BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73216)
(Xem: 62209)
(Xem: 39387)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Dư luận dân chủ với những phiên toà gần đây

09 Tháng Hai 20187:03 SA(Xem: 1552)
Dư luận dân chủ với những phiên toà gần đây
55Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
55
Gần đây nhiều nhà đấu tranh dân chủ đã bộc lộ những trạng thái ủng hộ công khai hoặc ủng hộ gián tiếp với những phiên toà mà chế độ cộng sản đã mở trong thời gian vừa qua. Liệu đó có phải là tín hiệu đáng mừng khi giới dân chủ và chế độ cộng sản đã có những điểm tương đồng?
Phải chăng giới dân chủ đã dần có những áp lực khiến nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải nhượng bộ và có những phiên toà như vậy.?
Đầu tiên chúng ta đến với vụ án của 15 người bị cáo buộc khủng bố khi đặt bom ở Tân Sơn Nhất của nhóm Đào Minh Quân, Lisa Phạm.  Ở vụ án này, nhiều người trong giới đấu tranh dân chủ, thay vì bênh vực 15 người bị cộng sản Việt Nam mang ra xử, họ lại chửi mắng Đào Minh Quân là kích động bạo lực, nào những kẻ đặt bom như vậy ở sân bay là giết dân thường, vì ở sân bay chỉ có dân thường nhiều chứ làm gì có cảnh sát, quan đội ở đó mà đánh bom.
Hình như không ai trong số những người lên án ấy đọc kỹ thông tin về vụ án.
Đầu tiên phải xác định 15 người thuộc nhóm Đặng Hoàng Thiện sử dụng thứ gì để khủng bố?
Bom xăng, đó là cái mà chế độ cộng sản Việt Nam gọi là vũ khí khủng bố.
Bom xăng là gì, nó thực ra là chai cháy của người Phần Lan trong cuộc chiến tranh với Nga, tên gọi của nó là chai cháy, về đến Việt Nam nó được gọi là bom xăng. Chính cái từ bom đó đã tạo ra ấn tượng đó là thứ vũ khí gây nổ sát thương và tạo cho người ta hình dung đến khủng bố.
Xin thưa nếu bom xăng là khủng bố, thế giới này tràn ngập khủng bố, chúng ta thấy vô số lần những cuộc biểu tình có những chai bom xăng như thế ném vào cảnh sát, ném tứ tung...nhưng chẳng thấy phiên toà nào xét xử những kẻ ném bom xăng như vậy là khủng bố cả.
https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/ke-hoach-dat-bom-san-bay-tan-son-nhat-cua-nhom-khung-bo-3690149.html

Các bị cáo tại tòa trong vụ phá hoại phi trường Tân Sơn Nhất

Theo như tờ báo của chế độ cộng sản Việt Nam đưa tin thì vị trí đặt bom là ở nhà xe và cột đỡ, khi kích nổ gây cháy ngùn ngụt khiến mọi người hoảng sợ , nhưng cơ quan chức năng đã dập tắt được ngay.
Vậy là chẳng ai chết, chẳng ai bị thương khi bom xăng nổ, thậm chí dù bị bất ngờ những cái đám sai nha ở sân bay chỉ quen vòi tiền, đòi hối lộ không hề có chuyên môn về cứu hoả hay cứu nạn cũng dễ dàng xử lý đám cháy. Can xăng có dung tích nhỏ đến nỗi công an chả buồn điều tra xem nó là bao nhiêu lít, có thể lan cháy đến đâu, lúc nổ bán kính nguy hại thế nào.
Trái bom xăng như thế thì giết được ai,  mà chưa gì một số nhà đấu tranh dân chủ đã phải gào toáng lên rằng đám 15 người kia làm thế là khủng bố, là giết người ? Liệu đã nhìn thấy những người nông dân cầm chai xăng ném vào đám cảnh sát cưỡng chế đất ở Văn Giang, lửa cháy bùng bùng trên những tấm khiên chắn vài chục giây rồi tắt, cả đám cảnh sát chẳng ai hề hấn gì.
Nếu đúng ra chế độ cộng sản Việt Nam chỉ khép được 15 người vào tội gây rối trật tự công cộng, phá huỷ tài sản nhà nước. Hành vi như thế chưa thể gọi là khủng bố được, nhất là mục đích của những người này như tờ báo nói chỉ muốn gây chú ý chứ không hề có ý định sát thương ai. Nhưng cộng sản VN đã dễ dàng kết tội 15 người này vào tội khủng bố chống chính quyền nhân dân, buồn thay là một số nhà dân chủ có vẻ hả hê, tán đồng với toà án cộng sản và chỉ trích 15 con người kia. Điều đáng nói nữa là trong số tích cực lên án nhóm 15 người này đều là những thành phần dân chủ có học, đã thế còn học luật nữa đằng khác.
Chính những người dân chủ có học luật này không những phiến diện khi lên án hành vi của 15 người trong nhóm trên, họ còn ủng hộ và tán đồng những phiên toà xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh với lý do tham nhũng cần phải diệt trừ.
 Đầu tiên công nhận với họ tham nhũng và khủng bố phải diệt trừ, nhưng diệt trừ trên cơ sở khoa học của pháp luật khẳng định hành vi phạm tội của họ công bằng và khách quan, hay bằng những phiên toà không cho tranh luận, không làm rõ ràng chứng cứ lại là một điều khác hẳn. Những nhà dân chủ học luật này tán đồng với việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức về, một hành vi không thể chấp nhận trên phương diện luật pháp quốc tế, thế nhưng họ lấy lý do tán đồng rằng, bắt tham nhũng thì thế cũng được. 
Một trong những người này ở Hà Nội,  có đôi ba lần tham gia biểu tình chống Trung Cộng, anh ta lớn tuổi và chủ một nhà hàng ăn uống và luôn khoe mình học luật, đã nhận xét vụ 15 người ở sân bay Tân Sơn Nhất rằng,  những kẻ đấu tranh khủng bố như thế này mà lên cầm quyền còn nguy hiểm hơn cộng sản, thà để cộng sản cứ cầm quyền còn hơn.
Không hiểu anh ta đánh giá trên tiêu chí nào để nhận xét như vậy, một cách hàm hồ có lợi cho chế độ cộng sản và gây bất lợi cho người đấu tranh đến vậy. Nếu anh ta xét trên góc độ nhìn việc này để đánh giá việc sau, anh ta phải rút ra rằng chính 15 còn người kia nếu lên cầm quyền sẽ đỡ nguy hiểm hơn cộng sản.
Vì sao ư ?  đơn giản vì cộng sản khủng bố bằng bom thật, đạn thật, chết dân thường thật, chết còn rất nhiều nữa đằng khác, cứ nhìn miền Nam Việt Nam trong quá khứ thì thấy hành động khủng bố của cộng sản, đánh bom nhà hàng, khách sạn, xe đò....không từ thứ gì. Nếu suy theo kiểu anh ta thì tất nhiên những kẻ đốt mấy chai xăng đỡ nguy hiểm hơn những kẻ đánh bom mìn kia rất nhiều mới đúng. Thế nhưng lạ thay anh ta lại kết luận ngược lại có lợi cho chế độ cộng sản.
Chúng ta thấy đặc điểm chung của những nhà dân chủ trên họ luôn chỉ trích, phê phán những quan chức cộng sản thất thế, hoặc đã bị bắt giam. Họ né tránh đụng chạm đến những lãnh đạo đương chức đầy quyền lực,  ví dụ khôi hài nhất là trong phong trào phản đối BOT, lúc đầu họ tham gia hăng hái vì thấy báo chí có chiều hướng ủng hộ, tức có phe mạnh trong đảng đứng sau muốn xử lý BOT Cai Lậy. Nhưng khi bên trong đảng thoả hiệp xong, Nguyễn Xuân Phúc đại diện cho phe mạnh nhất tuyên bố sẽ cho công an xử lý những kẻ nào gây rối ở các trạm thu phí. Ngay lập tức các nhà dân chủ này quay ngoắt sang chuyện khác như họ chưa hề phản đối việc thu phí ở BOT Cai Lậy bao giờ.
Với cái quan điểm theo cảm tính, theo định kiến mà bất chấp cơ sở pháp luật để tán đồng những phiên toà bất công như vậy của chế độ cộng sản, hoặc nương theo chủ ý của phe phái đang mạnh trong đảng thể hiện quan điểm hùa theo,  thì rõ ràng những điểm tương đồng giữa những nhà đấu tranh trên với chế độ cộng sản không phải là tín hiệu đáng mừng.

Người Buôn Gió
Nguồn Blog Người Buôn Gió
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn