BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73330)
(Xem: 62240)
(Xem: 39424)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Kỷ niệm 38 năm giải phóng miền Nam... Nghĩ về những người GÓP PHẦN LÀM NÊN CHIẾN THẮNG!

02 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 1418)
Kỷ niệm 38 năm giải phóng miền Nam... Nghĩ về những người GÓP PHẦN LÀM NÊN CHIẾN THẮNG!
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Đó là 85.5 vạn " lao động dôi dư" về nghỉ theo QĐ176/HĐBT ngày 09/10/1989 với cái tít rất mập mờ "Sắp xếp lại việc làm cho người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước". Theo đó một người về nghỉ chỉ được trợ cấp 1 lần: mỗi năm công tác được trợ cấp 1 tháng lương cơ bản. Thế là hết!

 Để động viên người lao động xin về, Nhà nước đưa ra 2 thủ thuật rất tinh vi:

- Nâng lãi suất tiền gửi Ngân hàng lên 12% tháng.

- Ai xin về phải tự viết đơn.

Thế là hàng vạn "lao động dôi dư" cứ làm đơn xin về như thiêu thân lao đầu vào lửa. Rồi khi nhận quyết định, nhận tiền, nghĩ lại mình bị lừa liền đem tiền đem quyết định trả lại cho Tổ chức để xin về hưu, xin nghỉ mất sức , xin nghỉ không lương... Tất cả đều không được. Đúng là một quả lừa ngoạn mục. Năm 1998 ông Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh khi về hưu mới dám nói sự thật với tôi:

- Biết họ bị lừa mà không cứu được.

Ngay từ năm 1990 hàng ngàn lao động đã viết đơn kiến nghị với Bộ lao động về QĐ 176. Ngày 24/09/1993 Bộ lao động trả lời bằng công văn 3168/CSLĐXH do Thứ trưởng Nguyễn Lương Trào ký để trả lời người lao động:

- Bộ đã trao đổi với Bộ tài chính giải quyết đúng chính sách.

Thế là 85.5 vạn “lao động người dôi dư” bị sa thải, ngậm ngùi, uất nghẹn chịu thiệt thòi cay đắng từ năm 1990 đến nay... Họ là những "Anh Bộ đội Cụ Hồ", " Anh giải phóng quân", Người vợ liệt sĩ, chị thanh niên xung phong, đảng viên, quần chúng cách mạng... đã tham gia kháng chiến góp một phần xương máu mồ hôi nước mắt và công sức để làm nên chiến thắng 30/4/1975.

Sau 12 năm, tình trạng " lao động dôi dư" vẫn thế , Nhà nước phải xin tài trợ quốc tế để giải quyết tình trạng “ lao động dôi dư” và được các Tổ chức phi Chính phủ tài trợ 4 tỷ đô la. Vì vậy ngày 11/4/2002 Chính phủ ra ngay Nghị định 41/CP ồ ạt cho " lao động dôi dư" về nghỉ. Theo đó một người được hưởng 5 tiêu chuẩn:

- Mỗi năm công tác được một tháng lương.
- Mỗi năm mất việc làm được một tháng lương.
- Được sáu tháng lương đi tìm việc làm.
- Được năm triệu làm vốn.
- Khi đủ tuổi lại được hưởng chế độ hưu.

Lớp người "lao động dôi dư" này hầu hết không tham gia kháng chiến chống Mỹ nhưng lại được ưu đãi như thế! Tại sao những người “lao động dôi dư” về nghỉ theo QĐ 176 lại không được hưởng đặc ân này?

Chẳng lẽ các cơ quan chức năng và quyền lực lại không nhìn ra sự bất công tàn nhẫn này giữa hai lớp người lao động?

Lớp người lao động về nghỉ theo QĐ 176 có cuộc sông như thế nào trong 23 năm qua? Ông Nguyễn Văn Cung nguyên là “ Anh bộ đội Cụ Hồ” chuyển nghành về làm công nhân xí nghiệp Dược Hải Dưng về nghỉ một lần được 1.300.000đ. Sau một năm hết tiền cũng là lúc mắc bệnh hiểm nghèo, đi viện không có tiền, không thẻ BHYT, phải đi xin ăn rồi chết ở nhà xác bệnh viện. Cụ Phạm Hữu Vinh là Việt kiều yêu nước, 6 năm liền là chiến sỹ thi đua của nghành giao thông vận ti trong thời chống Mỹ, sau 29 năm công tác cụ được trợ cấp 1 lần được 1.015.000đ khi mắc bệnh hiểm nghèo, không có tiền đi viện, cụ phải nằm ở nhà chờ “ tử thần” lôi đi. Ông Lê Văn Phu nguyên là “ Anh giải phóng quân”, xông xáo 11 năm trên chiến trường chuyển về làm công nhân cơ khí thuỷ Hải Dưng về nghỉ một lần được 1.300.000đ phải về quê thuê ruộng cấy và sau 5 năm kiệt sức vội “đi gặp Bác Hồ”. Nhiều người phải bươn chải kiếm sống khi tuổi cao sức yếu. Có vợ chồng già mỗi người một niêu vì một người có lương một người không có lương nên xảy ra mâu thuẫn…. Bất công sẽ dẫn đến bất ổn! Vì “ Việc nhân nghĩa cốt ở an dân” ( Nguyễn Trãi ).

Ông Trần Quang Thành nguyên là phóng viên đài tiếng nói Việt Nam chỉ viết một bài báo phê phán QĐ 176 đã bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng, đuổi ra khỏi ngành từ thập niên 90 ở thế kỷ trước.

Tôi nguyên là giáo viên nghỉ chế độ mất sức lao động liên tục viết báo phê phán QĐ 176 từ năm 1990 đến nay. Tiếng nói nhân văn và đạo lý của tôi được một số cán bộ Trung ương ủng hộ như ông Phan Văn Khải, ông Trần Đình Hoan, ông Cao Đức Hậu, ông Nguyễn Chí Hậu, bà Cù Thị Hậu, Thế mà tôi vẫn bị đàn áp, khủng bố dai dẳng suốt 23 năm, cả gia đình tôi bị đẩy vào góc chết cuộc sống…

Tôi viết tập báo này là thực hiện lời dạy của Đức Phật:
" Cuộc đời sắc sắc không không
Trăm năm để lại tấm lòng từ bi "

Nhân kỷ niệm 38 năm giải phóng miền Nam, nghĩ về những người yêu nước tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được thưởng Huân chương, Huy chương bị thiệt thòi suốt 23 năm qua, tôi viết bài này trình lên các cơ quan quyền lực cao nhất xem xét lại công lao của người lao động, đền bù cho họ một khoản trợ cấp như dự toán của Bộ lao động chỉ mất 5.700 tỷ cho 85,5 vạn người bị sa thải theo QĐ 176. Trong khi Nhà Nước chi ngân sách dạy nghề cho nông dân mất 32.000 tỷ. Và hiện tại Nhà nước đang chi hàng chục tỷ đồng cho người thất nghiệp. Khoản chi nào hợp lý hơn, hợp lòng người hơn, đúng luật lao động hơn, đúng đạo lý hơn? Câu trả lời dành cho những người có lương tâm và trách nhiệm! 

Hải Dương, ngày 30 tháng 04 năm 2013 
 
Phạm Tuấn Xa  
DĐ: 01644.996.929
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn