BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73230)
(Xem: 62212)
(Xem: 39389)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tiếng vỗ tay và sự im lặng trong đại hội

18 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 1107)
Tiếng vỗ tay và sự im lặng trong đại hội
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Trong đại hội 8 của Hội nhà văn Việt Nam vừa qua có đến 90% các tham luận và phát biểu bị/được vỗ tay. Được vỗ tay tán thành thì rất ít, phần lớn là vỗ tay phản đối, mời xuống.

Tôi, Bùi Minh Quốc, có 3 lần lên phát biểu, đều bị vỗ tay.

Lần thứ nhất:

Sau lễ khai mạc sáng 05.08.2010, gọi là ngày “đại hội nội bộ”, nhà thơ Hữu Thỉnh chủ tịch BCH Hội khoá 7 điều khiển việc bầu chủ tịch đoàn. Ban tổ chức giới thiệu danh sách chủ tịch đoàn, rồi nhà thơ Hữu Thỉnh đề nghị bầu. Tôi giơ tay xin phát biểu đồng thời chủ động đi lên diễn đàn. Đây cũng là ý kiến đầu tiên của hội viên phát biểu trên diễn đàn đại hội. Tôi nói:

- Tôi đề nghị trước khi bầu, cần có phần phân tích, nhận xét về những người được giới thiệu vào chủ tịch đoàn, nguyên tắc là người cầm phiếu bầu phải biết rõ về người mình có thể (hoặc không) bầu.

Đang nói nửa chừng đã bị vỗ tay mời xuống. Tôi cứ nói và nhắc lại ý kiến mình một lần nữa rồi xuống.

Tràng vỗ tay mời tôi xuống nói với tôi (và mọi người) điều gì? Nói thế này: Không cần thảo luận gì hết, cứ bầu thôi, đừng có rách việc, hồi giờ vẫn thế, bây giờ cũng thế.

Đại hội mau chóng thông qua danh sách chủ tịch đoàn do Ban tổ chức sắp đặt.

Lần thứ hai:

Buổi chiều cùng ngày, trước khi đại hội tiến hành bầu cử BCH mới, tôi xin lên phát biểu. Tôi nói:

- Yêu cầu trước khi bầu phải có phần chất vấn của cử tri và trả lời chất vấn của Ban chấp hành cũ và những người được đề cử.

Bị vỗ tay mời xuống.

Tôi nhìn thẳng vào anh Hữu Thỉnh ngồi ở vị trí trung tâm chủ tịch đoàn, nhắc lại yêu cầu. Anh Hữu Thỉnh trả lời:

- Không có phần chất vấn và trả lời chất vấn như anh yêu cầu.

Không thể tin ở tai mình, tôi hỏi Hữu Thỉnh:

- Anh Thỉnh nhắc lại đi, tôi vừa nghe anh trả lời rằng không có phần chất vấn và trả lời chất vấn phải không, có phải thế không?

Hữu Thỉnh:

- Tôi vừa nói đúng những điều anh đã nghe.

Toàn bộ phần đối thoại ngắn ngủi trên giữa tôi và Hữu Thỉnh bị chìm lấp trong tiếng vỗ tay mời tôi xuống.

Đại hội đã tiến hành bầu cử không qua phần chất vấn của cử tri và trả lời chất vấn của ứng cử viên.

Lần thứ ba tôi bị vỗ tay mời xuống khi đọc bản tham luận TỔ QUỐC VÀ TỰ DO vào gần cuối giờ làm việc buổi sáng ngày 06.08.2010, ngày cuối cùng của đại hội (tôi đã thuật lại trong “Thư ngỏ” viết ngày 14.08.2010).

Đó là tiếng vỗ tay.

Thế còn sự im lặng?

Trong phát biểu trước khi đọc tham luận lúc gần trưa ngày 06.08.2010 , tôi đề nghị đại hội cần ra một bản tuyên bố về trách nhiệm của nhà văn Việt Nam trước tình hình thế lực bành trướng phương Bắc đang đe doạ sự mất còn của Tổ Quốc Việt Nam.

Buổi chiều cùng ngày, cũng là buổi cuối cùng của đại hội, nhà văn Hữu Ước, trung tướng công an, ngồi chủ tịch đoàn, bước sang diễn đàn đại hội phát biểu: “phản đối đại hội lên tiếng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam không đúng chỗ”.

Thế nào là không đúng chỗ? Ý kiến này rất đáng được đi sâu thảo luận, phân tích. Nhà văn Hữu Ước là tổng biên tập báo Công an nhân dân đã từng đăng nhiều bài lên tiếng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Thế thì tại sao anh lại cho rằng việc đại hội lên tiếng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc là không đúng chỗ? Thật khó hiểu. Càng khó hiểu hơn nữa là nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội liền hai khoá và vừa trúng cử tiếp khoá nữa, vốn là một anh bộ đội Cụ Hồ, hôm trước ngày họp đại Hội vừa vào lăng viếng Cụ, đi dưới dòng chữ KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO đắp nổi rất lớn trên lăng, ngồi ở vị trí trung tâm của chủ tịch đoàn, nghe anh Hữu Ước nói vậy mà lại im lặng, trong khi đáng lẽ chí ít cũng phải đứng lên thay mặt chủ tịch đoàn đề nghị đại hội thảo luận ý kiến của anh Hữu Ước. Sự khó hiểu không chỉ ở Hữu Thỉnh. Trên chủ tịch đoàn có rất nhiều nhà văn vốn là, đang là anh bộ đội Cụ Hồ, và luôn luôn là người chiến sĩ - nghệ sĩ, từ nhà văn Vũ Tú Nam (nguyên tổng thư ký Hội khoá 4), đến những Lê Văn Thảo, Nguyễn Trí Huân, Thanh Quế, Khuất Quang Thụy, Hồ Anh Thái, Trần Đăng Khoa, tất cả đều im lặng. Thế đấy, các chiến sĩ ấy giữ trọng trách chủ toạ một “sinh hoạt chính trị quan trọng” (chỉ thị của Ban bí thư) mà lại im lặng né tránh một vấn đề hệ trọng hàng đầu của Tổ Quốc, của Nhân Dân như vậy thì nhiệm vụ đích thực của họ trên chủ tịch đoàn là gì? Hay nhiệm vụ đích thực của họ chính là thế: im lặng? Và sự im lặng này đã để cho phát biểu của Hữu Ước trở thành lời kết thúc đại hội. Các nhà văn hội viên rời đại hội ra về trong tư thế đúng như câu thơ Thanh Thảo mô tả: “Yêu Tổ Quốc chỉ còn nghe ú ớ”. Và với tư thế “ú ớ” này, làm sao chúng ta còn dám nhìn mặt nhân dân đây?

Đà Lạt 14.08.2010
BMQ
Ý kiến bạn đọc
18 Tháng Tám 20107:00 SA
Khách
Trời! ú ớ còn được , sợ nó bóp họng cho đến chết luôn, thì còn đâu mà ư ớ nữa !!
19 Tháng Tám 20107:00 SA
Khách
Cảm ơn ông Bùi minh Quốc đã tường thuật một việc mà nhiều độc giả quan tâm. Việc phát biểu và bị ngắt lời, bịt tiếng là một phép thử về dân chủ. Một điều tôi thích thú nhất là đoạn viết về Hưu Ước. Nó giúp tôi và nhiều người hiểu hơn về nhân cách của họ. mà họ thường cố tình che dấu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn