BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77501)
(Xem: 63336)
(Xem: 40784)
(Xem: 32412)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thấy gì qua Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên?

07 Tháng Mười Hai 20176:49 SA(Xem: 1963)
Thấy gì qua Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên?
50Vote
40Vote
31Vote
20Vote
12Vote
1.73

Truyền thông nhà nước ngày 6.12.2017 đưa tin (bit.ly/2iyvpJK), "Ông Trần Quốc Vượng, ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.". Theo đó, Quy định 102-QĐ/TW (bit.ly/2iyvpJK) đã quy định, "Đảng viên sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ nếu đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", "xã hội dân sự", "đa nguyên, đa đảng"; bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước".

Ông Trần Quốc Vượng (trái) đang là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Ông Trần Quốc Vượng (trái) đang là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương


Chuyện đảng viên đảng CSVN bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải xét xử kỷ luật là chuyện đương nhiên, vì trong một thể chế chính trị độc đảng như ở Việt Nam hiện nay khi đảng cầm quyền tự ý khẳng định là một chính đảng duy nhất, hợp pháp (dẫu rằng Hiến pháp Việt Nam không quy định như vậy). Khi đó, không chỉ là việc đảng CSVN là nhà nước thậm chí nó còn bị lập lờ đánh lận con đen là quốc gia, thậm chí là dân tộc Việt Nam.

Tuy vậy cái vế đầu của quy định này khi cho rằng, "Đảng viên sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ nếu đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", "xã hội dân sự", "đa nguyên, đa đảng";" thì là một quy định phản động trái với những gì đang diễn ra trong một thế giới văn minh trừ ở 2 quốc gia Việt Nam và Bắc Triều tiên. Nên nhớ Trung Quốc vẫn là một quốc gia chấp nhận đa đảng.

Lâu nay theo kinh nghiệm của những nước phát triển, văn minh đã cho thấy, để tạo nền tảng cho một quốc gia phát triển nhanh, mạnh và hài hòa, thì ba trụ cột: nhà nước pháp quyền; một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh; và một xã hội dân sự, trong đó bao gồm các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) độc lập không chịu sự chi phối của Nhà nước là ba trụ cột hết sức quan trọng và nhất thiết phải có. Đây là những bí quyết đã giúp cho các quốc gia phát triển, nhanh, mạnh và bền vững trên nền tảng minh bạch.

Ở Việt Nam lâu nay, khái niệm nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường luôn bị gắn thêm cái đuôi Xã hội Chủ nghĩa. Vì thế các khái niệm nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường đã bị biến dạng và trở thành Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa và nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Mà nói như cựu Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh thì "những khái niệm đó làm gì có mà đi tìm". Điều nực cười là, vậy mà ban lãnh đạo đảng CSVN cho đến nay họ vẫn kiên định với cái đó. Điều được ví rằng, dưới sự dẫn dắt của những thằng mù.

Trong bài viết này xin sẽ không đi sâu vào phân tích về các khái niệm nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường, mà chỉ xin phân tích về khái niệm tổ chức xã hội dân sự (XHDS).

Theo định nghĩa thì "Xã hội dân sự là xã hội trong đó các tổ chức khác nhau của các công dân như đảng phái, công đoàn, hợp tác xã, nhóm,...thực hiện mối liên hệ giữa công dân với nhà nước, không để cho nhà nước áp bức các công dân của mình". Các tổ chức XHDS (phi chính phủ) có đặc tính chung là các tổ chức hoạt động độc lập và không chịu sự chi phối của Nhà nước. Vì chỉ khi đó thì các tổ chức XHDS mới có thể hoạt động một cách hiệu quả mà không bị nhà nước kiểm soát và kìm chế. Một tổ chức Xã hội Dân sự cũng là một hình thức Hội đoàn, nhưng phạm vi bao phủ của nó rộng rãi hơn và điều cốt yếu nó là mang tính tập hợp để bảo vệ quyền lợi của thành viên tham gia các hoạt động cụ thể trên cơ sở tự nguyện.

Tại Việt Nam lâu nay, các tổ chức Hội, Đoàn đều do nhà nước thành lập và duy trì hoạt động bằng ngân sách nhà nước. Đây là một thành phần của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - một cánh tay nối dài của đảng cầm quyền. Các tổ chức hội đoàn này về thực chất chỉ làm làm công việc "nhất hô, bá ứng" - đảng hô để rồi MTTQ ủng hộ. Đó chính là lý do vì sao Luật về Hội đã không được đưa ra bàn thảo, ban hành và áp dụng cho các tổ chức XHDS. Tuy vậy, khái niệm tổ chức XHDS không phải là mới, XHDS đã tồn tại ở VN từ rất lâu, đó là các tổ chức xã hội nằm ngoài Nhà nước, nằm ngoài các hoạt động của doanh nghiệp, gia đình. Với mục đích để liên kết người dân với nhau trong những hoạt động vì một mục đích chung.

Lâu nay người ta chỉ biết đến đó là các tổ chức phi chính phủ (NGO) của các tổ chức quốc tế. Tuy vậy, các hoạt động của các tổ chức NGO này thường bị giám sát chặt chẽ của nhà nước. Được biết, bắt đầu từ năm 2005, với sự giúp đỡ của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân (CIVICUS), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), lần đầu tiên tại VN, vấn đề xã hội dân sự đã được Viện Những vấn đề phát triển (VIDS) tiến hành nghiên cứu và báo cáo đánh giá ban đầu. Hay gần đây có tới 20 các tổ chức XHDS độc lập ở Việt Nam như các tổ chức Hội Nhà báo Độc lập, Hội Tù nhân lương tâm, Cứu lấy Dân oan v.v...

Nếu hiểu chính trị là những vấn đề liên quan đến việc gìn giữ và tranh chấp quyền lực và các tổ chức XHDS là các tổ chức khác nhau của các công dân như đảng phái, công đoàn, hợp tác xã, nhóm,.. thực hiện mối liên hệ giữa công dân với nhà nước, đồng thời không để cho nhà nước áp bức các công dân của mình. Vì thế thể chế độc tài toàn trị, độc tôn của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay sẽ không bao giờ tự nguyện chia sẻ quyền lực khi còn ở thế mạnh.

Việc các tổ chức Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan, Hội Văn hóa Ucraina ở Liên Xô hay Phong trào Hiến chương 77 ở Tiệp khắc v.v... trước đây, là những ví dụ tại một số nước có hiện tượng khai thác mặt đối lập với chính quyền của XHDS để tạo ra những xu thế mất ổn định là điều có thật. Hay các tổ chức XHDS độc lập ở Việt Nam như Hội anh em Dân chủ bi đàn áp trong thời gian qua đã cho thấy điều đó.

Nên hiểu, các tổ chức XHDS luôn có vai trò mang tính đối trọng với chính quyền, nhưng tính đối trọng trong các hoạt động của các tổ chức XHDS không đơn thuần là chống đối, mà nó có vai trò rất cần thiết cho xã hội. Ở một chừng mực nào đó nó sẽ giúp đỡ Nhà nước trong việc xây dựng và thực thi pháp luật, nhằm để khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng của bộ máy nhà nước, nhằm đạt tới mục tiêu cuối cùng là xây dựng một xã hội ngày một hoàn thiện hơn.

Người ta cho rằng nên hiểu đơn giản là, một trong những phẩm chất của các tổ chức XHDS là khả năng thực hiện các chính sách xã hội của họ đối với những người ít có cơ hội trong khi các chương trình của Chính phủ không thể nào kham nổi hết. Chính vì thế không nên nhìn nhận các tổ chức XHDS tồn tại chỉ với mục đích duy nhất là tranh giành quyền lực với nhà đảng CSVN.

Tại thông điệp đầu năm mới 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng từng đã đề cập tới vấn đề dân chủ và coi đó là xu thế khách quan trong sự phát triển của loài người. Hay tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân tại Hạ Long ngày 29/4/2014, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển  đã khẳng định, "Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự". Vì theo ông Tuyển, “Nếu xã hội dân sự có thể tham gia xây dựng chính sách, phản biện chính sách và giám sát quá trình thực hiện thì nó sẽ hỗ trợ khắc phục những hạn chế của thị trường và sự quan liêu của nhà nước”. Chính vì thế Quy định 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị đảng CSVN là một bước thụt lùi, đi ngược lại xu thế tiến bộ của thời đại.

Nếu hiểu phương thức phát triển và quy tụ các tổ chức XHDS là cách thức tập hợp quần chúng, với mục đích tạo áp lực đối trọng với chính quyền, sẽ là tử huyệt của chế độ độc tài toàn trị thì cũng không sai. Có nghĩa là phái bảo thủ trong đảng CSVN họ sẽ chống chủ trương XHDS hóa đến cùng.


P/s: Đồng thời đây là một phép thử cho việc lâu nay chính quyền Việt Nam đã phá lệ kiểm soát chặt chẽ báo chí, bằng việc chấp nhận việc tự do ngôn luận (!?). Cụ thể là thông qua việc để cho Hội Nhà báo Độc lập tồn tại cùng với trang web Việt nam Thời báo để tự do "tuyên truyền" chống nhà nước. :

Ngày 07 tháng 12 năm 2017

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn