BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73320)
(Xem: 62233)
(Xem: 39421)
(Xem: 31168)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lễ hội ngàn năm Thăng Long và cây tầm gửi cộng sản

15 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 1388)
Lễ hội ngàn năm Thăng Long và cây tầm gửi cộng sản
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00


Chỉ còn không đầy 3 tháng nữa là đến ngày kỷ niệm Thăng Long tròn 1000 năm tuổi. Hàng núi tiền thuế của nhân dân được lấy ra từ ngân sách nhà nước để phục vụ cho đại lễ hiếm có này. Tôn vinh một giá trị lịch sử hàng 1000 năm như Thăng Long là cơ hội để CSVN chen vào đó mà tôn vinh chính bản thân họ, hầu che lấp những hành động cấu kết với Trung Cộng, bán đất, nhượng biển, dâng cống tài nguyên, trấn áp, bóp nghẹt dân chúng của nhà cầm quyền, đã khiến uy tín của Đảng CSVN không những bị giảm sút trầm trọng trong nhân dân, mà thậm chí còn bị quần chúng nhân dân căm ghét như kẻ thù.

Chính quyền cộng sản Việt Nam tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long hoành tráng nhằm thu hút sự quan tâm của nhân dân, khoả lấp đi những tội ác và vô trách nhiệm mà ĐCS đang reo rắc trên đất nước Việt Nam. Họ phô trương những công trình xa xỉ, tốn kém, như muốn chứng minh rằng đất nước mà họ lãnh đạo đang rất phồn vinh, giàu có, dư thừa tiền bạc. Họ muốn gắn hình ảnh của họ với lịch sử, như mong muốn của loại tầm gửi muốn dựa vào cái cây đại thụ mà mơ ước được hòa quyện với cây đại thụ như một.

Một số người sẽ có thể tin như vậy. Sẽ tin cái cây tầm gửi có tên cộng sản đang bám vào cây cổ thụ đất nước này là một; sẽ cho là sự có mặt của cây tầm gửi CS sẽ thành việc tự nhiên. Và từ đó xem vai trò lãnh đạo của ĐSCVN trên đất nước này là điều đương nhiên như đảng CSVN mong muốn. Trong mấy chục năm qua, họ đã bưng bít và giở bao trò lừa bịp để đoạt được niềm tin ấy của nhân dân.

Đơn giản một điều là, nếu như nhờ có đảng CSVN lãnh đạo mà đất nước phồn vinh thật sự, làm ra của cải thực sự, đất nước phát triển, đời sống nhân dân giàu có và dư thừa của cải, thì tổ chức những lễ hội hoành tráng nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần của người dân là đều nên làm. Nhưng loài tầm gửi muôn đời vẫn là tầm gửi, cái xanh tươi, hoa lá của chúng được tạo ra bằng những chất dinh dưỡng của cây cổ thụ. Chúng càng xanh tươi, bóng bẩy bao nhiêu thì cây cổ thụ càng héo mòn, kiệt quệ bấy nhiêu.

CSVN cũng chính là cây tầm gửi và đất nước này là cây cổ thụ vậy. Số tiền hàng chục nghìn tỉ đồng lấy ra từ ngân sách, do tiền thuế của người đóng góp, để tổ chức lễ hội là một sự xa xỉ quá đáng đối với một đất nước còn nghèo như Việt Nam, một đất nước có quá nhiều món tiền vay nợ từ nước ngoài, quá nhiều người dân còn sống trong cảnh đói nghèo; bệnh tật không có đủ tiền chữa chạy; có nơi trẻ em đi học, qua sông bằng đò, bằng đu dây... Năm nào cũng có em bị chết vì đi học trên những phương tiện thời trung cổ như thế. Một đất nước mà cán cân thương mại xuất khẩu luôn bị thâm hụt, chưa tự lực làm nổi cái xe đạp ra hồn, thì lấy gì có tiền dư thừa?

Lấy tiền đi vay, lấy tiền đào tài nguyên, cắt xén đất đai mà bán để lễ lạc trọng thể có nên không?

Hãy hình dung một gia đình, đời ông bỏ xương máu giữ gìn cơ nghiệp, mở mang, phát triển. Đến đời cháu sau này lười nhác, ngu muội. Đến ngày giỗ ông mang đất đi cầm, chặt cây trong vườn, giết bò, mổ trâu,.... toàn những thứ của cha, ông để lại, lấy tiền đó để làm giỗ, kỷ niệm linh đình. Như thế có thật là hiếu với tổ tiên không? Cái hiếu như thế chỉ khiến tổ tiên nơi chín suối đau lòng, và những người đang sống chứng kiến phải nhếch mép cười khinh bỉ vì cái thói của người nhưng phúc ta, cái thói xa hoa ngu muội ấy.

Giá như chúng gìn giữ vẹn toàn cơ nghiệp, không đủ tài phát triển thì cũng không để những gì của cha ông để lại bị phân tán, mất mát đi. Như thế, dù ngày giỗ tổ tiên dẫu chỉ có nén nhang và vài cây trái trong vườn, thì tổ tiên cũng mát lòng, hả dạ.

1000 năm Thăng Long đã đến với bao công trình xa hoa chào đón. Nhưng biết đến bao giờ các vị thần tứ trấn Thăng Long như Linh Lang, Trấn Vũ, Long Đỗ… mới không còn phải chứng kiến cảnh nợ nần của đất nước, không phải chứng kiến các con cháu mình nai lưng trả nợ hết từ đời này sang đời khác. Không phải thấy các quan lại ngày đêm hết tính chuyện bán rừng, bán bể, bán khoáng sản, bán đất đai để trả nợ, để sống qua ngày. Không phải thấy con cháu mình bôn ba vượt bể để đi làm kiếp thuê mướn, ở đợ mong kiếm miếng ăn. Nếu các thần biết cái món lễ mà con cháu dâng cho ngài là tiền đi vay nợ lãi, tiền bán tài nguyên, tiền cho thuê đất… thì các ngài đau đớn đến đâu. Hay các thần biết được bụng dạ trí trá của bọn con cháu muốn lợi dụng lễ này để chúng nó được này nọ, rồi tha hồ tung tác, hoành hành lừa gạt dân chúng, bán chác gia sản với giá rẻ mạt để ăn tiêu như thế, cái lễ 1000 năm này chỉ khoét thêm vết đau trong lòng tiền nhân mà thôi.

Từ khi nhà Lý rời đô đến nay, Thăng Long nhiều lần chìm trong khói lửa chiến chinh. Chỉ có triều đại nhà Lê kéo dài hơn 300 năm đất Thăng Long được quãng thời gian yên ổn. Câu “Thăng Long Phi Chiến Địa” có lẽ xuất hiện từ thời đó, thể hiện sự mong muốn một kinh thành bền vững, làm yên ổn lòng người. Nhưng ngày nay, với sự tha hoá của những kẻ cầm quyền buôn dân bán nước, cùng với bao nhiêu tội ác mà họ đã và đang làm trên đất nước này, Thăng Long đang phải gánh một trận chiến âm thầm nhưng dữ dội, đó là cuộc chiến của lòng dân đang oán hận với những kẻ cầm quyền bạo ngược.
Đông Hà

 Theo Blog Quán Vỉa Hè

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn