BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77170)
(Xem: 63230)
(Xem: 40632)
(Xem: 32270)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nobel Hoà Bình 2010 - Thông điệp về quyền con người

09 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 1077)
Nobel Hoà Bình 2010 - Thông điệp về quyền con người
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Nobel Hoà Bình 2010
Thông điệp về quyền con người


Tin tức gây sốt cho giới truyền thông quốc tế trong mấy ngày này là tin nhà hoạt động dân chủ đối lập Trung Quốc Lưu Hiểu Ba vừa được Uỷ ban Nobel trao giải Nobel Hòa Bình 2010. Thông báo của Uỷ ban giải Nobel ghi rõ Lưu Hiểu Ba được trao Nobel hòa bình vì "cuộc đấu tranh trường kỳ bất bạo động vì quyền con người".

Ông Lưu Hiển Ba được biết đến như là một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, ông là người đã đấu tranh không mệt mỏi cho tự do ngôn luận, nhân quyền và dân chủ cho nhân dân Trung Quốc trong suốt nhiều năm qua. Năm 2009, ông bị kết án với tội danh "xúi giục chống phá chính quyền và lật đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa", và vì vai trò quan trọng của ông trong việc soạn thảo Hiến chương 08 ("Linh Bát Hiến Chương"), một lời kêu gọi cải cách chính trị ở Trung Quốc, đồng thời ông là tác giả của nhiều bài viết trên mạng chỉ trích chính quyền, được đăng tải trong thời gian 2005 đến 2007.

Tòa án Trung Quốc đã buộc tội và tuyên án ông 11 năm tù vì ông đã “công khai phỉ báng và xúi giục người khác lật đổ chính quyền” và “thêm vào đó, hành vi phạm tội đã diễn ra trong thời gian dài, và đối tượng rõ ràng có ác ý. Các bài viết được công bố đã được phát tán và được xem rộng rãi. Bị cáo là một tội phạm nguy hiểm và cần chịu bản án nặng nề theo luật pháp”.

Đến đây chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng đến những nhà bất đồng chính kiến, những tiếng nói ôn hòa kêu gọi cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền của những người Việt Nam yêu nước. Họ vẫn đang bị giam giữ và quản thúc trong suốt thời gian qua với những lời kết tội nặng nề y như ông Lưu Hiểu Ba như tội “lật đổ chính quyền nhân dân”, “thành viên các tổ chức khủng bố”…

Trung Quốc đã là một cường quốc trên trường quốc tế, họ đã có đủ mọi thứ: tiền bạc, vũ khí, sức mạnh. Cái mà họ còn thiếu duy nhất là một giải thưởng Nobel danh giá. Giờ đây Trung Quốc đã có được tấm huy chương danh tiếng nhất trên hành tinh này, nhưng mỉa mai thay đó lại là cái huy chương mà Trung Quốc không hề mong muốn và đã làm mọi cách để không có nó.

Chính quyền Trung Quốc đã phản đối gay gắt giải thưởng này và đe doạ cả Uỷ ban Nobel lẫn nhà nước Na Uy. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc nói: “Lưu Hiểu Ba là một tên tội phạm đã vi phạm luật pháp Trung Quốc. Việc làm này hoàn toàn vi phạm các nguyên tắc của Nobel Hòa bình, là một sự sỉ nhục đối với chính giải thưởng khi Uỷ ban Nobel trao nó cho một người như vậy”. Trung Quốc đã đi quá xa. Dù Trung Quốc hùng mạnh đến đâu và có làm gì hoặc nói gì đi nữa thì giải thưởng Nobel vẫn là giải thưởng cao quí nhất và được trông chờ nhất trên hành tinh này.

Thế giới đã phản ứng thế nào trước sự kiện này?

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban-Ki-Moon cho rằng giải thưởng dành cho Lưu Hiểu Ba là "sự công nhận rằng thế giới ngày càng đồng thuận trong việc cải thiện quyền con người".

Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc thả Lưu Hiểu Ba ngay lập tức. Ông nói: “Trong 30 năm qua, Trung Quốc đã có những phát triển mạnh mẽ trong cải cách kinh tế, kéo hàng trăm triệu người ra khỏi nghèo đói. Tuy nhiên, giải thưởng này nhắc nhở chúng ta rằng cải cách chính trị vẫn chưa theo kịp và rằng quyền con người cơ bản của mỗi người đều phải được tôn trọng”.

Đức, Pháp, Liên Minh Châu Âu và nhiều quốc gia khác đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba để ông có thể đến Na Uy nhận giải Nobel Hòa Bình vào ngày 10/12 tới đây.

Qua sự kiện này chúng ta thấy được một điều là nhân quyền và dân chủ là ước mơ và đích đến của mọi con người trong mọi quốc gia trên thế giới. Tôn trọng các quyền của con người là giá trị chung mà nhân loại đã và đang đấu tranh để mọi người dân trên thế giới đều được hưởng thụ. Trung Quốc với 1,3 tỉ dân và 2/3 trong số họ, mà đa số là nông dân vẫn không biết và hiểu gì về các quyền của con người như tự do ngôn luận, dân chủ trong việc lựa chọn người lãnh đạo…Việc đấu tranh để mang lại cho họ những quyền cơ bản của con người mà ông Lưu Hiểu Ba đã làm hoàn toàn xứng đáng được vinh danh.

Nhân đây người Việt Nam chúng ta hãy cùng hướng về các nhà bất đồng chính kiến của Việt Nam đang bị chính quyền giam giữ chỉ vì niềm tin của họ và vì mong muốn cho Việt Nam được tốt đẹp hơn. Họ đã bị chính quyền Việt Nam kết án với những tội danh ghê gớm như “lật đổ chính quyền”, ‘khủng bố”, ‘tuyên truyền chống phá nhà nước”… Hãy cùng nhau vạch rõ cho mọi người dân hiểu rằng những lời buộc tội đó hoàn toàn là vu khống, không đúng sự thật, cả vú lấp miệng em. Hãy chia sẻ với họ và gia đình họ để họ không cảm thấy cô đơn. Họ là những người Việt Nam yêu nước. Ước mơ của họ là ước mơ về một ngày mai tươi sáng cho toàn thể nhân dân Việt Nam.

Ông Lưu Hiểu Ba cũng bị chính quyền Trung Quốc kết án với tội danh như những nhà dân chủ Việt Nam yêu nước, và giờ đây ông đã được cả thế giới vinh danh. Đây là nguồn động viên to lớn cho phong trào dân chủ tại Trung Quốc và cũng là sự cổ vũ cho phong trào dân chủ Việt Nam. Cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.

Trung Quốc hùng mạnh là thế mà không thể uy hiếp được một Uỷ ban độc lập như Uỷ ban giải thưởng Nobel. Chính quyền Việt Nam hãy nhìn nhận sự việc này như một sự tất yếu của trào lưu dân chủ trên thế giới. Đừng cố tình và mê muội chống lại trào lưu tất yếu này của lịch sử.

Một nước Trung Quốc hùng mạnh và dân chủ sẽ đảm bảo cho hòa bình trên thế giới và khu vực. Một Trung Quốc hùng mạnh và độc tài sẽ là mối nguy cho cả thế giới, nhất là với các nước lân bang. Chúng ta hy vọng rằng sau những ồn ào của sự kiện trên thì chính quyền Trung Quốc sẽ nhìn nhận ra được vấn đề và sẽ có những cải cách chính trị cụ thể để người dân Trung Quốc được sống trong tự do và dân chủ. Một nước Trung Quốc hùng mạnh và dân chủ cũng là mong muốn của nhân dân Việt Nam, một dân tộc luôn luôn mong muốn được sống trong hòa bình và hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.

Việt Hoàng
(Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên)

Theo Thông Luận
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn