BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72812)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trước mặt là “Núi Sọ” – Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cần có một… “tinh thần”?

02 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 1058)
Trước mặt là “Núi Sọ” – Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cần có một… “tinh thần”?
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Giáo hội công giáo Việt Nam đang tiến tới một hoạt động lớn ở cuối năm nay, đó là “Đại Hội Dân Chúa”.

Được biết đây là một trong ba hoạt động lớn, và là hoạt động cuối cùng kết thúc năm thánh 2010, một năm thánh không thể quên trong lòng mỗi giáo dân và không thể xoá nhòa trong lịch sử phát triển Đạo Công Giáo trên quê hương Việt Nam.

Và tiến tới “Đại Hội Dân Chúa”, hàng giáo phẩm, tu sĩ Giáo Phận Sài Gòn tổ chức các hoạt động mừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình (1/9/1910-1/9/2010) trong đó là cuộc toạ đàm do Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình tổ chức mà chủ đề tập trung vào. “Chân dung một vị mục tử” qua đó “chứng minh rằng, nơi ngài không có sự đối nghịch giữa niềm tin, lòng yêu mến Giáo Hội với lòng yêu quê hương, gắn bó dân tộc. Phân tích tinh thần Phaolô Nguyễn Văn Bình, trên cơ sở tinh thần, đường lối xuyên suốt của Giáo Hội”. (Theo Thông báo của Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình)

Đây là hoạt động mang tính nhân văn, là cần, và là một hoạt động bình thường…thế nhưng với cái cách thức đã diễn ra, có vẻ như cuộc toạ đàm này là để khẳng định tư tưởng, đường đi nước bước của một số giáo sĩ, hàm phẩm quần tụ lại trong trung tâm là Giáo Phận Sài Gòn kể từ sau “sự kiện Ngô Quang Kiệt”… thế nên dư luận lại rộ lên và đặt câu hỏi: hoạt động trên đã là “trúng” chưa? Là cấp thiết chưa? cho một Giáo Hội đang chịu quá nhiều bất công, bi phân mảnh, bị giới cầm quyền ấp chế làm biến dạng, bị cuộc sống thế tục xé rách từng miếng… và nếu là: “… Phân tích tinh thần Phaolô Nguyễn Văn Bình, trên cơ sở tinh thần, đường lối xuyên suốt của Giáo Hội” thế thì đúng là giới tu sĩ, hàm phẩm Giáo Phận Sài Gòn đang tìm kiếm một “tinh thần”… cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, từ đây tất yếu nẩy sinh 3 vấn đề cần phải đề cập đến là:

- Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã không có tinh thần”? để từ đó kiếm tìm, xác lập một “tinh thần”.

- Giáo Hội công Giáo Việt Nam đã đánh mất “tinh thần”? để tìm lại một “tinh thần”.

- “Tinh thần” nào cho hiện tại và tương lai Giáo Hội Công Giáo Việt Nam?.

Là những người quan tâm, nghiên cứu, chúng tôi xin có một số ý kiến như là một đóng góp cho “Đại Hội Dân Chúa” (nếu được phép, vì chúng tôi không là người Công Giáo, không tường tận về cuộc đời, sự nghiệp của cố TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình)

Một điều mà người Công Giáo nào cũng thấy được là với 500 năm kể từ khi có những bước chân truyền giáo đầu tiên đặt lên xứ sở này, 350 năm thành lập hàng giáo phẩm tới nay có 26 giáo phận, hàng ngàn Linh Mục với hơn 8 triệu giáo dân (10% dân số của quốc gia) Giáo Hội Công Giáo Việt Nam luôn tràn đầy sức sống, luôn có một “tinh thần” xuyên suốt… và cũng dễ dàng để nhận thấy đó là tinh thần “dấn thân, phục vụ” “làm chứng cho tin mừng” của chính hàng tu sĩ, giáo phẩm… rồi cho tới giáo dân.

Cũng cần phải nói thêm nữa là: Chặng đường dài 500 năm từ khi khai nguyên ấy cho tới hôm nay không phải là con đường của “mũ”, “áo”, “ghế”, “gậy”, của “dây palium” mà là con đường khổ nạn noi gương Chúa Jếsu, làm chứng cho SỰ THẬT của những hạt mầm “dân Chúa” trên non sông nước Việt.

Những chủ chăn, những giáo dân Việt bé mọn đã “vác Thánh Giá mình” nối tiếp nhau đi qua những thời hắc ám của 53 sắc chỉ cấm đạo, 117 vị thánh đã hiến thân “tử đạo”, hơn 120 ngàn người đã tuẫn đạo, chết cho ĐỨC TIN… những nhà viết sử đều đã phải thốt lên “Lịch sử phát triển đạo Công Giáo trên đất nước Việt Nam là lịch sử viết bằng máu đào, lịch sử của đầu rơi máu chẩy” và thế là đủ cho hôm nay có Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, có các “Đấng” các ” Bậc” có đàn Chiên đông đúc quây quần hướng theo cây gậy chỉ đường của các vị chủ chăn.

Nghĩa là từ khởi thuỷ phôi thai cho đến lúc này đây là một cơ thể hoàn chỉnh thì rõ ràng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phải đã có một sức sống tiềm tàng, một “ tinh thần “vô uý, thánh thiện” với những tấm gương lẫm liệt “tử đạo” để có một Giáo Hội Duy Nhất Thánh Thiện Công Giáo và Tông Truyền. Vậy thì tìm kiếm, xác lập một “tinh thần” nào đó?… cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mà Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình tổ chức bỗng trở thành vô nghĩa.

Cái “tinh thần”, cái sức sống từ khởi nguyên ấy đã ăn sâu, luôn nở hoa, kết trái và truyền thừa trong lòng các thế hệ chủ chăn và giáo dân Việt Nam, nó luôn sống dậy, vững mạnh nhất lại ở những thời kỳ của những thế quyền tàn bạo hắc ám nhất, thế gian điên đảo, gian dối nhất

Khi Chủ Nghĩa Cộng Sản xuất hiện trên quê hương Viêtn Nam, ở bất cứ vùng lãnh thổ nào chính quyền Cộng Sản được xác lập (nửa nước rồi cả nước) đối tượng tấn công tiêu diệt hàng đầu của chính sách triệt hạ đời sống tâm linh nhằm xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, tiến tới Chủ Nghĩa Cộng Sản của thể chế độc tài Cộng Sản luôn là Đạo Công Giáo.





Đạo Công Giáo thật sự bị bách hại nặng nề nhất trong sự thù hận của những người lãnh đạo Cộng Sản bởi được gắn vào đó là sự thù hận giai cấp, hận thù chế độ, đặc biệt là sự thù hận về hệ tư tưởng…

Tài sản, cơ sở vật chất của giáo hội bị cướp đoạt và phá huỷ hàng loạt đặc biệt là nhà, đất..

Hệ thống giáo lý, lối sống, nếp sống theo cách riêng Công Giáo bị quy chụp là “mê tín dị đoan”, là “lạc hậu”, bị đả phá, xuyên tạc, bị lên án trong giáo dục, trong văn học nghệ thuật, bị cách ly, tẩy chay trong xã hội. Người Công Giáo bị kỳ thị, bị trù dập không thể thăng tiến trong đời sống xã hội.

Giới tu sĩ, chủ chăn bị coi là “phản động” bị tù ngục, bị cải tạo để “đỏ” hoá, bị cô lập hoặc bị đầu độc… có lúc tưởng như bao nhiêu xương máu của những lớp người đi trước dựng xây nên Giáo Hội bị đổ xuống sông xuống biển, tưởng như Giáo Hội Duy Nhất Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền bị xoá sổ, bị biến dạng thành một dị giáo trên đất nước Việt Nam.

Thế nhưng Giáo Hội vẫn còn đó và luôn sống dậy bằng chính cái “tinh thần” cái sức sống đã được thắp lên từ buổi khai nguyên, đã là 26 giáo phận, 8 triệu giáo dân với hàng giáo phẩm, linh mục, tu sĩ được đào tạo bài bản, liên thông với Giáo Hội Hoàn Vũ… những giá trị cao quý, nhân văn của Công Giáo vẫn lan toả trong cộng đồng dân lương thiện.

Sự lớn mạnh của đạo Công Giáo luôn nỗi lo, là sự căm ghét của giới cầm quyền Cộng Sản. Bão tố luôn đổ ập lên Giáo Hội dưới thể chế độc tài Đảng trị. Một loạt các sự kiện liên tiếp diễn ra từ: Toà Khâm Sứ, Thái Hà đến Tam Toà, Đồng Chiêm, Loan Lý, Cồn Dầu… trong cơn tham tàn, điên loạn, nhà cầm quyền đã thẳng tay đánh đập giáo giân, tu sĩ, linh mục,… có người dân đã bị đánh đến chết, bất kể là ai dám đứng ra làm chứng cho “công lý, sự thật,” dám nói lời “ công lý sự thật”. Họ bôi xấu xuyên tạc, xúc phạm đến cả “đấng bậc” cao trọng ở hàng Tổng Giám mục (TGM Ngô Quang Kiệt) và hành vi cuồng bạo đến tột cùng là đập phá Thánh Giá, ảnh tượng Đức Mẹ… xúc phạm đến những biểu tượng thiêng liêng cao quý nhất của đạo Công Giáo (hành động này đã được toà Toà Giám Mục Hà Nội xác định là phạm Thánh) và rồi cả mua chuộc, gài bẫy, gây chia rẽ trong hàng lãnh đạo, những Đấng Bậc cao trọng của Giáo Hội.

Đây thực sự đã là một cuộc khổ nạn của cả Giáo Hội, trong bài Cuộc thương khó bắt đầu được viết sau ngày khai mạc năm thánh tại Sở Kiện chúng tôi đã có những dự cảm về điều này (xin các bạn xem lại).

Tất cả để đè bẹp, để đạp xuống dưới chân của giới lãng đạo Cộng Sản ngạo mạn, cả một “tinh thần” một “sức sống” của Giáo Hội tông truyền, liên thông với Giáo Hội hoàn vũ đã hơn 2000 năm huy hoàng trên trái đất.

Hai vùng đất Thánh đã không trở thành tài sản riêng của tập đoàn thống trị, những giáo dân can đảm làm chứng cho “công lý sự thật” trước những phiên toà của độc tài Cộng Sản, buộc phải trả lại tự do, trả lại phẩm giá, danh dự cho từng người… tu sĩ linh mục giáo dân Thái Hà, Hà Nội đã trở thành biểu tượng, thành trì của “công lý sự thật” trên đất nước này… trở thành nơi nương tựa, gửi gắm niềm tin của những người dân lương thiện bị chèn ép, bất công…

Và một thỉnh nguyện thư với 15000 chữ ký của giáo dân vượt ngàn trùng xa gửi đến tận tay Giáo Hoàng đòi “công lý sự thật” cho vị chủ chăn đáng kính,cho Giáo Hội, ngăn chặn bàn tay lông lá của “thế quyền” dùng danh lợi thế gian mua bán các “Đấng, Bậc” nhằm xé rách Giáo Hội, biến Giáo Hội Công Giáo thành một đoàn thể riêng cho Đảng Cộng Sản… Trong bài Giáo Hội Công Giáo Việt Nam…có thấy? chúng tôi đã nhấn mạnh về điều này (xin các bạn xem thêm bài này)

Chỉ từng đấy thôi chúng ta thấy đây đúng là “tinh thần”, là sức sống vốn có của Giáo Hội từ khởi thuỷ và luôn là có đó, không bao giờ mất cho tới mãi mai sau. Thế thì việc tìm lại một “ tinh thần, đường lối xuyên suốt của Giáo Hội” mà cuộc toạ đàm do Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình tổ chức vừa qua nhắm tới chẳng có nghĩa gì.

Một “tinh thần”, một giá trị Phaolô Nguyễn Văn Bình là đẹp là đáng để các đấng bậc, tu sĩ, giáo dân nghiên cứu, chiêm nghiệm. Nhưng lúc này đây Giáo Hội đang sống trong một xã hội đầy bất công, dối trá, đang nằm trong nanh vuốt tham tàn của của chế độ độc tài Đảng trị có thể bị xé rách, bị biến thái, bị dẫm nát dưới chân bất cứ lúc nào, thì cái cần thiết, cần mãi mãi chính là cái “tinh thần” vốn có từ khởi thuỷ mà chúng tôi đã nêu ra ở trên.

Tinh thần nào? Dưới cái tên gì? “Đối thoại “ hay “đối Đầu”? Tấm gương nào? Dù là của một giáo dân trung liệt hay Tổng Giám Mục cao trọng, thì cũng phải trên cơ sở, phải đúng với cai tinh thần “vô uý thánh thiện” đã có từ buổi khai nguyên ấy! Nếu không thế thì mắc lỗi với Chúa Jêsu, mắc lỗi với Giáo Hoàng tiên khởi đại tông đồ Phêrô, mắc lỗi với bao thế hệ tiền nhân đã ngã xuống từ những bước đi trước, mắc lỗi với cả một dân tộc đang quằn quại trong đau khổ, bất công, dối trá.

Đúng thế, truớc mặt đã là “Núi Sọ”, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cần có một…”tinh thần”, “tinh thần” của “công lý sự thật” được gọi dưới cái tên của vị chủ chăn đã sống trọn mình trong đó. “TINH THẦN NGÔ QUANG KIỆT”.

1/9/2010

Hồ Học – Trần Trung Luận

Theo Nữ Vương Công Lý
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn