BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72808)
(Xem: 62101)
(Xem: 39196)
(Xem: 31054)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chuyện mất, còn của các khu công nghiệp

29 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 893)
Chuyện mất, còn của các khu công nghiệp
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Theo thiếu tướng Võ Thành Đức, Gíám đốc Công an Bình Dương thì: khi xảy ra vụ việc gây rối, toàn tỉnh Bình Dương có 700 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp bị các đối tượng đe dọa, trên 460 doanh nghiệp bị đập phá, đốt cháy nhưng chỉ có 2 doanh nghiệp của Trung Quốc bị đốt cháy. Thiệt hại chủ yếu là các doanh nghiệp của Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…



Và ông Giám đốc Công an Bình Dương đã lý giải hành động “bạo loạn” này như sau:

Vụ việc xuất phát từ những bức xúc của các công nhân có lòng yêu nước trước hành động Trung Quốc đặt giàn khoan xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên, đã bị một nhóm phần tử xấu kích động, lợi dụng để cướp bóc tài sản. Ngoài ra, có một số người từng là công nhân có những mâu thuẫn với doanh nghiệp nên nhân cơ hội này lợi dụng đập phá để trả thù…

Như vậy thì rõ ràng là các cuộc biểu tình bạo loạn vừa qua không phải do Trung Quốc giật dây để tạo cớ tấn công Việt Nam, cũng không phải do công an Việt Nam giật dây để tạo cớ dẹp biểu tình.

Chuyện “biểu tình bạo loạn” gói gọn lại chỉ có 3 động cơ: 1/Chống Trung quốc xâm lược. 2/Cướp tài sản. 3/Công nhân mâu thuẫn với doanh nghiệp nhân cơ hội trả thù.

Trong 3 động cơ ấy thì động cơ thứ nhất là chính đáng, chúng ta không cần bàn tới. Ở đây chúng ta chỉ phân tích và đánh giá động cơ thứ 2 và thứ 3.

ĐỘNG CƠ THỨ 2: CƯỚP TÀI SẢN

Đã cướp thì là xấu và có tội. Chuyện đó thời nào cũng có, trong bất cứ cuộc tụ tập đông người và khó kiểm soát nào cũng có. Không cần bàn thêm.

ĐỘNG CƠ THỨ 3: CÔNG NHÂN MÂU THUẪN VỚI DOANH NGHIỆP MUỐN TRẢ THÙ

Đây là động cơ mang nội dung quan trọng nhất có liên quan tới quyền sống, quyền con người, quyền lao động.

Muốn đánh giá động cơ này chúng ta nên đặt câu hỏi:

-Tại sao những công nhân lại mâu thuẫn với doanh nghiệp đến nỗi đập phá để trả thù, sự trả thù ấy đúng hay sai?

Để trả lời câu hỏi ấy chúng ta cần tìm hiểu bản chất của những khu công nghiệp nước ngoài tại các nước nghèo như Việt Nam.

Chúng tôi xin trích dẫn những dòng sau đây trong cuốn LỜI THÚ TỘI CỦA MỘT SÁT THỦ KINH TẾ (Confessions of an Economic Hit Man – tác giả John Perkins, bản dịch tiếng Việt – nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin 2006):

“Họ đến…với một mục đích rõ ràng là bóc lột những người dân khốn khổ, những người mà con cái họ bị suy dinh dưỡng trầm trọng, thậm chí đang chết đói, những người đang sống trong những khu nhà ổ chuột và đã mất hết hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngày nay, bọn chúng không cần phải vào rừng rậm châu Phi để tìm nô lệ mà chỉ cần thuê cái đám dân nghèo đói kia, về làm việc cho các nhà máy sản xuất áo khoác, quần jeans, giày thể thao, phụ tùng ô-tô, linh kiện máy tính và hàng ngàn những thứ khác. Thậm chí chúng chẳng cần làm chủ nhà máy, thay vào đó, chúng thuê một doanh nhân bản địa để làm những công việc bẩn thỉu cho chúng.” (Trích trang 253-254)

Những “công việc bẩn thỉu” ấy chính là sự vắt kiệt sức lao động của công nhân với đồng lương rẻ mạt trong các khu công nghiệp hiện nay tại Việt Nam.(Từ 100 đến 200 đô la Mỹ một tháng, tương đương với thu nhập của những người bán vé số dạo.)

Những ông chủ các khu công nghiệp, các khu chế xuất không ưa những chính quyền trong sạch vì thực tế chúng là bọn ruồi nhặng, chúng chỉ có thể sinh sôi nảy nở trong những môi trường bẩn thỉu, tham nhũng, chúng chỉ có thể tung hoành ngang dọc khi có sự đồng lõa của các viên chức tham nhũng bản xứ chịu ngửa tay nhận tiền của chúng.

Ở Việt Nam, khi vụ PMU 18 đổ bể, người ta đọc thấy trên các phương tiện truyền thông: nào là quốc hội Nhật Bản nhóm họp để xem xét việc sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam, nào là Ngân hàng Thế giới sẽ điều tra về vụ PMU 18… trên thực tế đó chỉ là những động tác giả!

Chính bọn họ đang tiếp tay cho tham nhũng ở Việt Nam hiện nay!

Trong bối cảnh “toàn cầu hóa” thân phận của các nước nghèo chẳng khác nào một cô gái điếm: vì nghèo, vì không có trình độ nên muốn tồn tại chỉ còn cách bán đi cái “vốn tự có” của mình. Đó là dầu thô, là cao su và những tài nguyên thiên nhiên khác. Chua chát thay nhân dân chỉ được hưởng một phần nhỏ lợi tức do “vốn tự có” mang lại. Phần lợi lớn đều chảy vào túi những mụ tú bà là các tập đoàn kinh tế Anh, Pháp, Đức, Nhật, Đài Loan,Trung Quốc… và những tên ma cô dắt mối là các viên chức tham nhũng địa phương.

Hiểu như thế, có lẽ chúng ta không phải quá coi trọng các khu công nghiệp, không phải phí sức bênh vực cho các ông chủ giàu sụ, những kẻ từng cấm công nhân uống nước và đi tiểu vì sợ mất năng suất khiến họ chịu không nổi phải đình công (Công ty TNHH Komega Sports, vốn Hàn Quốc), những kẻ từng đánh đập công nhân dã man (Ông chủ Yoo Ok Soon của Công ty Sung Chang đánh trọng thương công nhân Việt Nam là chị Trương Thị Thanh Thuý). Chưa kể công ty Vedan thường xuyên xả nước thải độc hại bình quân 5.000 m3/ngày ra sông Thị Vãi gây ra biết bao nhiêu cái chết cho nhân dân sống hai bên bờ.

Và còn nhiều khu công nghiệp khác…

Đối với tôi – ngoại trừ bọn hôi của – việc công nhân trả thù các chủ doanh nghiệp vì họ đã bị bóc lột, đã phải sống kiếp nô lệ lầm than, là không có tội, mà chính những kẻ đang bóc lột mồ hội nước mắt của họ mới có tội. Chúng ta chẳng những không nên xử họ mà còn nên tạo điều kiện cho họ đấu tranh đòi tăng lương, đòi cải thiện điều kiện lao động, đòi có một công đoàn đúng nghĩa để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của họ.

Đối với tôi, bảo đảm đời sống và điều kiện làm việc của công nhân là quan trọng. Các khu công nghiệp còn hay mất cũng chẳng ảnh hưởng gì tới dân nghèo, bởi vì trên thực tế nó chỉ nhằm phục vụ cho các ông chủ và các quan chức tham nhũng ăn theo mà thôi.

Chắc có người sẽ nói: Các khu công nghiệp sẽ đóng thuế vào ngân sách quốc gia. OK. Nhưng liệu số thuế ấy có đủ 34.000 tỷ để cho Bộ Giáo Dục biên soạn sách giáo khoa không?

Khu công nghiệp ơi là khu công nghiệp! Các người cũng quan trọng đấy, nhưng với thực trạng hiện nay ở Việt Nam, nếu không có các người thì đời sống công nhân Việt Nam cũng vậy thôi.

Bởi vì xưa nay họ vẫn không có gì để mất.

ĐÀO HIẾU

Nguồn Lề Bên Trái
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn