BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73235)
(Xem: 62214)
(Xem: 39392)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Khoảng Cách Giàu Nghèo tại Mỹ Ngày Càng Tăng (2)

28 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 1337)
Khoảng Cách Giàu Nghèo tại Mỹ Ngày Càng Tăng (2)
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Liệu có bùng nổ Cách Mạng không?

Trong bài trước đây, chúng tôi đã nêu ra những số liệu thống kê để chứng minh rằng trong xã hội Mỹ, tuyệt đại đa số người dân càng ngày càng nghèo thảm. Xin nhắc lại lần nữa.

Hoa Kỳ theo thống kê 2012 có 314 triệu dân. Lứa tuổi lao động từ 18 đến 65 ước tính có khoảng 194 triệu, trong đó 1/100 dân số là thành phần giàu sụ nắm hết 35% tài sản quốc gia, trị giá 6 ngàn tỷ đô la. Số người này, cộng thêm 19% dân giàu kế tiếp, chiếm hết gần 90% tài sản quốc gia. Còn lại hơn 10% tài sản chia cho 80% dân số.

Tình trạng cách biệt giàu nghèo càng ngày càng trầm trọng. Vì lợi tức người giàu tăng gấp hai gấp ba trong thời gian từ 1980 đến 2010. Và dĩ nhiên, tài sản người nghèo sẽ teo lại. Hiện có khoảng 40% dân số đã không có tài sản, mà còn bị nợ nần. Dù nhiều người có đồng lương thu nhập hàng tháng, nhưng nợ nhà, nợ xe và nợ thẻ tín dụng cứ đeo đuổi cho đến không biết lúc nào.

Nếu tình trạng cách biệt này không được giải quyết, thì điều gì sẽ xảy ra trong tương lai?

 1.- Giai cấp trung lưu sẽ biến mất.

 Giai cấp trung lưu là thành phần quan trọng nhất trong bất cứ xã hội nào. Thuờng giới trung lưu chiếm đa số và có những đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hội. Tuỳ theo cách nhìn, mà người ta ghép những thành phần nào vào giới trung lưu. Tại Hoa Kỳ, trước đây, giai cấp trung lưu thường chiếm từ 25% đến 66% số gia đình và lại được phân chia thành hai tầng lớp (sub groups). Lớp trên (upper hay professional middle class) gồm từ 15% đến 20% số gia đình, là những chuyên viên có trình độ học vấn cao, thuộc thành phần các chức nghiệp lãnh lương tháng, và các quản lý (managers). Lớp thấp hơn (lower middle class) là các thành phần bán chuyên nghiệp, những người thợ có tài năng, hay các người giữ chức vụ quản lý cấp nhỏ. Giai cấp trung lưu có mức sống sung túc, thoải mái, kinh tế bảo đảm.

Nhưng trong những thập niên gần dây, nhiều nhà xã hội học đã lên tiếng báo động rằng giai cấp trung lưu tại Hoa Kỳ đang biến dần, và có cơ bị tụt xuống hàng vô sản. Quý vị có thể tham khảo các bài của Tami Luhby hay Joel Kotkin trong các trang web bên dưới đây:

http://economy.money.cnn.com/2014/01/28/middle-class/

http://www.forbes.com/sites/joelkotkin/2014/02/16/the-u-s-middle-class-is-turning-proletarian 

 Trong ba thập niên từ 1980 đến 2009, thị trường công việc của giới trung lưu chỉ tăng 46%, so với 110% gia tăng công ăn việc làm của giới lao động bình dân. Việc chuyển công việc ra các nước nghèo trước đây chỉ nhắm vào những công việc lao động thường, nay đang có sự gia tăng đối với những công việc cao cấp như dịch vụ, điện toán. Điều này làm cho giới trung lưu ở Mỹ hoặc mất việc làm, hoặc phải làm việc vất vả hơn để giữ được chỗ đứng của mình. Có thể có một số nhỏ ngoi lên giai cấp giàu sụ, nhưng đại đa số sẽ tụt xuống hàng vô sản.

Sơ đồ bên đây cho thấy sự gia tăng dân số của giai cấp thấp (từ 25% tăng lên 40%), và sự suy giảm của giai cấp trung lưu (từ 53% xuống 44%) và thượng lưu (từ 21% xuống 15%). Đối với giới trẻ, thì sự thay đổi này nghiêm trọng hơn trong đó, những người thuộc giai cấp thấp gia tăng gần gấp đôi (từ 25% lên 49%)

 2.- Khi dân nghèo càng tăng, giai cấp trung lưu suy giảm, thì nhà nước càng ngày càng mạnh dễ đi đến độc tài, lạm quyền và đàn áp nhân dân.

Khi một tỷ lệ 50% số gia đình tại Mỹ đang nhận trợ cấp lương thực, có phải đây là dấu hiệu của một loại nhà nước Phúc Lợi mà dân chúng sẽ phải lệ thuộc vào chu cấp của nhà nước để sống trong mức sống căn bản? Nhiều người Mỹ không nhìn rõ vấn đề này, hoặc cố tình không muốn biết. Lối sống tiêu xài trên mức thu nhập đã là truyền thống. Trên đường lúc nào cũng nườm nượp những chiếc xe hơi láng bóng, các nhà hàng lúc nào cũng đầy người chen chúc, chở đến phiên được sắp chỗ, các trận đấu, buổi diễn mà vé lên đến hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn, lúc nào cũng chen kín chỗ… Người Mỹ đi du lịch nhiều nhất khắp năm châu. Như thế có mâu thuẫn với những điều chúng tôi đã báo động không?



Chúng tôi từng biết nhiều gia đình Mỹ không có đủ tiền trong trương mục ngân hàng để trả một chi phiếu chỉ vài chục đô la. Nhưng họ vẫn xài, nhờ có các thẻ tín dụng. Họ sẵn sàng vay hàng ngàn để đi du lịch. Từ năm 2007, đã có hơn 10 triệu người Mỹ (khoảng 4 triệu gia đình) bị nhà băng lấy lại nhà vì không có tiền trả hàng tháng. Con số này tượng đương dân số Tiểu Bang Michigan. Tổ hợp Địa Ốc Merrill Lynch Mortgage Investors Trust đã cho biết có đến 40% số nhà bị lấy lại vì không có tiền trả hàng tháng, 21% luôn luôn trễ trong việc trả nợ. chỉ có chưa tới 40% là đã trả dứt nợ, hoặc trả nợ đúng kỳ hạn. Xin lưu ý đến mức gia tăng tính từ năm 2007 đến 2011, để thấy trước năm 2007, gần hết dân Mỹ làm ra đủ tiền để trả nợ nhà đúng kỳ hạn và không có ai bị mất nhà.



 3.- Trông chờ sự thay đổi

 Thông thường, người ta nói “dân giàu, nước mạnh”. Nay dân nghèo, nước có mạnh không? Vẫn còn mạnh đấy, nhưng cái mạnh tập trung vào giai cấp lãnh đạo. Họ là ai?

Trong chế độ tư bản, ai là người thưc sự nằm quyền lực?

Chúng ta cứ hàng 4 năm một lần, đi bầu các cơ quan lập pháp, hành pháp theo những phương thức rất dân chủ tự do. Trong các chế độ độc tài, bầu cử giả hiệu vì chỉ có một đảng cầm quyền, vì số ứng cử viên được chọn sẵn; người dân chỉ có “quyền” bỏ phiếu cho ứng viên do nhà nước chỉ định. Tại Hoa Kỳ có hai đảng lớn cạnh tranh nhau, và một vài đảng nhỏ chưa đủ sức để thành công trong việc tranh cử.

Nhưng những người ra tranh cử, họ sẽ đại diện cho quyền lợi của ai?

Nhìn vào ngân sách tranh cử với con số lên đến hàng trăm triệu, thì chúng ta biết quyền lực nằm ở đâu.

Trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2012, ông Obama quyên được 1072.6 triệu đô la, trong khi ông Romney quyên được xấp xỉ một tỷ đô la.

Những thường dân như chúng ta có đóng góp thì cũng chỉ vài chục vài trăm đô la cho ứng cử viên mình ưa thích. Để có con số hàng trăm, hàng tỷ đô la, số tiền phải do từ những đại tổ hợp, đại công ty như địa ốc, chứng khoán, bảo hiểm, dầu lửa, sản xuất vũ khí, xe hơi, các sòng bạc. Điển hình là vợ chồng chủ Casino ở Las Vegas là Sheldon Adelson đã đóng 30 triệu cho Romney (mỗi lần 5 triệu) và sau đó, tuôn vào thêm hàng chục triệu ngụy trang dưới danh nghĩa các tổ chức khác.

Vậy khi ứng cử viên đắc cử, họ sẽ phục vụ quyền lợi cho ai? Hỏi tức là trả lời.

Thử nhớ lại cuộc chiến Việt Nam mà Mỹ can thiệp trực tiếp từ năm 1965 đến 1972. Chính miệng ông McGeorge Bundy, Cố Vấn An Ninh cho hai đời Tổng Thống Kennedy và Johnson, đã tuyên bố: “Đây là cuộc chiến tranh mà chúng ta không thể thắng và không muốn thắng…” dù rằng ông ta ủng hộ cuộc leo thang chiến tranh ở Việt Nam.

Không thể thắng, không muốn thắng mà cứ tiến hành để làm chết hơn 57 ngàn thanh niên Mỹ. Thế là thế nào?

Thì ra, chiến tranh Việt Nam núp dưới lá cờ bảo vệ phòng tuyến tự do ở miền Nam Việt Nam, đơn thuần chỉ là một cuộc trắc nghiệm vũ khí, làm giàu cho giới tài phiệt sản xuất vũ khí ở Mỹ là chính, và kéo theo, phục vụ quyền lợi cho nhiều tư bản tài phiệt khác. Hoa Kỳ dư khả năng để thắng nhiều cuộc chiến để kết thúc nhanh, đỡ hao tốn nhân mạng. Nhưng các tài phiệt thường muốn kéo dài chiến tranh để bán vũ khí, trang bị và còn nhiều nguồn lợi khác.

 Trong những năm gần đây, chúng ta đã thấy chính phủ liên bang Hoa Kỳ càng nở ra to hơn, nhiều quyền hơn, và đã thấy những sự lạm dụng quyền lực gây bất mãn trong dân chúng. Mới nhất là vụ lạm quyền của Cơ Quan Thuế Vụ (IRS) đưa đến sự điều tra và chất vấn của Quốc Hội. (www.discoverthenetworks.org/viewSubCategory.asp?id=1935)

 Cũng như trong tháng 4, 2014 này, xảy ra vụ một nông trang ở Nevada đứng lên phản đối cơ quan Liên Bang Quản Lý Đất Đai. Trước đây vài năm, cũng từng có một người Texas vì quá uất ức đã đâm máy bay vào toà nhà IRS ở Austin. Các giới chức dân cử thì càng ngày càng suy thoái về nhiều mặt, vi phạm nghiêm trọng những chuẩn mực đạo đức mà hệ thống luật pháp Hoa Kỳ đã để lộ những lổ hổng để họ thoát khỏi sự trừng phạt xứng đáng. Chung cuộc, họ cũng chỉ lo vun xén cho riêng mình và phục vụ giới tài phiệt là những người bỏ tiền ra làm nấc thang cho họ leo lên. Tiến Sĩ Ben Carson, người được Tổng Thống George Bush tặng thưởng Huy Chương Tự Do đã nói: “Chúng ta đang sống trong thời đại Gestapo, nhiều người đã không nhận thức điều này.” (We live in a Gestapo age, people don’t realize it). Phong trào Occupy lấy cảm hứng từ cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập, đã xuất hiện từ cuộc biểu tình phản kháng vào tháng 9 năm 2011 là một phong trào có tầm vóc quốc tế, chống lại sự bất công tài sản và bất bình đẳng xã hội. Họ lên tiếng báo nguy về việc các đại công ty và các tổ chức tài chánh toàn cầu đang gây nguy ngập cho nền dân chủ và tạo sự bất ổn xã hội.

Phong trào Occupy được coi là một sự “Thức tỉnh Dân Chủ” (Democratic Awakening). Vào tháng 10, 2012, một Phó Giám Đốc Ngân Hàng Anh Quốc đã thừa nhận phong trào Occupy đúng khi phê bình và thuyết phục các vị chủ nhà băng, các chính trị gia nên hành xử có đạo lý hơn.

 Lòng tham con người vô hạn. Những người giàu có bạc tỷ vẫn còn muốn giàu thêm. Và đám dân nghèo sẽ càng ngày càng nghèo, cho đến khi phải chấp nhận ngửa tay ăn xin nếu không đủ ý thức và sức mạnh để đảo ngược tình thế.

 Lịch sử nhân loại đã chứng minh khi xung đột giàu nghèo lên tột độ, cách mạng sẽ bùng nổ. Chế độ tư bản mà khi phôi thai rất tàn nhẫn, đã nhờ sự ra đời các đối lực phe xã hội mà cải thiện để phát triển tạo ra cuộc sống dễ chịu, sung mãn trong dân chúng. Nhưng lịch sử cũng lại tái diễn sự tập trung tài sản và quyền bính để tái tạo những thể chế chuyên chính với các kiểu cách khác.

 Chúng ta chờ đợi phong trào Occupy có phát triển mạnh thêm để thay đổi tình thế không.

 Đỗ Văn Phúc

April 25, 2014.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn