BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73223)
(Xem: 62211)
(Xem: 39389)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tuổi bảy mươi

26 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 1037)
Tuổi bảy mươi
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Tuổi đời của con người, giữa thập kỷ 20, người ta còn nói “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” – người sinh ra thọ 70 tuổi là hiếm. Cuối thập kỷ 20, tuổi thọ con người được nâng lên đôi chút, chủ yếu nhờ ngành Y can thiệp. Dầu tuổi thọ con người được kéo dài, nhưng phàm là con người, khi 70 tuổi đã hết “oanh” chỉ còn “liệt”. Vào độ tuổi ấy, họ lo cho bản thân mình không xong thì nói chi góp phần lo cho gia đình và xã hội.

Tuổi của một thể chế chính trị Dân chủ được đóng khung không quá 2 nhiệm kỳ khoảng 8-10 năm. Thời gian đó đủ cho thể chế ấy thi thố đức tài phục vụ cho nước, cho dân.

Tuổi một thể chế chính trị Độc tài toàn trị cũng không thể vô hạn, dầu có cố cũng không thể kéo dài muôn thuở - Độc tài 70 đã là qúa đáng, nếu không chuyển đổi sẽ trở thành độc ác.

Thực tế cho thấy, qua 70 năm độc tài chuyên chế, kềm hãm sự phát triển về mọi mặt đời sống xã hội, đầu thập niên 90, các đảng cộng sản Đông Âu nói chung, đảng cộng sản Liên Xô nói riêng, khi nhận thấy sai lầm thiếu sót của mình, trước sức ép của công chúng, chấp nhận rút lui khỏi vị trí chấp chánh, chấp nhận thi đấu với các đối thủ khác một cách sòng phẳng. Cho đến nay, dầu chưa thấy đảng cộng sản nào thắng cử chấp chánh, nhưng họ đều được tham chánh một cách chính danh, phù hợp với lẽ đời không có chi phải bàn luận.

Trước đây, qua Hội hữu nghị Việt-Xô, tôi có đọc toàn văn Văn kiện Đại hội lần thứ 22 (là phải) của Đảng CSLX. Văn kiện nầy lặp đi lặp lại nhiều lần cụm từ “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”. Vậy vô hình trung, Đảng CSLX mắc bịnh nói dối, bưng bít sự thật chớ gì, nếu không sao lại phải gào lên như thế?

Tính từ khi cầm quyền đến nay đã 69 năm (1945-2014), dưới thể chế độc tài toàn trị, Đảng CSVN cũng đã đến tuổi “hưu”. Theo tôi, Đảng CSVN nên dành thời gian kiểm điểm việc làm nên hư đối với quốc gia, dân tộc trong suốt chặng đường 69 năm mà mình giành quyền lãnh đạo.

Trước thềm Đại hội 12, với 71 năm cầm quyền(1945-2016), liệu Đảng CSVN có đủ can đảm như Đảng CSLX “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” hay tiếp tục bắt chước Đảng CSTQ bám lấy 4 nguyên tắc cố hữu: “Theo chủ thuyết Mác-Lê; Tư tưởng Mao Trạch Đông ; đường lối kinh tế Đặng Tiểu Bình; kế nhiệm phải phục tùng tiền nhiệm”.

Nếu Đảng CSVN có đủ can đảm “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” như Đảng CSLX, hãy nói rõ lợi và hại trong những điều được coi là “thâm cung bí sử”mà chúng dân đang muốn biết:

Ở miền Bắc:
- Vụ Cải cách ruộng đất ?
- Vụ Nhân văn Giai phẩm ?
- Vụ “Những phần tử xét lại chống Đảng” ?

Ở miền Nam:
- Vụ cải tạo Ngụy quân, Ngụy quyền(X.1) ?
- Vụ cải tạo Tư sản mại bản (X.2) ?
- Vụ cải tạo Công,Thương nghiệp ?
- Vụ cải tạo Nông nghiệp ?
- Vụ 16,5 tấn vàng VNCH để lại đã về đâu?

Hội nghi Thành Đô giữa Việt Nam và Trung quốc:
- Hai nước ký kết những gì ở hội nghị Thành Đô năm 1990 ?
- Vấn đề biên giới, hải đảo ?
- Việc cho TQ thuê đất và khai thác tài nguyên ?
- Do đâu TQ trúng thầu nhiều công trình ?
- Sao để cho TQ cày cấm người Hoa trên mọi miền đất nước ?

Đánh giá chính xác tình hình Chính trị, Kinh tế, Xã hội, nhất là các mặt:

- Trong nội bộ Đảng có việc gì mà một số đảng viên ứng lên yêu cầu nọ kia như thế? Đảng xử sự với dân thế nào mà họ ứng lên biểu tình đòi dân sinh, dân chủ triền miên như thế?

- Sao người ta áp dụng kinh tế thị trường phát triển tốt, còn ta cũng áp dụng kinh tế thị trường mà trì trệ, có phải do còn nghoéo cái đuôi “sao chổi” XHCN ?

- Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta so với các nước trong khu vực? Sự chênh lệch nghèo giàu giữa cán bộ và người dân? Nợ nước ngoài là bao?...

- Theo thông tin chính thống, tệ nạn xã hội xảy ra mỗi lúc càng nhiều do đâu?

- v.v…

Dầu có đau lòng nhưng cũng phải thừa nhận: Việt Nam ta, một xã hội lừa với trên, dối với dưới đang không còn là hiện tượng cá biệt. Nói dối đã trở thành thói quen, là một biểu hiện hư đốn về văn hóa. Sợ sự thật đồng nghĩa với từ chối chân lý. Một xã hội không còn biết đâu là chân lý thì khác nào người mù đi đêm, luôn bị vấp ngã là tất yếu.

Đau lòng và nhục nhã thay, một xã hội thèm khát sự thật đến mức người dân đỗ ra đường gào “Tôi/chúng muốn biết”.

Vì nước không yên, dân không an, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới thốt lên: “Không sợ bất cứ thế lực nào, chỉ sợ dân mất lòng tin đối với Đảng và Nhà nước”?

25/09/2014
Thiện Tùng

Nguồn Dân Luận
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn