BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72826)
(Xem: 62104)
(Xem: 39203)
(Xem: 31058)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đứng ngoài miễn bàn, ngoài bàn miễn nói ?

26 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 1314)
Đứng ngoài miễn bàn, ngoài bàn miễn nói ?
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
VRNs (24.08.2010) – Sài Gòn – Tôi nhận được email một người bạn nối khố báo cho biết trên một diễn đàn thân hữu, anh em hay có ý kiến về công lý ở Cồn Dầu cũng như Tam Tòa, Thái Hà. Bất ngờ, một ông nào đó phang cho một câu: “Ngồi ngoài bàn nói ít thôi”, với ý khuyên anh em ở các nơi xa đừng lên tiếng làm gì về các vấn đề công lý.

Đó là ý kiến cá nhân, và cũng chỉ vài anh em trên diễn đàn đọc, nhưng vấn đề thì lại không nhỏ. Dường như bây giờ vẫn còn một số người nghĩ rằng chuyện địa phương nào thì Giáo Hội ở đó giải quyết. Tôi không ngạc nhiên vì có người vẫn nghĩ như thế. Nhưng về các vấn đề trong Giáo Hội, mỗi tín hữu không có quyền tuyên bố kiểu “đứng ngoài miễn bàn, ngoài bàn miễn nói” như chuyện ở bàn ăn uống.

Đọc qua câu ấy, tôi giật mình vì nó sai nhiều quá.

Trước hết, câu ấy sai xét về mặt Giáo Hội học. Giáo Hội là Nhiệm thể Chúa Kytô, và mỗi chi thể vừa có bổn phận phải cố gắng nên thánh để Giáo Hội ngày càng thánh thiện, vừa góp phần xây dựng Nhiệm thể Chúa Kytô dưới nhiều hình thức. Và trong Nhiệm thể Hội Thánh, không thể có khái niệm ngoài hay trong.

Xét về giáo huấn Xã Hội của Giáo Hội, câu nói “ở ngoài bàn ít” hay miễn bàn là vi phạm nguyên tắc liên đới. Không ai là một hòn đảo trong cuộc đời, và trong Giáo Hội không ai có quyền làm ngơ khi thấy anh em mình gặp khốn khó hành xích. Chẳng lẽ người dân Cồn dầu chết tức tưởi, ai ở ngoài Cồn Dầu không được nói lên tiếng của tình yêu và công lý?

Câu nói của anh bạn trên kia còn sai về mặt lý luận. Ngồi ngoài bàn có khi phải nói nhiều hơn chứ. Nếu anh có đi học, anh sẽ thấy rằng lúc anh nói không phải là lúc anh ngồi tại chỗ, mà lúc anh được gọi lên bảng. Nếu anh đến với một buổi họp mặt, anh không chỉ nói trong bàn anh mà anh còn phải đón nhận ý kiến của bàn bên cạnh nữa.

Người đời vẫn thường nói “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”. Thời này người ta lại bảo ngựa ấy đau chứ ngựa này có đau đâu, cứ ăn cho thỏa thích khi nào còn đủ cỏ. Người xưa bảo “Đương cục giả mê, bàng quan giả tỉnh”, người trong cuộc không tỉnh táo, người ngoài nhìn rõ hơn. Nhưng lại có người bảo “ đứng ngoài đừng nói”.

Cùng đáng buồn là khi đọc ý kiến “ở ngoài ít nói” ấy, một người nào đó lại cho rằng đây là câu nói hay nhất mọi thời đại! Lối bình luận này có vẻ hồ đồ. Thứ nhất, chẳng lẽ một câu nói vô ý như thế mà lại hay hơn cả lời thánh hiền, chưa nói đến Lời Chúa. Thứ hai, chẳng lẽ chúng ta nên cổ vũ cho thái độ vô trách nhiệm và trốn tránh cuộc sống?

Có ý kiến khuyên rằng “Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.” Xin thưa rằng lên tiếng cầu nguyện cho Thái hà, Cồn Dầu, đòi Công Lý cho anh em mình sao lại gọi là đá nhau. Chẳng lẽ thời đại này khái niệm bị đánh tráo đến tàn nhẫn vậy sao? Và nếu thế sao các anh không đối đáp với người ngoài mà lại để cho anh chị em các anh đau đớn đến thế?

Ước khi ngày nào con người chưa câm thì ngày ấy họ biết lên tiếng, không phải để bắt anh em mình câm đi, mà để cùng đi tìm công lý và bình an.

Gioan Lê Quang Vinh

24-08-2010

Theo Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn