BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73354)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hội chứng nói láo

08 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 1023)
Hội chứng nói láo
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
“Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Khi sinh ra, không ai biết nói dối, lọc lừa, nhưng càng lớn lên, người ta càng nói dối nhiều hơn. Vì sao?

Hội chứng nói láo, báo cáo láo, báo cáo gian dối đang ngày càng phổ biến ở các nơi, các ngành, các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, đến xã hội; từ người lớn cho đến trẻ em...

Ngay trong một tổ chức có quyền lực nhất nước là Quốc Hội, người ta cũng đang dặn nhau là “không được nói về tham nhũng” (theo báo Tuổi Trẻ). Tham nhũng là vấn nạn của đất nước, làm nghèo đất nước, mà dân biểu không được nói tới, thì họ nói cái gì? Nói toàn điều hay? Là nói láo chứ còn gì!

Báo chí là phải trung thực, không bịa đặt, không thổi phồng. Chuyện Trung Quốc lấn chiếm biển Đông ai cũng biết, nhưng báo chí trong nước lại “được” dặn dò cẩn thận là “Không được viết về Trung Quốc từng bước thôn tính, xâm lược Biển Đông...” Viết ngược lại, là nói láo chứ còn gì!

Ai là phụ huynh, cũng đều ... đau đầu vì hàng trăm thứ tiền phải đóng cho nhà trường. Ngoài học phí, phụ huynh phải đóng cho con em của mình tiền giấy thi kiểm tra định kỳ, giấy thi chữ đẹp; Tiền sổ liên lạc; Tiền quỹ Đoàn-Đội; Tiền Qũy hội Chữ Thập Đỏ; Tiền học tăng buổi học them; Tiền mua sổ theo dõi sức khỏe, và học bạ. Ngoài ra còn các khoản thu do Hội Phụ huynh học sinh vận động như Qũy khuyến học, Qũy của Hội; Qũy hỗ trợ giáo dục để hỗ trợ cho học sinh và giáo viên đi thi cấp huyện, mua sắm đồ dùng dạy học…Rồi tiền điện, quạt máy, bơm nước, tu sửa công trình; tiền nước uống cho học sinh, tiền vệ sinh môi trường,..Khi thu tiền, các giáo viên được dặn là phải làm giấy tờ, và yêu cầu phụ huynh ký tên xác nhận là...tình nguyện đóng. Làm như vậy chẳng khác nào...làm láo!

Các doanh nghiệp muốn được ký duyệt dự án, phê duyệt quy hoạch,...mà không “biết điều” với các lãnh đạo thì chờ dài cổ cũng không được duyệt. “Biết điều” bằng cách chi (mà phải chi đẹp) cho các sếp, và còn được dặn là “gặp anh Ba ở sân golf”, hoặc “chuyển khoản cho anh Tư vào tài khoản của...chị Tư” Nhưng chẳng có doanh nghiệp nào dám nói thẳng là đã phải chung chi để được “êm chuyện”.

Trong Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2013 tại Viện Kinh tế VN, kinh tế Việt Nam được nhận định là vẫn đang trong ‘lộ trình xuống đáy’. Theo tiến sĩ Trần Du Lịch - Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tiền tệ Quốc gia, thì đây là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất kể từ đầu thập niên 1990. Và ông dự báo tăng trưởng GDP năm 2013 chỉ có thể đạt 5,2%, thấp hơn mục tiêu 5,5% đã đề ra. Nhưng trước đó, những con số thống kê cho thấy số liệu tăng trưởng GDP ở các tỉnh cao gấp đôi toàn quốc; nợ xấu, thu chi ngân sách có sai số hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đồng. Thế là thống kê láo chứ còn gì!

Tệ hại hơn nữa, chuyện nói láo còn xảy ra ở lứa tuổi vô tư, trong sáng, thậm chí ở tuổi chưa biết đọc, biết viết. Ví dụ các cháu bé mầm non được “dạy”: nếu bị cô giáo đánh, cũng không được nói với cha mẹ là cô giáo đánh đau. Tỷ lệ nói dối của học sinh tăng theo cấp lớp. Theo khảo sát xã hội học mới đây của Gs Trần Ngọc Thêm của Đại học Quốc gia, tỉ lệ nối dối cha mẹ ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và sinh viên là 80%. Nếu vị giáo sư này khảo sát ở cấp thạc sỹ, tiến sỹ, tỷ lệ dối trá có khi còn cao hơn, vì tình trạng bằng giả, tiến sỹ giấy, đạo nghiên cứu, đạo giáo trình...càng ngày càng nhiều.


Trẻ em vô tư, trong sáng. Hình minh hoạ. Nguồn: news.agu.edu.vn



Vấn đề ở chỗ, những con số trên được đưa ra, và bị lãng quên ngay, mà không tạo dư luận bằng chuyện một nữ ca sỹ bị đòi nợ, hay một cô gái muốn nổi tiếng bằng những hành động và lời nói...tưng tưng.

Tác giả Nguyễn Quang Thân, trong một bài báo của mình, đã nhận định rất tinh tế về nạn nói dối. Ông viết:

Các bậc cha mẹ, từ người ít học đến học vấn cao siêu, từ dân thường đến người có chức phận xã hội, dù thuộc tôn giáo, tín ngưỡng nào, không ai dạy trẻ con hoặc người lớn nói dối. Nhà trường lại càng không. Các đoàn thể thì luôn “nâng cao phẩm chất thành viên”, tổ chức học tập, trau dồi đợt này qua đợt khác, năm này qua năm khác.

Nói dối luôn bị lên án trên nguyên tắc, văn bản, giấy tờ, giáo lý và đương nhiên cả trong sách giáo khoa các cấp. Dối trá chạm vạch nguy hiểm còn bị pháp luật trừng phạt.

Chúng ta không dạy con nói dối, dạy con sống lương thiện bằng sức lao động của mình, đối xử tử tế với đồng loại, thương yêu người nghèo khổ. Bằng khen, huân chương ta khuân về treo chật tường. Nhưng con cái biết ta xài bằng giả vì chúng chưa bao giờ thấy ta đi học.

Ta nói với con ta là người lương thiện với lương tháng mươi triệu đồng. Vậy mà ta có ba bốn ngôi nhà, sắm ôtô siêu hạng, mỗi năm bỏ hàng trăm triệu chơi gôn và khi nổi nóng có thể đánh ngất một người giúp việc trên sân “để trêu đùa”.

Nhà trường không dạy học sinh nói dối nhưng dùng mọi cách để có tỷ lệ tốt nghiệp cao ngất đến mức chính học sinh của trường cũng biết là chuyện khôi hài. Đài báo luôn đề cao lòng trung thực, nhưng chỉ các bà nội trợ mới biết đích xác cái thứ giá cả đang được coi là hạ giá đang lên phi mã như thế nào ngoài chợ.

...

Con cái và ngay cả chúng ta vẫn được nghe những lời hứa hẹn chung chung, hoa mỹ nhưng ngay người nói ra cũng biết chắc là sẽ không được thực hiện. Hệ lụy là cuộc sống thiếu minh bạch, thật và giả lẫn lộn không biết đâu mà lần.

Trẻ con được lớn lên trong cái ma hồn trận hư hư thực thực, đến lượt chúng nó học được cách nói dối cha mẹ để yên thân hoặc tự do quậy phá từ hành vi của chính chúng ta!

Điều tệ hại nhất của thói dối trá xảy ra khi nó bị đẩy đi xa tới mức phá vỡ niềm tin, gây ra nỗi hoài nghi thường trực. Muốn sống phải biết nghi ngờ, triết lý có tính hủy diệt ấy là con đẻ của thói dối trá. Rõ ràng là không thể chấp nhận nói dối đã và đang trở thành một kỹ năng sống trong học sinh sinh viên cũng như trong xã hội.

Thay đổi tình trạng đáng lo ngại này không thể trong một đêm. Không ai có thể giết chết sự thật. Nhưng để có sự thật không phải dễ.”

Trần Minh Thông

Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn