Hàn. Chao ôi, đất nước Việt nam này những tháng rươi bao giờ mà không có bão. Đã là quy luật của thiên nhiên rồi sao họ không dự báo sớm và sát sao cho dân nhờ. Được mỗi đôi lần, khi được “phát” thì họ “động” ỏm lên một lần, thông tin từng con gió cái gió đực đi đâu, về đâu suốt ngày. Lần này thì họ im thít chẳng làm như lần trước, mà đây là trận lũ lụt lớn nhất trong gần 100 năm qua ở miền Trung.
Chao ôi là sự quan tâm thương xót. Trong lần đi thăm trại cùi, anh em đoàn thiện nguyện bỏ tiền túi biếu tận tay các bệnh nhân mà còn được Nhà dòng khuyến nghị không được phép nói về các việc nhân đức phải làm. Việc nhân đức tuy là nghĩa cử đáng khen nhưng cũng là nghĩa vụ của con người đối với đồng loại của mình. Nói ra việc thiện của mình thì khác nào đòi trả công? Việc đó khác gì mang một cái lọ nhom nhem ra để đánh bóng cho sáng choang lên đâu. Huống hồ chỉ tay năm ngón ra lệnh xuất kho của dân của nước ra cứu tế thì đâu đáng gọi là việc làm bác ái? Nghĩ về những chuyến đi ăn, ở cùng bà con bị căn bệnh phong cùi hành hạ bây giờ mới kể, thấy sáng ra được đôi điều. Những bệnh nhân phong cùi đau đớn thể xác, tủi nhục trong tinh thần kia đã làm cho anh em đoàn thiện nguyện thấy rằng xã hội chúng ta sống thật đáng sợ. Trong thế kỷ 21 này, có lẽ nỗi sợ 1000 năm chính là nỗi sợ về căn bệnh phong hủi nhân tính đang thống trị, tác yêu tác quái trên cơ thể loài người chúng ta.
Mai Xuân Dũng
10-10-2010
Theo Blog Mai Xuân Dũng
Đó là cảm giác bình thường của nhiều người khi nói đến bệnh phong hủi, còn gọi là bệnh phong cùi. Người mắc bệnh do khuẩn Hansen tấn công. Bệnh nhân bị lở loét, hoại tử các ngón tay, ngón chân, mũi, tai rồi lan rộng, tàn phá cơ, xương khớp, ăn cụt các chi. Ngoài việc mang trên mình nỗi đau đớn về mặt thể lý, người hủi còn bị dày vò ghê gớm vì nỗi đau tinh thần. Họ bị cách ly với cuộc xã hội như kẻ bị lĩnh án chung thân, có lẽ là xa cách mãi mãi với người thân yêu trong gia đình. Phần nhiều trong số họ mất hẳn bạn bè, kể cả những bạn bè thân thiết nhất của mình. Họ bị cộng đồng xa lánh ghê sợ. Trước kia, đến như thi nhân tài danh Hàn mặc Tử có vô số thi hữu tâm giao và người yêu khi biết ông mắc bệnh phải vào trại phong cùi Quy Hòa Bình định đã tá hỏa bỏ chạy hết. Xem thế mới biết người đời sợ con hủi đến nhường nào? Nhưng phải ở hoàn cảnh đó, người ta mới thấy hết được giá trị cao vời, thiêng liêng của cuộc sống, và cũng hiểu rõ giá trị đích thực của tình cảm con người, cái phạm trù quá khó để đo đếm, đánh giá bằng biểu hiện bề ngoài cho chuẩn mực.
Ở trại phong cùi Hàm Lợn Sóc sơn Hà nội có hơn năm chục bệnh nhân thì có bảy người bị bệnh nặng nhất. Anh em trong hội thiện nguyện của Nhà dòng thường hay đến đây giúp đỡ thăm nom bệnh nhân. Lần đó có một em xinh đẹp ở phố Hàng Nón yêu thơ Hàn Mặc Tử xin đoàn được đi thăm trại phong cùi cho biết. Lần ấy cô em về ốm mất mấy ngày, bỏ bữa vì không ăn nổi cơm khi cứ cầm bát lên lại nhớ đến các ngón tay lở loét tiết dịch tanh hôi của người bệnh. Kể bạn nghe một chuyện: lần đó đến biếu quà và thăm một bác bị hủi ăn cụt các ngón tay, chừa lại mỗi bàn có hai ngón. Bác đem ra quả mít mời mọi người nhưng không chịu để ai làm giúp mà tự bổ mít, tách xơ bằng các ngón tay còn lại, lựa từng múi mít mật chín mọng mời anh em ăn. Thật là một tình thế khó khăn cho mọi người. Nếu bảo không ghê sợ khi ăn múi mít từ tay bác bệnh nhân cùi cụt đưa thì là nói dối nhưng từ chối thì thật là bất nhã nếu không nói là…tàn nhẫn. Cũng có khi bệnh nhân muốn xem người thăm viếng thật lòng không hay cũng chỉ là việc đãi bôi mà thôi. Đến thăm bệnh nhân mà đứng xa xa, nghẹo đầu nghẹo cổ, nhăn nhó tỏ lòng thương cảm thì ai làm chẳng được. Nói đến đây, chợt nhớ mấy hôm rồi 1000 năm Thăng Long Hà nội tổ chức lễ hội hoành tráng. Đi đến đâu cũng rực đỏ cờ hoa như thành phố Bình nhưỡng của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều tiên. Đài báo nước ngoài nhận xét Hà nội và Bình nhưỡng là hai thành phố xã hội chủ nghĩa có vẻ khoái cờ quạt nhất thế giới. Hình như các thể chế chính trị ngày nay khuyến dụ nhân dân, chế tài nhân dân nên (hoặc phải) treo cờ quạt trước nhà để chứng tỏ cho toàn cầu biết một điều là nhân dân đang nồng nàn yêu chế độ thì phải?
Cờ quạt là một vật thể rất hay, vật thể này làm cho hai khái niệm Tổ Quốc và Chế độ trở nên mờ mờ nhân ảnh, hai như một, gà trắng gà đen hóa thành gà hoa mơ. Lại nói về chuyện lũ lụt ở miền Trung tuần qua. Sau khi cơn hồng thủy hoành hành chán chê ở miền Trung làm chết vài chục nhân mạng, dân mất sạch cửa nhà, vườn ruộng thì cũng được thấy tivi ọ ẹ đưa tin, trưng lên vài cảnh bác kia, chú nọ diện sơ mi trắng bóc, xung quanh thầy tớ xôn xao đi thăm chỗ nọ chỗ kia, vẻ mặt lụi xụi, diễn từ bùi ngùi như các diễn viên gạo cội trong phim ảnh xứ Hàn. Chao ôi, đất nước Việt nam này những tháng rươi bao giờ mà không có bão. Đã là quy luật của thiên nhiên rồi sao họ không dự báo sớm và sát sao cho dân nhờ. Được mỗi đôi lần, khi được “phát” thì họ “động” ỏm lên một lần, thông tin từng con gió cái gió đực đi đâu, về đâu suốt ngày. Lần này thì họ im thít chẳng làm như lần trước, mà đây là trận lũ lụt lớn nhất trong gần 100 năm qua ở miền Trung.
Chao ôi là sự quan tâm thương xót. Trong lần đi thăm trại cùi, anh em đoàn thiện nguyện bỏ tiền túi biếu tận tay các bệnh nhân mà còn được Nhà dòng khuyến nghị không được phép nói về các việc nhân đức phải làm. Việc nhân đức tuy là nghĩa cử đáng khen nhưng cũng là nghĩa vụ của con người đối với đồng loại của mình. Nói ra việc thiện của mình thì khác nào đòi trả công? Việc đó khác gì mang một cái lọ nhom nhem ra để đánh bóng cho sáng choang lên đâu. Huống hồ chỉ tay năm ngón ra lệnh xuất kho của dân của nước ra cứu tế thì đâu đáng gọi là việc làm bác ái? Nghĩ về những chuyến đi ăn, ở cùng bà con bị căn bệnh phong cùi hành hạ bây giờ mới kể, thấy sáng ra được đôi điều. Những bệnh nhân phong cùi đau đớn thể xác, tủi nhục trong tinh thần kia đã làm cho anh em đoàn thiện nguyện thấy rằng xã hội chúng ta sống thật đáng sợ. Trong thế kỷ 21 này, có lẽ nỗi sợ 1000 năm chính là nỗi sợ về căn bệnh phong hủi nhân tính đang thống trị, tác yêu tác quái trên cơ thể loài người chúng ta.
Mai Xuân Dũng
10-10-2010
Theo Blog Mai Xuân Dũng
Gửi ý kiến của bạn