BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73328)
(Xem: 62237)
(Xem: 39424)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Duyên Anh - Vẫn tên biệt kích ấy

24 Tháng Tám 198812:00 SA(Xem: 1718)
Duyên Anh - Vẫn tên biệt kích ấy
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Duyên Anh đến Paris ngày 20-10- cô đơn như anh ta đã cô đơn vào đời cô đơn viết văn, cô đơn vào tù, cô đơn ra khám, cô đơn vượt biển. Tất cả đều nguội lạnh, trừ trái tim anh ta còn hừng hực một tham vọng. Anh ta viết:

 "Từ tra vấn trong cô đơn, tôi chợt thấy tâm hồn tôi có một chuyển mùa kỳ lạ. Và tôi bỗng thèm sống, khao khát sống. Tôi muốn bắt đầu cuộc sống của tôi ở Sở Công An. Cuộc phiêu lưu đi tìm ý nghĩa cho đời sống của tôi còn dài, vô hạn định. Nỗi thống khổ đầu tay của tôi là một thử thách nhẹ so với nỗi thống khổ của các văn hào thế giới. Nỗi thống khổ mà các nhà văn lẫy lừng của nhân loại trực diện, đã đương đầu, đã kiên nhẫn chịu đựng, đã phấn đấu im lặng, ví như trái núi. Nỗi thống khổ tôi đang ngậm chỉ là cái móng tay. Cái móng tay chớ vộ i ồn ào khi trái núi nín thinh, bình thản liếm máu trên vết thương của mình mà cống hiến cho đời sống những ý nghĩa tuyệt vời về rình yêu và hạnh phúc.

 Trước đây, tuyệt nhiên tôi không có tham vọng văn chương. Hoặc nếu người ta bắt tôi phải nhận tôi có tham vọng văn chương thì tham vọng văn chương ấy là thứ tham vọng giới hạn bằng vòng đai bịên giới quốc gia. Lúc này, lúc tay tôi đang đeo còng chế tạo tại USA, tham vọng văn chương của tôi cuồn cuộn, sóng gió, bão táp. Tôi thèm trả lời người cộng sản một câu nói đầy miệt thị: "thế giới đâu đã đọc sách của các anh"! Phải, thếgiới chưa hề bịết chúng tôi như những nhà văn rực rỡ nhân bản " (l).

 Tham vọng văn chương làm trái tim Duyên Anh rực lửa. Và lửa tim anh ta đã sưởi ấm nỗi hoang lạnh của nghịch cảnh lưu đày. Chúng ta hãy nghe Duyên Anh kể:

 "Tháng 10-1983, tôi đến Pháp. Những ngày đầu ở Trung tâm tiếp cư Achères, tôi đã viết. Rồi tôi về Trung tâm Montreuil, viết phần thứ nhất bộ hồi ký Nhà Tù, làm cả chục bài thơ về Paria . Tôi đợi xong thủ tục giấy tờ, xin chân gác dan ban đêm. Tôi nghĩ gác dan bạn đêm thích hợp với nghề viết của tôi. Ở pháp, dân tị nạn chính trị không được hưởng trợ cấp xã hội như các nước khác thuộc khối Tây Au. Tôi chỉ được hưởng một năm lương... thất nghiệp! Mỗi tháng, lóc cóc tớl ANPE trình thẻ, đóng dấu,"ăn "1500 quan. Không ai lo nhà cửa cho dân ty nạn cả. Muốn thuê nhà, gia đình tôi phải có, ít nhất, 2 cái fiches de paye, nghĩa là hai người đi làm, chủ nhà mới chịu cho thuê. Vợ chống tôi đều "nửa thế kỷ trên vai ", chẳng sở nào thèm nhận. Không có việc làrn là không vay được tiền nhà băng để mua nhà. Tương lai ba đào của tôi hiện rõ rệt. Hai đứa con tôi đang đi học. Tôi đã nhại thơ Tú Xương

 Nào có ra gì cái chữ nho

Ông nghè ông cống cũng nằm co

Chi bằng đi học nghề thông phán

Tối rượu sâm banh sáng sữa bò

Đã hỏng bu rồi nghiệp viết văn

Thi Ca tiểu thuyết đói nhăn răng

Bịết vầy học sửa cầu tiêu nghẹt

Có lẽ mặt mày cũng nở nang

 Ông chủ tịch Đinh văn Ngọc giới thiệu tôi với một hãng bán hàng gửi hàng đường bưu điện. Tôi sẽ gói đồ hoặc khiêng đồ ra xe. Hôm đến nhận việc, mặc chiếc áo blouse xanh, tôi bỗng dở chứng, cởi áo ra, nghĩ sở làm xa quá mà nó chỉ thuê mình dịp Noel, Tết Tây. là nó đuổi sở. Thôi, ta về... đợi phép lạ lưu vong. Dịp may đến thật nhanh. Nhân một chiều rượu, tôi ngỏ ý nhờ bằng hữu Paris kiếm giùm chân gác dan. Thì ông Mai Trung tặng liền việc đánh máy chữ IBM làm composition, sách, báo, tháng 6000F, khai báo đàng hoàng. Thơm quá rồi. Trả tôi 6000F, ông Mai Trung phải đóng thêm cho URSAFF2000F. Tôi có fiche de paye, có sécunté sociale, có lương thất nghiệp. Tiếc rằng, mắt tôi đã mờ, không đánh máy chữ nổi. IBM rắc rối, đánh phải học mà học chẳng vào!

 Ông Mai Trung hiến việc thứ hai. Làm báo. Hỏng luôn. Vì thiếu các ông Đồng Nai, Nam Cường. Số báo thực hiện xong, bèn bỏ. Ông Mai Trung chi việc thứ ba. Viết sách. ông ấy bảo lãnh cho tôi thuê nhà. Và tôi rời Montreuil ve Ivry Sur Seine. Chấm dứt ăn bám nhà nước Tây vào tháng 4-1984. Cái immeuble của tôi dành cho thợ thuyền. Ivry Sur Seine là thành phố có thị trưởng cộng sản: đồng chí Jacques Laloe kínhmến! Tôi ngự lầu 8. Cái appartement 3 phòng nhỏ xíu. Diện tích của nó chưa bằng diện tích garage nhà tôi ở Sàigòn. Tôi không có phòng riêng, thậm chí không có cả bàn riêng ngồi viết. Tôi viết trên bàn ăn. Đang viết say sưa, vợ bảo dẹp lấy chỗ dọn com. Cảm hứng văn chương bịến vụt. Thì ăn. Thời kỳ này u ám lắm. Vậy mà, ít nhất, đã có hai " Việt kiều lạ hoắc thân ái tìm tôi, yêu cầu cho tôi nhà ở và việc làm lương cao. Tôi từ chối, "gạt lệ " từ chối. Tôi chưa đầu hàng cộng sản và không đầu hàng cộng sản ở Paris, giá bình dân. Khi đó. mấy thằng báo chí giẻ rách bỉ thử tôi "làm ăng ten trong tù", "làm tay sai cho cộng sản". Bọn thân cộng ở Paris, ở Bruxelles còn mớm tin bẩn cho quốc gia bảo tôi "do cộng sản gài sảng".. "KGB huấn luyện"! Trước ngày tôi qua Paris, ông Trần Tam Tiệp đã "giàn chào " tôi trên báo Nhất Việt. Qua Paris rồi, ông phao tin tôi bị ném xuống bịển '. Tuy rằng, ông vẫn phục vụ tôi một cách kính cẩn. ĐcÈn anh cớm Mai Đen, lò dò tới Motineuil kiếm tôi, cũng đần độn cảnh giác Nguyễn Hoàng Đạt "coi chừng, nó cộng sản đấy"! Tôi vừa phẫn nộ vừa buồn bã. Nghĩ buồn cười. Tôi có bao giờ là quốc gia của những thằng quốc gia tham nhũng, bẩn tiên, đào ngũ đang ồn ào chống cộng ở hải ngoại đâu mà chúng nó nhận vơ và quả quyết tôi "bán anh em'? Anh em của chúng nó, không của tôi. Thuở chúng nó thống tri miền Nam, tôi đã công khai viết bầy tỏ sự khih bỉ chúng nó. Từ thằng Nguyễn văn Thiệu trở xuống. Tôi thây kệ chúng nó. Tưởng bở, chúng nó làm tới. Tôi, bất đắc dĩ, phải phản công. Và chúng nó câm họng. Có thằng lạy lục, xin xỏ thảm thiết. Trong hoàn cảnh tôi, thân thể tù đầy, gia đình điêu đứng, sự nghiệp tan nát, tác phẩm bị ăn cướp, danh dự bị bôi bẩn, thấ cơ lỡ vận quê người, thử hỏi phản ứng của bạn ra sao? Bạn sẽ điên lên. Bạn không thể bình tĩnh ngồi viết tiểu thuyết lý tưởng. Ngu sao bạn tiếp tục chống cộng? Chúng nó đã bảo bạn là cộng sản, chúng nó quyết dìm bạn xuống bùn đen mà. Bạn ơi, làm việc cho cộng sản ở nước ngoài nhiều đặc quyền, đặc lợi lắm . Cộng sản ở Pháp trang bị cho cộng sản Mít ở Tây một cơ sở ấn loát tối tân. Những người chống cộng sản được ông Tây nào cho phương tiện ngoạn mục? Báo Chiến Hữu, "tuyến đầu chống cộng "èo ọt và đã chết". Vì "ta" ngại trả tiền mua báo và thanh toán tiền quảng cáo. Báo Đoàn Kết của cộng sản thì mỗi ngày mỗi khởi sắc. Bởi nó có một, ta có nhiều. Bởi nó không chửi nhau, ta chửi nhau, lại chửi nhau hung hãn hơn chửi nó. Nó đánh bóng tô son người theo nó. Ta bêu nhục người của ta. Bạn hiểu rõ và bạn trả lời bạn ngu, bạn chống cộng đến thắng lợi. Tôi ngu giống bạn. Chúng ta bằng lòng cái ngu đó. Chúng ta trường kỳ chống cộng. Là rằng nhà văn không phải con lò thò. Nhà văn làm công việc khó hơn người làm xiếc đi trên giây không lưới đỡ. Khi chân lý tự do, dân chủ, hạnh phúc, công bằng, thương yêu là cảm hứng viết và chiến đấu. Nhà văn cứ phóng lên phía trước, ngạo nghễ thách thức tất cả.. Xá chi đường mật công danh, xá chi rỉ tai chụp mũ. Tôi đã chấp tất cả. Để viết.

Tôi viết văn trong sự chông chênh của đời sống gia đình, trong tiếng thở dài nuối tiếc quê hương và dĩ vãng của vợ tôi, trong nỗi ngơ ngác nhìn tương lai của con tôi. Cả trong tiếng ho, tiếng nôn ói của người vợ triền miên bệnh hoạn ".(2)

 Y hệt nhân vật tiểu thuyết của anh ta, như thầy giáo Định trong Ngựa chứng trong sân trường, như cô Quỳnh Dao trong Một người Nga ở Sàigòn, Duyên Anh đã can đảm vượt qua nghịch cảnh, luôn luôn không chịu cúi mặt, luôn luôn bơi ngược dòng theo triết lý sống của con gọng vó. (3)

 Việt cộng chưa đánh thẳng Duyên Anh. Chúng còn chờ xem anh ta có sống nổi, có viết nổi không đã. Sống không nổi là viết không nổi. Muốn viết nổi thì phải sống nổi. Mà muốn sống nổi ở cảnh luống tuổi thì rất cần sự "giúp đỡ". Duyên Anh đã khước từ sự "giúp đỡ" của Mai Chí Thọ (4) nên đã kéo dài 6 năm tù. Anh ta khước từ thêm sự "giúp đỡ" khi ra tù:

 "Ở tù ra, tôi có dịp đi xem phim truyện tuổi thơ Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa và truyện tuổi thơ của họ nữa, tôi mới tiếc ngẩn ngơ cái sở trường của mình. Anh Nguyễn Mạnh Côn, trả lời một cuộc phỏng vấn văn học, đã nói: Duyên Anh là nhà văn duy nhất có khả năng viết về tuổi thơ'? Tôi không tin.. Hồi đó Tôi tưởng anh Nguyễn bốc nhằng như anh ấy bốc nhằng Chu Tử = Sartre+ Stembeck! Không tin sở trường của mình là chuốc lấy oan khiên. Huỳnh Bá Thành, bịệt danh Ba Trung, vẽ bịếm ký ớt, có phỏng vấn tôi và nói: "Đảng bịết anh có tài viết truyện tuổi thơ, Nhà nước bịết anh có tài, anh không nên kiêu ngạo". Sở trường mà lơ là hóa ra... kiêu ngạo. Chúng đầy đọa tôi 6 năm, ngỡ tôi hết kiêu ngạo, thả tôi về, các chức sắc Đảng của Thành ủy mời tôi dài dài, dụ dỗ: "Đâu cần anh ca ngợi đảng. Anh tiếp tục viết đi, anh viết về tuổi thơ, ca ngợi tổ quốc quê hương và lao động . Cứ kể thì cũng êm tai. Nghĩ lại 6 năm bị ngược đãi, bèn tìm cách bỏ xứ sở. Tài năng là cứu cánh, đồng thời, cũng là tai họa của con người. Trước lúc rơi đầu, người đồng bóng đất Tang Môn đã để lại một câu bất hủ. Không xử dụng nổi cái sở trường của tôi, người cộng sản đã phóng tin để người quốc gia bêu nhục tôi. (5)

 Và anh ta khước từ luôn sứ "giúp đỡ" ở Paris, nơi anh ta thấy "tương lai ba đào của tôi hiện ra rõ rệt". Thái độ của Duyên Anh quyết liệt: "Nhà văn không phải là con thò lò. Nhà văn làm công việc khó hơn người làm xiếc đi trên giây không lưới đỡ. Khi chân lý tự do, dân chủ, hạnh phúc, công bằng, thương yêu là cảm hứng viết và chiến đấu, nhà văn cứ phóng lên phía trước, ngạo nghễ thách thức tất cả. Vì chân lý, anh ta bất chấp cộng sản, bất chấp nhiều kẻ thù cũ, tạo thêm một số kẻ thù mới khi dấn thân vào việc chống bạo lực và quyền uy ảo tưởng. Nói cho rõ hơn, Duyên Anh đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của anh ta với những Mặt trận, Phong trào, Lực lượng mà anh ta gọi là "Công ty kháng chiến, Xí nghiệp phục quốc, Hãng thầu nỗi khổ...

 Cộng sản ngồi rình rập, chờ đánh tiếp Duyên Anh. Kẻ thù cũ và mới vây hãm Duyên Anh. Bạn bè Duyên Anh ngoảnh mặt. Đồng nghiệp Duyên Anh nín thinh, thậm chí, một vài kẻ về hùa với kẻ thù đánh hội đồng anh ta. Anh ta tứ bề thọ địch. Phản ứng bất lợi cho anh ta rõ rệt nhất ngay từ bài phiếm luận đầu tiên ký bút hiệu Đồng Nai tư mã trong mục Phép Phù của tạp chí Ngày Nay. Xuất bản tại Wichita, Kansas, Hoa Kỳ, nhan đề Luận về tân xuân thu phục quốc. Cái mũ cộng sản chụp ngay lên đầu nhà văn chống cộng Duyên Anh.

 Đến lượt Duyên Anh phản công:

 " Tôi sang đây chẳng có mưu đồ gì cả. Đã tự cho mình là kẻ "cộng sản không tha, quốc gia không dung" từ khi cầm bút, tôi tách tôi khỏi các thứ quyền lực ở quê hương, trong thời đại của tôi. Tôi không ngụy, tôi không phỉ. Vậy thì phỉ quyền có bỏ tù tôi hay ngụy quyền có thù ghét bêu nhục tôi, đó là chuyện dĩ nhiên mà. Và, nếu tôi có đánh phỉ quyền hay đập ngụy quyền, đó cũng là chuyện dĩ nhiên. Tư tưởng chính trị của tôi trình bày rõ rệt và liên tục trong bốn tác phẩm: Một người Nga ở Sàigòn, Ngậm Ngùi, Bầy sư tử Lãng Mạn, Một Người Tên Là Trần Văn Bá. Những tác phẩm này đã in và sắp phát hành đồng loạt. Tôi ao ưóc có một chính quyền, một chính quyền đích thực của những người Việt Nam chân chính lương thiện, không hề phỉ chưa hề ngụy. Ao ước đó khiến tôi lạc lõng, cô đơn. Và tôi bị dồn vào giữa hai sức ép oan nghiệt. Cộng sản đã chụp lên đầu tôi các thứ mũ CIA, tay sai của ngụy quyền. Quốc gia chụp lên đầu tôi các thứ mũ cộng sản, ăng ten. Trong tù, tôi cô đơn. Ngoài tù. tôi cô đơn. Quê nhà, tôi cô đơn. Quê người, tôi cô đơn. Tôi bằng lòng ngậm trái cô đơn. Để tôi là tôi. Tôi không tranh giành địa vị phù ảo, thứ địa vị què cụt, khập khiễng của bất cứ ai. Tôi yên phận tôi, âm thầm kiếm tiền nuôi vợ con. Cuộc mưu sinh ở xứ lạ dẫn tôi vào những nghề mới: Soạn ca khúc, thực hiện băng nhạc, viết truyện phim. Tôi không đụng chạm tới quyền lợi của bất cứ ai. Tôi càng không dại dột phiêu lưu vào cuộc chiến đấu phục hồi quyền bính của dĩ vãng với những kẻ tội đồ của dân tộc tôi. Hơn cả thế, tôi chống họ. Tôi chống bất cứ những ai lừa gạt niềm tin của tuổi trẻ, của đồng bào tôi. Tôi chống bất cứ những ai đòi độc quyền chống cộng sản và bắt mọi người phải tuân mệnh lệnh của họ, phải đi đúng đường lối của họ. Những kẻ phá hoại công cuộc chiến đấu tiêu diệt cộng sản là những kẻ đòi độc quyền chống cộng sản và bít lối cản của những người Việt Nam chân chính. Những kẻ ấy đã chụp mũ dơ bẩn lên đầu tôi đã cùng bọn ghen tị tài năng dồn tôi vào thế phản công tới tấp'? (6)

 Những ẩn ức với cộng sản chưa kịp thoát ra, thêm cảnh mưu sinh quê người nhọc nhằn, lại bị vây hãm, chụp mũ, bêu nhục, Duyên Anh đã mất bình tĩnh. Ai có thể bình tĩnh được, nếu ở trong hoàn cảnh anh ta? Anh ta tấn công những ông nhà văn thiếu lương tâm:

 "Người cầm bút là người tôn trọng sự thật, là người bảo vệ lẽ phải, là người đấu tranh cho nhân quyền, là người bênh vực kẻ yếu, là người không sợ cường quyền. Vân vân và vân van... Họ có tôn trọng sự thật đâu? Sự thật của họ là nghe đồn, nghe kể! Đấy bọn Đại Nam ăn cướp mồ hôi tim máu của "đồng nghiệp " của họ, họ có dám lên tiếng đâu? Họ sợ ăn đạn và có thể, họ đã được tống vào mõm những quảng cáo thường xuyên, những đồng đô la thơm và thối. Kìa. lũ ma đầu chính tri, lũ tội đồ của dân tộc, đã lập bè kết phái, bịp lòng ái quốc của lương dân bằng lạc quyên, xổ số rồi ăn chia không đều, tố cáo lẫn nhau, họ bịết mà có dám lên tiếng đâu? Họ sợ ăn đạn, sợ bị chụp mũ. HoÏ chỉ ham chụp mũ người khác. Do đâu? Do sự a dua mù quáng và lòng đối kỵ hẹp hòi. Do ở nỗi sợ hãi mình thua kém thiên hạ. Tội nghiệp thay là những kẻ tự ti mặc cảm. (7)

 Anh ta mỉa mai, nghẹn ngào:

 "Cộng sản ghim vào trái tim tôi những mũi tên còn mưng mủ. Tôi táng gia, bại sản, tù đầy, oan trái, vợ con luân lạc xứ người, chẳng ai giúp đỡ cả ngoài những người bạn ở Amnesty International. Vậy mà có kẻ còn nỡ chụp mũ tôi: Cộng sản gài nó sảng đây hoạt động. Nó sẽ chửi cộng sản hung hăng, đồng thời, phá nát các phong trào kháng chiến.

 Tôi đi tìm tự do, không. tôi đi chiến đấu cho tự do. Vậy,trên tất cả, tôi hoàn toàn tự do. Cộng sản gian ác nhưng còn một điều không gian ác với tôi. Là, họ bảo tôi "chống cộng tự nguyện "-- Những tên bịệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận tư tưởng, văn hóa (Văn Hóa, Hà Nội 1980). Tôi đã chống cộng tự nguyện. tôi tiếp rục đánh cộng tự nguyện theo cung cách của tôi và vì dân tộc tôi. Nếu phải đâu hàng cộng sản, tôi đã đầu hàng rồi. Và, ngay cả đến hôm nay, tôi muốn đầu hàng cộng sản càng dễ dàng, càng sáng giá. Cộng sản sẽ vồ tôi ngay. Tôi sẽ có nhà cửa, xe hơi, tiền tiêu, đi đây đi đó diễn thuyết khỏi bị lêu bêu mưu sinh vất vả. Đằng nào chúng nó cũng bảo mình làm việc cho cộng sản rồi, tội chó gì không là! Cộng sản "chiêu hồi " tôi là họ khoan hồng, đại lượng, họ "tha thứ" kẻ đã lôi cả ông Hồ Chí Minh mà nhục mạ mà hài tội. Còn những kẻ nhận mình là "quốc gia " ư, chúng nó ghen ghét, đố ky tài năng của tôi; chúng nó đã bôi bẩn tôi, chúng nó đã dồn tôi vào ngõ cụt phải theo cộng sản. Hạnh phúc cho tôi, cho vợ con tôi, cho bằng hữu thân thiết của tôi là tôi đã chưa ỉa lên sự nghiệp của tôi để phục vụ cộng sản, để làm hài lòng những tên sa đích văn nghệ rẻ tiền.

 Lời nói cuối cùng của tôi: Khi nào tôi đầu hàng cộng sản và hoạt động cho họ, tôi sẽ công khai tuyên bố bắt đầu từ ngày ấy, tháng ấy, năm ấy... tôi phục vụ cộng sản. Tôi không thèm nằm vùng lén lút, hèn hạ. Nhưng nếu tôi phải đầu hàng cộng sản là do tôi chọn lựa, tôi tự do chọn lựa "lý tưởng cộng sản" không bao giờ vì sự khích bác hay sự dồn tôi vào ngõ cụt của những tên sa đích văn nghệ rẻ tiền. Và khi ấy, tôi vẫn phây phây tại Paris, muốn về Sàigòn, Hà Nội, Huế lúc nào thì về. Và chẳng thằng nào dám động đến lông chân tôi. (8)

 Sau hết là lời thách thức của kẻ tin vào tài năng và lòng quả cảm của mình:

 "Không ai có thể giết nổi tài năng đích thực, dẫu là Thượng Đế. Vậy đừng hòng bao vây, ngăn chận tài năng bằng vu khống, bôi bẩn, chụp mũ. Tài năng như khói. Càng nhốt, khói càng tìm lối ra, bay lên cao, ngoạn mục và kiêu hãnh. Muốn đưa một nhà văn vào quên lãng, chỉ có một cách duy nhất là chứng tỏ tài năng của mình. Hãy chứng tỏ đi! Độc giả sẽ là trọng tài vô tự nhất. Tôi tự xóa bỏ 50 cuốn sách cũ để bịến thành nhà văn chưa có gì mà tham dự cuộc đua tài năng với các anh đấy. Tôi chấp các anh-những kẻ vu khống, chụp mũ tôi - 10 năm rồi, tôi chấp thêm các anh 100 năm nữa.

 Nhưng các anh không làm nổi.. Tội nghiệp các anh quá. Tại sao vậy? Vì các anh chẳng còn giá trị gì. Vì tôi đã là đại thụ mà các anh chỉ là cỏ hèn. Vì tôi đã là bịểân cả mà các anh chỉ là kinh rạch"

 Hai năm sau, Duyên Anh đã minh chứng cho lời thách thức đó:

 "Tôi có 6 năm tù đầy vất vưởng, một lần vượt bịển thê lương. Những cay đắng tôi chịu đựng, tôi ngồi trong cô đơn liếm khô máu trên vết thương của mình, tôi không thèm rên xiết, than vãn. Thế mà chúng nó không cho tôi ngồi trong cô đơn liếm khô máu trên vết thương hệ lụy, chúng nó xúm lại cầm dao đâm sâu thêm vết thương của tôi bằng miệng lưỡi ác độc tanh hôi của chúng nó. Có lần tôi đã viết người công chính không thể chết vì bọn giả hình. Và, với bọn đố kỵ, tôi thẳng thắn nói với chúng rằng, tài năng như khói, không thể nhốt khói nổi, càng hùa nhau nhốt kỹ khói, khói càng tìm lối thoát ra, bay cao, ngoạn mục. Là một nhà văn, tôi có quyền kiêu hãnh, dù lưu vong khốn khổ, tôi vẫn sống nổi bằng ngòi bút của tôi, tôi vẫn có tác phẩm đều đặn, tác quyền cao khi xuất bản ấn bản Việt hay viết báo. Tôi chưa đến nỗi làm báo sống bệ rạc bằng quảng cáo ăn xin, uống rượu say mèm bằng gấu quần ca sĩ khen nịmh với thứ văn chương õng ẹo đốn mạt và vung tay đòi đấm bạn cũ như côn đồ. Đến hôm nay, khi ngồi viết những dòng này trên lầu thứ 8 của cái immeuble dành cho thợ thuyền bên bờ sông Seine, tôi vẫn không hiệu chúng nóbêu nhục tôi nhằm mục đích gì. Thoạt tiên, chúng nó kết tội tôi "làm ăng ten trong tù". Rồi tôi là "cộng sản'? Chừng mũ bẩn của chúng nó hết thiêng, chúng nó dựng kịch mới bảo tôi viết "truyện phim porno bán cho Mỹ"? Nay mai, chúng nó sẽ rỉ tai lên án tôi "cộng tác với 2è bureau"vì Pháp xuất bản sách của tôi! Tôi tự hỏi chúng nó đã đóng góp gì cho đất nước bằng tôi. Cuối cùng, tôi thấy với chúng nó, tôi có hai tội. Thứ nhất: Tôi đã không thức thời, dám chống bọn kháng chiến bịp bợm. Thứ hai: Tôi tài năng bay bổng,. chúng nó là đà mặt cỏ. Tôi luôn luôn khiêm tốn với người công chính, với độc gia của tôi, với các bạn trẻ. Nhưng hãy cho phép rôi, một lần chót, bầy tỏ lòng khinh bỉ của tôi với bọn đố kỵ tài năng, bọn ngụy văn nghệ, ngụy quân tử. Một lần thôi, chữ nghĩa của tôi từ nay sẽ chỉ phục vụ bạn đọc. Vâng, tôi sắp 53 tuổi, tôi xin đi lại từ đầu. . . Thế thì tôi xin quên tôi hôm qua mà nhớ tôi hôm nay, tôi xin đi từ đầu với những ai thích làm lại quê hương. Hãy can đảm đi lại từ đầu. Tôi đi lại từ đầu bằng:

 1 Thơ tù, Nam Á Paris 1984 .

2. Một người tên là Trần văn Bá, Nam Á Paris 1985

3. Sỏi đá ngậm ngùi, Nam Á Paris 1985

4. Bầy sư tử lãng mạn, Nam Á Paris 1986

5. Nhánh cỏ mộng mơ, Nam Á Paris 1986

6. Quán trọ trước cổng thiên đường,

7. Một người Nga Ở Sàigòn, Belfond Paris, Nam Á Paris 1986

8. Hôn em kỷ niệm, Nhạc. Nam Á Paris 1986.

 Tôi còn đi dài dài, thỉnh thoảng nghỉ văn chơi nhạc. Đã viết 140 ca khúc. Xé đi 40. Đập đàn hôm qua, thề từ nay chỉ chơi tiểu thuyết. Đi lại từ đầu là cuộc chơi mới của tôi. Sao anh, đếm hết cái cũ của anh xem đã bằng cái mới của tôi chưa? Mà anh cứ đố ky. Mà anh cứ muốn dìm tôi xuống " (9)

 Không ai có khả năng dìm Duyên Anh xuống, kể cả cộng sản. Thời gian là của Duyên Anh. Dù đã bị hành hạ khốn khổ ở quê nhà, bị tù đầy, gia đình ly tán, bị ăn cướp toàn bộ tác phẩm ở quê người, bị vây hãm, bị chụp mũ, bị đối phó với đủ hạng kẻ thù, Duyên Anh vẫn ngạo nghễ sống và viết. Trong khoảng thời gian 4 năm ngắn ngủi, tên bịệt kích văn nghệ Duyên Anh đã sáng tác 20 tác phẩm (từ 200 đến 1200) trang mỗi cuốn. Như thế đủ để chứng tỏ một phấn đấu tuyệt vời, một sáng tạo vô địch. Như thế là đủ để trả lời cho những đứa thối mồm tung tin từ ngày qua Pháp, Duyên Anh chỉ toàn rượu chè, bài bạc. Anh ta đã thể hiện đầy đủ cá tính của thầy giảo Định (ngựa chứng trong sân trường), cô Lan (Sỏi đá ngậm ngùi), cô Quỳnh Dao (Một người Nga ở Sàigòn), cậu bé Vũ (Đồi Fanta)... Cái triết lý sống của con gọng vó đã soi sáng lý thưởng cầm bút của Duyên Anh. Anh ta nhất định không chịu xuôi dòng hay để bị cuốn theo dòng. (l)

 Vũ Trung Hiền

Trích trong: "Bịệt Kích Văn Nghệ Duyên Anh" do nhà Xuân Thu xuất bản

Địa Chỉ Xuân Thu

P.O. Box 97

Los Alamitos, CA 90720

 

(1) Nhà Tù của Duyên Anh, Xuân Thu P.O. Box 97 Los Almtos, CA 90720, 1987

(2) Động lòng chữ nghĩa. Nam Á Paris.

(3) 1983, thơ và truyện Duyên Anh thường nhắc đến triết lý sống của con gọng vó.

(4)Nhà Tù, Xuân Thu, P.O. Box 97, Los Alamitos, CA 90720.

(5) Nhà Tù của Duyên Anh, Xuân Thu P.O. Box 97 Los Almtos, CA 90720, 1987

(6)Tạp chí Ngày Nay, Wichita. Kansas số 45, tháng 4-1985.

(7) Tạp chí Ngay Nay, Wichita. Kansas số 45, tháng 4-1985

(8). Tạp chí Ngày Nay, số 45.

(9) Ngày nay số 60 tháng 1-1987.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn