BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73317)
(Xem: 62232)
(Xem: 39419)
(Xem: 31165)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Niềm tự hào và nỗi buồn cho dân tộc Việt Nam nhân sự kiện Giáo Sư Ngô Bảo Châu

23 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 1244)
Niềm tự hào và nỗi buồn cho dân tộc Việt Nam nhân sự kiện Giáo Sư Ngô Bảo Châu
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
VRNs (22.08.2010) – Hà Nội - Lời đầu tiên cho tôi tỏ tấm lòng mộ mến tới giáo sư Ngô Bảo Châu. Xin kính chúc giáo sư được đầy tràn niềm vui, hạnh phúc và bình an trong cuộc sống cũng như sự thăng tiến mạnh mẽ hơn nữa trong sự nghiệp của mình.

 Giáo sư Ngô Bảo Châu được vinh danh với giải thưởng Fields danh giá, một giải thưởng về Toán học cao quý nhất thế giới. Sự kiện này là một minh chứng về con người Việt Nam thông minh. Hàng triệu con tim Việt Nam nhảy múa trong những nỗi niềm riêng rất khác nhau, trong đó có tôi và tôi thấy sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu nhận lãnh giải thưởng cao quý này là một niềm tự hào lớn nhưng cũng đầy nỗi buồn cho dân tộc Việt Nam. Niềm tự hào và nỗi buồn đó là như thế nào?.

(Nguồn ảnh: Báo Tuổi Trẻ)

 

Niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam

Từ xa xưa dân tộc Việt Nam chúng ta xuất hiện nhiều những nhân vật kiệt xuất trong tất cả mọi lĩnh vực. Chúng ta có nhiều tuyển tập về các ông Trạng, bà Hoàng, chúng ta có những nhà văn, nhà thơ, nhà quân sự, chính trị gia… nổi tiếng. Từ đời nọ đến đời kia, Thượng Đế chúc phúc cho Việt Nam có nhiều nhân tài như sao trên trời, như cá dưới biển làm rạng danh non sông nước Việt xứng đáng là con Lạc cháu Hồng.

Thời nay, biết bao nhân vật được cả thế giới biết đến và mến mộ với tài năng của mình, họ là những người con được sinh ra từ Đất Mẹ Việt Nam, là dòng giống Lạc Hồng máu đỏ da vàng, ấy vậy nhưng họ lại đang ở xa tít tắp đất nước Việt Nam.

Giáo sư Ngô Bảo Châu, một nhà toán học người Việt Nam được xướng tên trong Đại hội toán học thế giới và tôn vinh với giải thưởng Fields. Ông là giáo sư toán học trẻ nhất Việt Nam, nổi tiếng với công trình chứng minh bổ đề cơ bản Langlands.

Cả thế giới biết đến tên ông, cả thế giới biết thêm về Việt Nam. Dù có khen ngợi ông điều này điều nọ, lời hay ý đẹp như báo chí của đảng cầm quyền Việt Nam tán dương liên lỉ thì đó cũng là một điều hiển nhiên xứng đáng với những cống hiến của ông. Nhưng có lẽ ông cũng chẳng mặn mà lắm với những phù vân đó. Quả thật, ông đoạt giải thưởng danh giá này là một niềm tự hào lớn của dân tộc Việt Nam nói chung, đặc biệt là các thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng. Trí tuệ Việt Nam thực sự vươn lên đến đỉnh cao của khoa học nhân loại và được khẳng định trên thế giới.

Việt Nam chúng ta là một đất nước nghèo đói, lạc hậu cũng chẳng phải là một đất nước có truyền thống về khoa học. Vậy mà, bây giờ đã có một cái tên Ngô Bảo Châu, một con người Việt Nam, về toán học lại được vinh danh và đón nhận giải thưởng Fields. Không tự hào sao được!

Tự hào từ Ngô Bảo Châu lại nhớ đến các nhân vật khác đang chiếm giữ những vị trí quan trọng trong các nước phát triển và đầy danh giá. Mới hồi năm 2009, người Việt Nam được chứng kiến sự lên ngôi của một chính trị gia người Đức gốc Việt, ông Philipp Roesle được chọn làm Bộ trưởng Y tế Đức. Theo nhiều nguồn tin cho hay Ông Roesle được sinh ra tại Nha Trang, Khánh Hòa thời Việt Nam Cộng Hòa.

Một người khác tại đất nước phát triển nhất thế giới cũng đã làm cho tên tuổi Việt Nam được thơm lây đó là ông Dân biểu Joseph Cao Quang Ánh. Ông đã đánh bại ứng cử viên Dân chủ đương nhiệm William J. Jefferson vào ngày 6 tháng 12 năm 2008 để trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên phục vụ trong Quốc hội Hoa Kỳ. Ông được sinh ra tại Sài Gòn, Việt Nam Cộng Hòa, ông cùng anh chị em trong gia đình rời Việt Nam đến Mỹ trước vài ngày Sài Gòn bị thất thủ, lúc đó ông mới lên 8 tuổi.

Có thể còn nhiều cái tên khác đã và đang làm rạng danh non sông Việt Nam, tô thắm cho hào khí của dân tộc, họ chính là cá nhân đang dần đưa Việt Nam sánh vai với cường quốc năm châu. Thật đáng tự hào!

Nỗi buồn cho dân tộc Việt Nam

Có nhiều người thắc mắc, nhân tài Việt Nam nhiều như lá mùa Thu, nhưng tại sao họ chỉ có thể thành danh, nổi tiếng trên một đất nước thứ hai? Và chính tôi luôn đặt những câu hỏi, giả thiết: Tại sao lại không phải trên Đất Mẹ, trên dải đất hình chữ S thân thương mà lại phải ở một đất nước khác thì nhân tài mới có đất diễn, mới đơm hoa kết trái? Phải chăng Việt Nam chỉ có nhiệm vụ sinh ra những thiên tài bẩm sinh chứ không có khả năng nuôi dưỡng? Hay là bụt nhà không thiêng?

Có lẽ tất cả các giả thiết như trên đều là ngu xuẩn. Nếu vậy thì ắt phải có nguyên nhân lí do khác khiến cho nhân tài Việt Nam chỉ nảy nở khi ở một đất nước khác.

Để một con người trưởng thành có ích cho đời, trở nên nổi tiếng cần phải dựa vào nhiều yếu tố. Môi trường gia đình, môi trường giáo dục, đào tạo, nền văn hóa, văn minh của một xã hội có chiều sâu, nhân văn. Một xã hội dân chủ nhân quyền thật sự, nhân phẩm và giá trị chung của mỗi con người được tôn trọng.

Có thể giáo sư Ngô Bảo Châu là một tài năng toán học bẩm sinh, việc ông có thời gian học tập tại Việt Nam khá dài cũng khó nói lên ông rất may mắn hưởng thụ được nền giáo dục tốt tại nước nhà. Giả sử nếu ông tiếp tục con đường học tập tại Việt Nam thì liệu ông có như ngày hôm nay? Nền giáo dục Việt Nam có đảm đương được sự nghiệp trồng người hay không? Chúng ta thử nhìn vào một góc của nền giáo dục đương đại xem nó đang ở tầm mức nào? Hay gọi chính xác như một giáo sư trong nước đang viết lại hệ thống sách giáo khoa đó là “một nền giáo dục tan hoang”.

“Không hiểu sao lại có thể đặt ra một chương trình không giống với nước nào như vậy! Hãy tưởng tượng một cháu 12 tuổi ở nước ta mà phải nhớ Sơ đồ cắt ngang của một thân cây trưởng thành với các thuật ngữ khó hiểu như vỏ, tầng sinh vỏ, thịt vỏ, mạch rây, tầng sinh trụ, mạch gỗ…” đây là một lời nhận xét của giáo sư Lân Dũng.

Đó là vấn đề giáo dục, còn nhiều vấn đề khác thì sao?. Mới đây thôi, trong nước Việt Nam một viện nghiên cứu toàn những giáo sư giỏi đã tự giải thể. Viện IDS đã đưa ra nhiều phản biện về chính sách kinh tế liên tục trong suốt hai năm vừa qua. Chúng tôi đã có những nghiên cứu và đưa ra kiến nghị về cải cách giáo dục. Viện này cũng có nhiều nghiên cứu khác về ổn định kinh tế vĩ mô, vấn đề lạm phát. Với quyết định 97 của Thủ tướng chính phủ quy định là các tổ chức khoa học và công nghệ do các cá nhân thành lập không được quyền công khai nêu các ý kiến phản biện mà chỉ được gửi cho các cơ quan nhà nước. Quyết định đó cũng còn có điều sai phạm pháp luật khác mà viện này nghĩ rằng những sai phạm đấy là rất nghiêm trọng. Như vậy với những trí tuệ tâm huyết của các giáo sư của viện IDS cống hiến cho đất nước có được tôn trọng không?.

Giáo sư Ngô Bảo Châu đã dốc hết tâm huyết và sự can đảm của mình khi chính tay ông viết một lá thư gửi Quốc hội Việt Nam nói về tác hại của dự án Bauxite được viết từ Princeton, ngày 27 tháng 5 năm 2009. Trong lá thư góp ý gửi đến Quốc hội ông đã phân tích rất xác thực về bản chất vấn đề trong mối quan hệ lịch sử lịch sử giữa Việt Nam – Trung Quốc. Đằng sau dự án Bauxite là gì? Phải chăng đó là một chính sách “thực dân kiểu mới” có hệ thống của Trung Quốc mà họ đã từng áp dụng với nhiều nước ở Châu Phi, Nam Mỹ.

Trong lá thư, ông đã phân tích khá chặt chẽ giữa cái được và cái mất. Trong bối cảnh hiện nay thực hiện dự án Bauxite là đang tự hại đất nước khi môi sinh môi trường bị đe dọa một cách nghiêm trọng, không gian Tây Nguyên bị tham nhũng một cách khổng lồ, những giả định tính toán về kinh tế không rõ ràng và theo xu hướng lỗ nhiều hơn lợi nhuận đem lại, có đem lại đời sống tốt đẹp cho dân địa phương thật hay chỉ là những bánh vẽ huyễn hoặc?.

Tất cả mọi yếu tố chỉ ra đều không thuận lợi cho dự án khai thác Bauxite nhưng cái gì đã thúc đẩy nhà cầm quyền khai thác ào ạt bất chấp mọi phản biện của các tầng lớp nhân dân?

Dự án Bauxite vẫn tiến hành, mọi phản biện của các tầng lớp trí thức và nhân dân chỉ bằng con số 0 tròn trĩnh. Đến giờ này ngay đến lá thư hồi âm cho giáo sư Ngô Bảo Châu không biết ông có được nhà cầm quyền ưu ái không?

Giả sử ông Châu có về Việt Nam đi chăng nữa theo lời mời của các lãnh đạo chóp bu, liệu ông có cống hiến hết mình, liệu ông có theo những khuôn mẫu đã được định sẵn? Có lẽ với một người như ông chắc là không thể chấp nhận được với những tư tưởng khuôn mẫu nhất định. Qua lá thư ông gửi cho quốc hội có thể ông cũng có nhiều trăn trở cho đất nước Việt Nam lắm, ông cũng muốn lên tiếng, bày tỏ chính kiến, góp ý xây dựng đất nước. Nhưng chỉ e rằng tư tưởng của ông mà bộc lộ sự lệch lạc không theo bản lĩnh chính trị đã có sẵn thì chỉ có nước lại đi tìm mảnh đất phì nhiêu để nảy nở hoa trái.

Quả là buồn, một nỗi buồn lớn cho dân tộc Việt Nam khi những trí tuệ, tài năng không có đất dụng võ. Chất Xám Việt Nam ngày đêm cứ bị lãng phí và chảy máu. Tại sao và do đâu tạo nên thảm trạng này?. Đây là một câu hỏi lớn, ai có thể trả lời được, giáo sư Ngô Bảo Châu có thể trả lời được không? Tại sao và do đâu mà nên nông nỗi này?.

 Một lần nữa xin kính chúc giáo sư Ngô Bảo Châu mạnh toàn, bình an và tiếp tục thăng tiến trong sự nghiệp của mình.

 Hà Nội 21/8/2010

Paulus Lê Sơn CTV
Ý kiến bạn đọc
23 Tháng Tám 20107:00 SA
Khách
“Bổ đề cơ bản” nào cho Hòang Sa - Trường Sa ? ? ? HAY " 'Bể đồ' cơ bản " để tìm hiểu HS - 1/2 TS.... ============= Ngày xửa ngày xưa ... Có bác Việt kiều không hoang mang nhưng đa mang Nên ý thức không mặc áo gấm về làng Có lần tham quan đảo chìm đảo nổi Sinh Tồn - Trường Sa Ngắm nhìn vùng trời Quê Hương Phía Bắc xa xa : Ải Nam Quan cũng đà mất hẳn ! Hòang Sa cũng chẳng còn từ Nam Quân Đảo Hòang Sa như con tầu lớn viễn dương 1/2 Trường Sa cũng chẳng còn từ Bắc Quân Nửa đảo Trường Sa như con tầu lớn viễn dương Nhưng không phải là con tầu ma VINASHIN như Titanic định mệnh Hòang Sa - Nửa Trường Sa Hai con tầu lớn viễn dương bập bềnh lênh đênh Hải tặc cướp mất rồi hai tay lái Trôi trên mặt Biển Đông ngòai bao lơn dài * Bác Việt kiều cảnh giác hơi hoang mang Hòang Sa - Nửa Trường Sa Nhưng vẫn vững tin hai đảo là hai con tầu lớn viễn dương Mang nhiều điểm chung... đồng thuận ! Ít nhất ra hai giọt máu ngòai trùng khơi trùng dương Của nửa đàn con cha mẹ từng chia tay lên rừng xuống biển * Hòang Sa - Nửa Trường Sa Là hai con tầu lớn viễn dương Mang nhiều điểm chung... đồng thuận ! Có những người lính can trường cả hai bên Chiến đấu tử thủ đến hơi thở cuối cùng Có cùng chung Một Mẹ Việt Nam Có cùng cung tiếng nói * Bây giờ tìm giải pháp cho Hòang Sa - Nửa Trường Sa Bằng chứng minh đáp án “bổ đề cơ bản” cho Biển Đông Như so sánh với việc tung ra hai sợi dây Buộc lại hai con tầu viễn dương Hòang Sa - Trường Sa Như Thánh Gióng như Phù Đổng Đứng tấn trên đảo Sinh Tồn dùng dây kéo hai tàu gần nhau Quay trở về bến bờ Đất Mẹ Thế mà đã hai Thế hệ Việt Nam Hòang Sa ơi ! (1974 !) Thế mà đã một Thế hệ Việt Nam Nửa Trường Sa ơi ! (1988 !) Nghĩ chuyện ném dây thừng cứu hai con tầu sao dễ nhanh Thế mà việc ném dây chưa gặp Gió lành Chưa Hòa giải chưa đồng bộ đồng lòng Hòang Sa - Trường Sa thành điểm nóng dậy sóng Biển Đông Càng căm thù giặc ngòai nước "lạ" hải tặc Càng căm giận bọn "lạ" giặc trong Bao sáng kiến hiến kế cho Hòang Sa - Trường Sa Kể cả chính sách dấn thân trở lại châu Á Vì Đại Tây Dương mới chỉ là Hiện tại Thái Bình Dương mới thật là Tương Lai ! * AI sẽ tìm giải pháp cho Hòang Sa - Nửa Trường Sa ? ? ? Bằng Con đường Việt Nam “bổ đề cơ bản” cho Biển Đông Như so sánh với việc tung ra hai sợi dây Buộc lại mọi tan vỡ từ tương tàn Chiến tranh Lạnh Rồi mới may buộc lại hai con tầu viễn dương Hòang Sa - Trường Sa Như Thánh Gióng như Phù Đổng Đứng tấn trên đảo Sinh Tồn dùng dây kéo hai tàu gần nhau Quay trở về bến bờ Đất Mẹ Người ở đâu hỡi Minh Quân Trần Nhân Tông Hôm nay ? Năm xưa Hội nghị Diên Hồng dân chủ Người cùng Hưng Đạo Vương lãnh đạo Đánh thắng ba lần Nguyên Mông bạo thù * Người ở đâu hỡi Minh Quân Trần Nhân Tông Hôm nay ? Đại sự nghiệp này gấp 1.001 lần phức cảm phức tạp Hơn việc chứng minh "Bổ đề Cơ bản" trong Tóan học Cứ thử tưởng tượng lại như sau : Con tầu viễn dương Hòang Sa là Lý thuyết Số Con tầu viễn dương Trường Sa là Lý thuyết Nhóm Bản chất hai lý thuyết này bổ sung cho nhau Như Người Lính Già Nam quân - Bắc quân Như sóng với hạt hấp dẫn vào nhau trong thế giới từ trường Thế mà đã có Nhà Tóan học trẻ Việt Nam tài hoa (1) Kết hợp được Lý thuyết Số và Lý thuyết Nhóm Thành một trường thống nhất đơn giản Thành chỉ một biên cương đan bện nhạt nhòa * AI sẽ tìm giải pháp cho Hòang Sa - Nửa Trường Sa ? ? ? Bằng Con đường Việt Nam “bổ đề cơ bản” cho Biển Đông Chắc sẽ là Nhà Lãnh đạo tài đức mở con đường máu Vượt biển vượt biên ra ngòai Thái Bình Dương Canh tân Dân chủ hóa Tổ Quốc Việt Nam Hội nhập Đất Nước vào trào lưu Văn minh Nhân lọai ... Nguyễn Hữu Viện 1. Giáo sư Ngô Bảo Châu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn