BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73340)
(Xem: 62241)
(Xem: 39426)
(Xem: 31173)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Quà Tết Giáp Ngọ: Những Biểu Tượng Văn Hoá và Hiến Định Đáng Quý Đáng Trọng

10 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 990)
Quà Tết Giáp Ngọ: Những Biểu Tượng Văn Hoá và Hiến Định Đáng Quý Đáng Trọng
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
I. Ý NGHĨA VĂN HOÁ VÀ PHÁP LÝ CỦA MÓN QUÀ CAO QUÝ



Hình ảnh trên là món quà Tết mà Cộng Đồng Việt Nam Vùng DC, MD & VA trao tặng cho 100 gia đình Quân Cán Cảnh của QLVNCH, đúng vào ngày đầu năm Giáp Ngọ, sau khi cử hành Lễ Chào Cờ tại công trường Khu Eden, thuộc thị trấn Falls Church, Tiểu Bang Virginia.

Món quà này cao quý ở nhiều khía cạnh “gói ghém” trao tặng:

1. Món quà “nói lên” phong cách thủy chung đầy ân nghĩa của CĐVN Vùng DC, MD & VA khi long trọng gửi tặng những vị đại diện QLVNCH, những người lính, những cán bộ xây dựng nông thôn, những cảnh sát viên đã từng hy sinh và can trường góp phần bảo vệ Miền Nam Việt Nam chống bạo lực xâm lược của Cộng Sản Quốc Tế, mà nhà cầm quyền Hà Nội nhận công tác thi hành.

2. Món quà này đã “nói lên” tình nghĩa văn hoá sâu rộng, “nói lên” truyền thống tốt đẹp mà những công dân gốc Việt còn bảo trọng khi chia sẻ từng khúc bánh chưng cổ truyền, nếm mứt kẹo thơm ngọt và nhận ít tiền lì xì thưởng tặng trong dịp Tết, với ý nghĩa đùm bọc, tương trợ lẫn nhau. Chắc CĐVN Vùng DC, MD & VA khi gom góp chân tình “bao bọc” 100 phần quà Tết kia đã thầm nghĩ tới quan hệ “bao bọc” của 100 trái trứng do tổ-kép Âu Lạc hợp sinh thành tộc Cổ-Việt mà tất cả chúng ta là hậu duệ còn sống sót trong không gian Việt tới ngày nay.

3. Món quà này còn là “Tiếng Nói Biểu Tượng” của một ý thức hệ cao quý, khi CĐVN tại Thủ Đô Hoa Kỳ trân trọng bỏ những món quà truyền thống và ân nghĩa đó trong Bao Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ [trong bài này sẽ gọi tắt là “Bao Vàng”] để xác định căn cước của người Việt Quốc Gia, của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản trong đà dấn thân thực hiện nền dân chủ chân chính mà người Việt Tự Do tin tưởng và chọn lựa bảo vệ.

4. Như thế, công dân Hoa Kỳ gốc Việt có quyền thực hiện “tiếng nói” dân sự, chính trị của người dân được bảo vệ bởi Tu Chính Án Một[1] bổ túc Hiến Pháp Hiệp Chúng Quốc. Mọi chủ tâm ác ý cản trở, cấm đoán truyền thống trao tặng những món quà biểu tượng tương tự đều có tính cách kỳ thị bất hợp pháp lẫn vi hiến, vì vi phạm quyền tự do ngôn luận của CĐVN.

5. Do đó, sự phản kháng món Quà Biểu Tượng Chân Chính trên đều có ác ý chia rẽ, phá hoại nên bất xứng và vô nghĩa nếu khởi phát từ khối người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản. Nhưng lại có tính cách thông thường, dễ hiểu nếu đó là chủ đích và mánh khoé của “nội gián”, của phần tử nhị trùng hay thứ trở cờ, mù quáng thi hành Nghị Quyết 36 của cộng phỉ Hà Nội. Những phần tử xỉa xói náo loạn đó thuộc đội ngũ khích-động viên (agents provocateurs)[2] nay cập nhật hoá thành các “dư luận viên”,[3] sẵn sang uốn nắn, gài bẫy tư tưởng quần chúng, luôn luôn rình mò phá hoại khí phách và phẩm giá của người Việt Tự Do sinh sống tại hải ngoại.

II. THẾ NÀO LÀ “XÚC PHẠM LÁ CỜ” HAY “FLAG DESECRATION”?

Do đó đã có “dư luận” cho CĐVN Vùng DC, MD & VA đã xúc phạm lá cờ Vàng-Ba-Sọc-Đỏ khi dùng “Bao Vàng” đựng quà.

Vậy thế nào là xúc phạm lá cờ? Tới nay, luật pháp Hoa Kỳ đang tìm cách định nghĩa “Xúc Phạm Lá Cờ “ hay “Flag Desecration” là mọi hành vi cốt ý xúc phạm, nhục mạ, làm dơ bẩn, phá phách, xé hay đốt cờ. Hơn nữa, tội phạm phải được thực hiện với ý định phạm pháp tức thời và trực tiếp.

Nếu áp dụng ngần ấy thành tố quy kết tội trạng “Xúc Phạm Lá Cờ” hay “Flag Desecration” thì hành động trao tặng và nhận Quà Tết của CĐVN Vùng DC, MD và VA không hề có một tì vết hay yếu tố sai phạm nào:

1. CĐVN Vùng DC, MD & VA không hề có ý định coi thường món quà Tết; không hề có manh tâm phỉ báng, nhục mạ hình thức lẫn biểu tượng của lá Cờ Vàng khi sử dụng “Bao Vàng” đựng quà. Trái lại, CĐVN Vùng DC, MD & VA trực tiếp và tức thì bày tỏ lòng kính trọng tặng phẩm, từ nội dung tới hình thức bao bọc, với chủ đích tôn vinh phẩm giá người nhận quà.

2. Cả 100 người lính, cán bộ, cảnh sát viên đại diện cho QLVNCH đều lắng nghe căn dặn về ý nghĩa của món quà văn hoá, ẩn dụ ân tình và danh dự chung của công dân Hoa Kỳ gốc Việt. Cả 100 người lính, cán bộ, cảnh sát viên đại diện cho QLVNCH đều vui mừng, hể hả nhận quà, không một ai thấy món quà và “Bao Vàng” có tính cách bất xứng, xúc phạm, hay nhục mạ phẩm giá Lá Cờ Vàng. Và do đó cả 100 “Bao Vàng” được nâng niu, chân quý từ lúc trao tặng tới lúc sử dụng. Không một ai cố ý dùng những “Bao Vàng” đó một cách cẩu thả, bất xứng.

Vậy mọi “dư luận” hạch sách hay tiếp tục quy trách CĐVN Vùng DC, MD & VA “xúc phạm Lá Cờ Vàng” của chính họ, mà không hề đưa ra một chứng cứ khả chấp, đều phải coi là chểnh mảng vì lầm lẫn hay cố tình vu khống vì ác ý hay mưu toan gì khác.

III. BẢO VỆ TỰ DO NGÔN LUẬN QUA CÁCH SỬ DỤNG LÁ CỜ BIỂU TƯỢNG

Trong tinh thần cởi mở và tự trọng, mọi công dân Hoa Kỳ chân chính, kể cả công dân gốc Việt, đều tự hào về ý nghĩa thượng tôn luật pháp và sự bảo vệ dân quyền hiến định, căn cứ vào sự chuẩn chấp của 10 Tu Chính Hiến Pháp đầu tiên thông qua vào năm 1791, dưới danh xứng “Đạo Luật Quyền Hành” hay “Bill of Rights”.

Trong tinh thần hiến định trên, tự do ngôn luận vốn được quy định và bảo vệ bởi Tu Chính Đầu Tiên của Hiến Pháp Hoa Kỳ được coi là một quyền cơ bản [fundamental right], có tính cách chủ yếu, mẫu mực, và là điều kiện tất yếu của mọi hình thức tự do khác. Hơn nữa, Tự Do Ngôn Luận cũng đã được thi hành tại cấp Tiểu Bang bởi Tu Chính Án XIV của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Như vậy mọi công dân Hoa Kỳ, kể cả công dân gốc Việt, đều được bảo vệ khi ứng dụng quyền tự do ngôn luận của mình ở bất cứ địa danh nào.

Đối với Ngôn Luận Biểu Tượng [Symbolic Speech] như mặc quần áo, đồ lót có hình cờ Hiệp Chúng Quốc hay Vương quốc Liên hiệp Anh, cắm hoa vào mũi súng, hô hào hay treo biểu ngữ “Làm Tình, Không Gây Chiến”/”Make Love, Not War“, đeo huy hiệu phản chiến, và cả việc đốt cờ [flag burning/flag desecration] đều có tính cách thuần biểu tượng và thuần ngôn luận [pure speech], nên phải được bảo vệ.

 

Dưới áp lực của quan niệm bảo thủ, nhiều Tiểu Bang đã có đạo luật trừng trị hành vi “xúc phạm/làm ô nhục lá cờ/flag desecration], nhưng khi phúc thẩm tới Tối Cao Pháp Viện, những án lệnh toà dưới đều bị bác, vì coi là bất hợp hiến. Điển hình, trong án lệnh Texas v. Johnson, 491 U.S. 397 (1989), được xác định bởi U.S. v. Eichman, 496 U.S. 310 (1990), Tối Cao Pháp Viện Liên Bang tuyên bố: “Đốt Cờ thuộc quyền tự do ngôn luận được hiến pháp bảo vệ.”[4]

 

Do đó, vì đạo luật cấp Tiểu Bang “Cấm Xúc Phạm Lá Cờ/Flag Desecration” không có hiệu lực bị coi là bất hợp hiến, nên từ năm 1995 tới năm 2005, Quốc Hội đã nhiều lẫn thảo luận Tu Chính Hiến Pháp “Cấm Xúc Phạm Lá Cờ”/“Flag Desecration Amendment” hay “Flag-Burning Amendment” mà vẫn không được chuẩn chấp, sau khi Tu Chính Hiến Pháp trên, tuy được Hạ Nghị Viện thông qua, nhưng lại bị Thượng Nghị Viện bác bỏ vào ngày 27 June 2006.[5]

Hai lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ [Cờ VNCH] và Cờ 50 Sao 13 Sọc [Stars & Stripres, Cờ Hiệp Chúng Quốc] đều được thêu dệt và dựng lên bởi dòng lịch sử của hai nước. Khởi đầu những lá cờ này gắn liền với sự hình thành của chính thể, nên thường được treo trên cơ sở chính quyền, các cơ quan nhà nước, trại lính, toà đại sứ. Chỉ gần đây, hai lá cờ này mới thu hẹp về kích thước, linh động về hình thức và vật liệu sản xuất, nên mỗi lúc gần gũi với dân, được dân chúng yêu chuộng trưng bày tại tư gia, trước cổng nhà, trên thương xá; trên mặt hàng hoá, quần áo, li tách, đồ thường dùng hằng ngày. Lá cờ đó cũng từng được phủ lên quan tài người quá cố, mà không phân biệt là quân hay dân, khi họ có công với tổ quốc, có nghĩa với dân.[6]

Cả hai chính thể đều có những điều lệ thành văn[7] và bất thành văn về cách trưng cờ, chào cờ, tồn giữ cờ, kể cả những điều cấm kỵ; mục đích là để tỏ lòng kính cẩn với “biểu tượng quốc gia” đó; tránh những trường hợp lá cờ đích thực bị xúc phạm, hạ nhục, phá hoại; tránh tình trạng hình ảnh lá cờ thu nhỏ bị xúc phạm, lây bẩn.

Nhưng những ưu tiêu “công dụng” của lá cờ, những “điều lệ bảo vệ danh dự” của biểu tượng đó không thể tự nó làm xa lánh lòng dân, cấm đoán dân sử dụng theo nhu cầu thực dụng, theo sáng kiến yêu chuộng, thân thiết của họ. Vì thế, trong những giai đoạn cần lấy lòng dân, chính quyền và các cơ sở quân nghiệp đều nhường quyền yêu chuộng lá cớ cho toàn dân. Lá cờ đó được may vá, sản xuất dưới nhiều kích thước khác nhau, được trưng lên tại gia, tại cơ sở thương mại. Hình ảnh lá cờ in trên các vật liệu khác nhau, ứng dụng khác nhau.



Tại Hoa Kỳ, Vương quốc Liên hiệp Anh và một số các nước tân tiến, giới trẻ tự do đeo huy hiệu lá cờ quốc gia của mình hay bất cứ quốc gia khác, mặc áo, quần, đồ lót có in hình ảnh quốc gia mình và bất cứ quốc gia nào khác mà không bị sách nhiếu, chỉ trích, trừng phạt. Họ dùng, mặc những vật liệu in, may, vá cờ này hay cờ nọ vì lập trường chính trị có, vì yêu chuộng mỹ thuật có, hay cả vì theo đòi, bắt chước một cách vô thưởng vô phạt.

Tại sao vậy? Tại vì những đất nước đó tôn trọng sinh lực nhân bản, thích ứng nhu cầu đa dạng của người dân tiêu thụ, hưởng cái hay, cái đẹp tùy theo sở trường, tùy theo khả năng của chính họ, trên căn bản tự do chọn lựa, tự do biểu lộ tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận.

Lá cơ dù cao quý tới mấy, không thể đòi hỏi được tôn vinh bằng cách hy sinh quyền chọn lựa, yêu chuộng hay không yêu chuộng của người dân một cách mù quáng, một chiều. Chúng ta đã thấy hình ảnh ngột ngạt của lá cờ máu phủ chùm những thành phố, những con đường không người tại Moscow, Bắc Kinh, Hà Nội, biểu lộ đe doạ qua nghi lễ hống hách, vô nhân đạo, mà con người không hề được tự do lựa chọn yêu thích, sở hữu, hưởng dụng. Những lá cờ máu này chỉ có thể biểu hiện uy thế của các nhà cầm quyền sát nhân, diệt chủng; hay tiêu biểu những nét sợ hãi, kinh hoàng của người dân câm nín, tăm tắp kính cẩn, ngưỡng mộ, tôn thờ, như qua câu thơ của Trần Dần:

Tôi bước đi không thấy phố
không thấy nhà
chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ

Đó là lý do tại sao trong năm 2006, gần 60% dân chúng Hoa Kỳ chống Tu Chinh Hiến Pháp Cấm Đốt Cờ/Flag Burning/Cấm Xúc Phạm Lá Cờ/Flag Desecration; đó cũng là lý do tại sao Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Hoa Kỳ tuyên bố: “Đốt Cờ thuộc quyền tự do ngôn luận được hiến pháp bảo vệ”; đó cũng là lý do tại sao, tuy quý trọng Lá Cờ 50 Sao, 13 Sọc, Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ vẫn quyết định bác bỏ Tu Chinh Hiến Pháp Cấm Xúc Phạm Lá Cờ/“Flag Desecration Amendment” vào ngày 27 June 2006.

Tất cả chỉ vì tự do và phẩm giá người dân còn đáng quý trọng hơn, đáng được bảo vệ bất cứ ở thế đứng nào, tín ngưỡng nào, tư tưởng chọn lựa nào, theo hay chống đối.[8]

KẾT LUẬN:

Đối mặt với lá cờ biểu tượng và tự do ngôn luận là cơ hội để chúng ta lượng giá hai ý niệm căn bản trong đời sống tân tiến: quyền hành và trách nhiệm. Trong hiện vụ, đó là quyền bảo trọng lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ở vị thế biểu tượng danh dự quốc gia và lòng yêu nước của toàn khối người Việt Tự Do; đồng thời cũng là thách đố và trách nhiệm tôn trọng tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do hội họp và tự do tín ngưỡng của mình và tha nhân, của mọi công dân trong cộng đồng Người Việt khi đối mặt Lá Cờ Biểu Tương. Chúng ta muốn kính trọng, yêu mến Lá Cờ Vàng gần gũi với lòng người, lòng dân; nhưng nhất quyết, chúng ta không thể thần phục “Biểu Tượng” này đến độ bị mù quáng, khiếp sợ như người dân trong nước cúi rạp trước ánh Cờ Đỏ Sao Vàng ngang tàng, khát máu, để toa rập, sánh vai Cờ Vàng hay bất cứ lá cờ biểu tượng nào với Cờ Máu, một cách vô ý thức và bất hạnh.

Vậy kể cả khi ứng dụng ý niệm pháp trị trong Tư Tưởng Việt hài hoà của chúng ta, thuần luật pháp cần được bổ sung bởi luân lý và lẽ phải để đạt tới quân bình [equity] của công lý [justice]. Thượng tôn luật pháp không cho phép lạm dụng hay lợi dụng luật pháp một cách sai lệch, vị kỷ, vô lương tâm. Chỉ khi thực thi quyền hành và trách nhiệm trong quan hệ tương xứng, sòng phẳng, người dân mới thực sự vẹn toàn phẩm giá và bản năng của chính mình.

Do đó, chúng ta cần sáng suốt để khỏi lầm lẫn, tự đánh lừa bởi vô thức và ngộ nhận. Và cũng cần cảnh giác trước áp lực ngoại xâm, thứ “nghị quyết 36″ của tà quyền Hà Nội chẳng hạn, để tránh xa mọi âm mưu chia rẽ, sa đoạ, phản trác, hủy hoại.

Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản chúng ta nên chọn một quan niệm sống tử tế, có tự do, có lẽ phải để thực hiện hạnh phúc con người chân chính.

TS & LS Lưu Nguyễn Đạt

www.vietthuc.org




CHÚ THÍCH

[1] The First Amendment (Amendment I) to the United States Constitution prohibits the making of any law respecting an establishment of religion, impeding the free exercise of religion, abridging the freedom of speech, infringing on the freedom of the press, interfering with the right to peaceably assemble or prohibiting the petitioning for a governmental redress of grievances. It was adopted on December 15, 1791, as one of the ten amendments that comprise the Bill of Rights.
[2] “agent provocateur” (French for “inciting agent”) is an undercover agent who acts to entice another person to commit an illegal or rash act or falsely implicate them in partaking in an illegal act. 
[3] “dư luận viên” [commentators] là những tuyên truyền viên trên mạng hay người hướng dẫn dư luận công chúng nơi sinh hoạt cộng đồng, biểu tình v.v.

[4] The flag of the United States is sometimes symbolically burned, often in protest of the policies of the American government, both within the country and abroad. The United States Supreme Court in Texas v. Johnson, 491 U.S. 397 (1989), and reaffirmed in U.S. v. Eichman, 496 U.S. 310 (1990), has ruled that due to the First Amendment to the United States Constitution, it is unconstitutional for a government (whether federal, state, or municipality) to prohibit the desecration of a flag, due to its status as “symbolic speech.”
[5] The most recent attempt to adopt a flag desecration amendment failed in the United States Senate by one vote on June 27, 2006. The vote was 66 to 34. To pass, the measure needed 67 votes.
[6] Most people are familiar with a flag-draped coffin at a military funeral and assume it can be done only by the military. While it is a widely held opinion, but it’s not supported by the regulation. The U.S. flag code is from our government, not the military. Just like any citizen can display the flag at his or her home, any citizen can have the U.S. flag on their casket – as long as the flag is displayed correctly. When the flag is used to cover a casket, it should be so placed that the top left of the flag is at the head and over the left shoulder. The flag should not be lowered into the grave or allowed to touch the ground.
[7] The code prohibits certain uses of the flag, enumerated under 4 U.S.C. § 8
[8] “Free expression and the right to dissent are among the core principles which the American flag represents. The First Amendment must be protected most when it comes to unpopular speech. Failure to do so fails the very notion of freedom of expression.”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn