Ban Chấp Hành Trung Ương CSVN vừa gởi ra bản Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đăng trên các báo trong nước để gọi là lấy các ý kiến đóng góp vào dự thảo các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Thời hạn góp ý là từ ngày 15/9/2010 đến hết ngày 31/10/2010.
Dài 14 trang, bản dự thảo gồm 4 phần: Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm; Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; và Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Có những điểm gì nổi bật trong bản dự thảo nói trên?
Sự mỉa mai. Đó là nhận xét khi đọc bản “Dự thảo Cương Lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Trước hết, là lối hành văn sáo ngữ, không thật, từ đầu trang đến cuối bản dự thảo. Cụ thể như trong các câu:
“Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó máu thịt với nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước”. “Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.” Hay, “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Hoặc, “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.” Và, “Bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.” “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Điểm nổi bật thứ hai, đó là Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam nói miệng một cách giáo điều, không tưởng, phủ nhận thực tế, vẫn khẳng định sự tất yếu thành công của chủ nghĩa xã hội trên chủ nghĩa tư bản: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.” “Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.” Và, “Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.”
Điểm thứ ba là bản dự thảo đã cho thấy sự khôi hài của nó trong đoạn nhận xét về chủ nghĩa tư bản. Nguyên văn: "Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản."
Nếu đoạn văn này được thay thế những chữ “chủ nghĩa tư bản” bằng những chữ “cộng sản Việt Nam biến thái” như dưới đây, thì nó lại chỉ ra cái bản chất của chế độ hiện hành.
“Hiện tại, cộng sản Việt Nam biến thái về bản chất là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của cộng sản Việt Nam biến thái , nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu cộng sản biến thái, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của mọi thành phần nhân dân trong nước sẽ quyết định vận mệnh của chế độ tại Việt Nam."
Tóm lại bản dự thảo Cương Lĩnh Chính Trị của Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN nghe thoáng tưởng là mới mẻ, nhưng lãnh đạo cộng sản Hà nội tuy biến thái đã vẫn dùng lối báo cáo tuyên truyền lưỡi gỗ, huê dạng khoa trương mà tóm gọn chỉ cần một câu là: “mọi sự đều tốt đẹp tuy nhiên vẫn còn những điều chưa tốt”.
Chỉ với một câu này thôi, người nghe phải hiểu rằng chẳng có cách nào để gọi là tiếp cận mà cải thiện chế độ như những nhà chính trị thời cơ đã và đang hô hào vận động từ bấy lâu nay. Nó cũng cho thấy sự thất bại của chủ trương này, khi mà nhìn lại thì thấy rằng nỗ lực của những người hải ngoại đầu tiên hoà hợp hoà giải từ thập niên 90 và những người mới đây hy vọng ở chuyện vận động “những nhà đối kháng trong lòng chế độ” đã chỉ có kết quả là những người gọi là “đối kháng trong lòng chế độ” cải danh thành “nhà dân chủ” đã trở thành những người viết kiến nghị trên các trang mạng điện tử hay góp ý cho đảng và nhà nước về các vấn đề tự do, dân chủ, tham nhũng, hay biển Đông, bauxite theo giọng một số quan chức đảng hồi hưu.
Tuệ Vân
Ngày 23 tháng 9 năm 2010
Dài 14 trang, bản dự thảo gồm 4 phần: Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm; Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; và Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Có những điểm gì nổi bật trong bản dự thảo nói trên?
Sự mỉa mai. Đó là nhận xét khi đọc bản “Dự thảo Cương Lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Trước hết, là lối hành văn sáo ngữ, không thật, từ đầu trang đến cuối bản dự thảo. Cụ thể như trong các câu:
“Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó máu thịt với nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước”. “Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.” Hay, “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Hoặc, “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.” Và, “Bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.” “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Điểm nổi bật thứ hai, đó là Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam nói miệng một cách giáo điều, không tưởng, phủ nhận thực tế, vẫn khẳng định sự tất yếu thành công của chủ nghĩa xã hội trên chủ nghĩa tư bản: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.” “Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.” Và, “Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.”
Điểm thứ ba là bản dự thảo đã cho thấy sự khôi hài của nó trong đoạn nhận xét về chủ nghĩa tư bản. Nguyên văn: "Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản."
Nếu đoạn văn này được thay thế những chữ “chủ nghĩa tư bản” bằng những chữ “cộng sản Việt Nam biến thái” như dưới đây, thì nó lại chỉ ra cái bản chất của chế độ hiện hành.
“Hiện tại, cộng sản Việt Nam biến thái về bản chất là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của cộng sản Việt Nam biến thái , nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu cộng sản biến thái, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của mọi thành phần nhân dân trong nước sẽ quyết định vận mệnh của chế độ tại Việt Nam."
Tóm lại bản dự thảo Cương Lĩnh Chính Trị của Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN nghe thoáng tưởng là mới mẻ, nhưng lãnh đạo cộng sản Hà nội tuy biến thái đã vẫn dùng lối báo cáo tuyên truyền lưỡi gỗ, huê dạng khoa trương mà tóm gọn chỉ cần một câu là: “mọi sự đều tốt đẹp tuy nhiên vẫn còn những điều chưa tốt”.
Chỉ với một câu này thôi, người nghe phải hiểu rằng chẳng có cách nào để gọi là tiếp cận mà cải thiện chế độ như những nhà chính trị thời cơ đã và đang hô hào vận động từ bấy lâu nay. Nó cũng cho thấy sự thất bại của chủ trương này, khi mà nhìn lại thì thấy rằng nỗ lực của những người hải ngoại đầu tiên hoà hợp hoà giải từ thập niên 90 và những người mới đây hy vọng ở chuyện vận động “những nhà đối kháng trong lòng chế độ” đã chỉ có kết quả là những người gọi là “đối kháng trong lòng chế độ” cải danh thành “nhà dân chủ” đã trở thành những người viết kiến nghị trên các trang mạng điện tử hay góp ý cho đảng và nhà nước về các vấn đề tự do, dân chủ, tham nhũng, hay biển Đông, bauxite theo giọng một số quan chức đảng hồi hưu.
Tuệ Vân
Ngày 23 tháng 9 năm 2010
Gửi ý kiến của bạn