BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73217)
(Xem: 62210)
(Xem: 39388)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nghĩ về cuốn sách bị thu giữ

26 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 949)
Nghĩ về cuốn sách bị thu giữ
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Tôi gấp cuốn " Nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam " của Nguyễn Thanh Giang sau hai ngày đọc nhọc nhằn và cuốn hút dưới cặp kính lão nặng nề . Những âm thanh văng vẳng của quá khứ lại vọng về :

Tôi nói đồng bào nghe rõ không ? .

Vâng ! Tôi nghe rõ rồi . Hai mươi lăm triệu người dân Việt Nam đã nghe rõ cả rồi .

- Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng . Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được , trong những quyền ấy có quyền được sống , quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc ...

Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

- Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi ...

Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 .

Hai nội dung trên cũng là nội dung mở đầu của bản tuyên ngôn độc lập năm 1945 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà .

Lúc đó tôi còn nhỏ và Thanh Giang lại còn nhỏ hơn tôi cũng đã nghe những lời trịnh trọng thiêng liêng vang vọng sông núi mà đến hôm nay cứ ngỡ như đùa . Hơn 60 mươi năm rồi ... Từ chú bé con Thanh Giang trở thành ông Viện Sĩ - Tiến Sĩ , đầu bạc ở tuổi cổ lai hy mà cứ đau đáu mãi về :

Nhân quyền và dân chủ !

Bị làm nhục gần như đấu tố kiểu CCRĐ ở giữa chốn thị thành , rồi khám nhà thu máy vi tính cắt liên lạc điện thoại , rồi tống vào tù , rồi quấy điện thoại của một lũ giấu mặt khủng bố giữa đêm khuya , rồi ném đất đá vào nhà , rồi tạo cú đâm xe máy giữa chốn Thủ Đô ngàn năm văn vật , rồi một lũ côn đồ thay nhãn " Thương Binh " giả hiệu gây sự chơi trò ma phi a giữa thanh thiên bạch nhật của thành phố được mang danh hiệu thành phố hoà bình . Rồi gần đây nhất , sáng ngày 30/6/2006 một lũ trương tuần thời @ hung hãn xộc vào nhà khám nhà , huỷ sách nhằm nhắc nhở nhớ tới tên bạo chúa Tần Thuỷ Hoàng và tên phát xít Hít le để mà liệu hồn !

Thanh Giang ơi là Thanh Giang ! ... Ông chưa chán , chưa ngán , chưa sợ hay sao ? Nelson Mandela vẻ vang trong tù 28 năm đã qua rồi , một phát súng nổ một Luther King gục xuống và bà A - ôn - xu - chi , Nguyễn Vũ Bình đang ở trong tù . Và còn bao thân phận dũng cảm đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền vẫn đang còn " Trần trụi giữa bày sói " chưa làm ông nản lòng sao ? Lại nữa trước ngọn nến đêm khuya leo lắt , Lý Thận Chi 80 tuổi , nhà lão thành Cách mạng Trung Quốc , trợ lý cao cấp của Chu Ân Lai phải thở than phẫn uất kêu lên : " Chế độ cộng sản của Mao chưa bao giờ có dân chủ !" và sự kiện tàn sát Thiên An Môn ra đời .

Bạn bè tôi ở Hải Phòng đã đọc " Nhân quyền và Dân chủ ở Việt Nam " của ông với lòng trân trọng , quý mến xen lẫn trong sự lo lắng mơ hồ đang lơ lửng quanh sinh mạng của ông .

Hỡi bạn ! Tôi yêu quý bạn . Hãy cảnh giác!

Và tôi chưa quên cụ Nguyễn Tuân còn dặn lại đinh ninh như một lời nguyền :

- Đất nước ta là một pháp trường trắng . Không có đầu rơi , máu chảy , nhưng có người chết !.

Những vấn đề bàn về dân chủ và nhân quyền của Thanh Giang ngồn ngộn những tư liệu lịch sử , những danh ngôn danh nhân , những dẫn chứng xúc tích , những biện minh khúc triết , những lập luận chặt chẽ , những thí dụ cụ thể . Trình độ của tôi đâu dám làm MC dẫn truyện cho cuốn sách của ông và tự mỗi trang đã là một lời hùng biện . Nhưng bao giờ ... bao giờ nhân dân Việt Nam được đằm mình trong dân chủ và được hưởng cái quyền làm người như ông viết .

Tiện đây xin nêu một ví dụ nửa vui, nửa buồn, nửa hài hước và đến hôm nay nó đã trở nên " cũ như trái đất " : 

Tháng 1/1998 , Hữu Thọ trưởng ban tư tưởng - văn hoá Trung ương Đảng nêu một đoạn trong nghị quyết TW 4 :

" ... Ba là quyền làm chủ của nhân dân không được phát huy . Khẩu hiệu " Dân biết - Dân bàn - Dân làm - Dân kiểm tra " đã nêu từ Đại hội VI năm 1986 đến nay là 12 năm mà chưa được cụ thể hoá . Dân được biết thì được biết cái gì ? Dân được bàn thì bàn cái gì ?Dân làm có lẽ là đã rõ , còn dân kiểm tra thì kiểm tra cái gì , kiểm tra ai , kiểm tra theo cơ chế nào ? . Sau 12 năm khẩu hiệu ấy đến nay về cơ bản vẫn nguyên là khẩu hiệu , chưa có một cơ chế để thực hiện . Chưa có cơ chế thì dân chưa được làm chủ ... ! " .

Nghĩa là Đảng cũng đã ban cho " Dân chủ " nhưng thực ra chẳng cho gì cả, cho cũng như không !.

Vậy nên những câu mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1945 cách đây đã hơn 60 năm cũng chỉ còn là những câu nói đùa nghiêm túc ! .

Hỡi các công dân " á - Mỹ - Lợi - Căn và Phú - Lang - Xa " , các bạn cứ xài cái nhân quyền và dân chủ của các bạn cho chán đi. Còn dân tộc Việt Nam chúng tôi không có gì phải vội vàng đang cam phận nhâm nhi xài cái bành vẽ " Dân chủ và nhân quyền " với nỗi canh cánh ước mong trong lòng : " Hoặc bánh thật hoặc nhà tù !

Tưởng cũng không thừa khi trích đại ý một đoạn trong bài viết " Tôi là kẻ hèn thứ hai " của nhà văn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng để làm câu kết cho bài viết này : Chủ nghĩa Mác như một con ác điểu đậu vào đất nước Việt Nam , một đất nước nông nghiệp lạc hậu với nền giáo dục phong kiến phương Đông chỉ làm cho móng vuốt của nó càng thêm dài , thêm nhọn quắp ngập sâu dai dẳng vào da thịt của tổ quốc chúng ta để rỉa rói cho cạn kiệt tất cả những tinh hoa của nền văn hiến Đại Việt đã trải qua mấy nghìn năm của tổ tiên vun vén để lại cho con Lạc cháu Hồng .

Ngày nào còn chủ nghĩa Mác trên đất nước này đừng bao giờ có hy vọng có được một cuộc sống tử tế , chất phác , đôn hậu , hiền lành như thời phong kiến thực dân ngày xưa mà ông cha và kể cả người viết bài này đã từng sống trong kiếp nô lệ ( dù thời đấy nó cũng còn nhiều bất công , khổ cực ) chứ còn mong gì nói đến :

- Dân chủ và quyền được làm một con người cho ra một con người !

Tôi tha thiết nhắc lại điều này, trong nước mắt của tuổi già người Việt Nam trên mọi miền trái đất liệu có nghe thấy không ?

Hải Phòng ngày 20 tháng 8 năm 2006

 Người lính già

 Vũ Cao Quận 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn