BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73313)
(Xem: 62231)
(Xem: 39417)
(Xem: 31164)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Vấn đề đồng bào Thượng Tây Nguyên tỵ nạn chính trị tại Campuchia

01 Tháng Tư 200212:00 SA(Xem: 846)
Vấn đề đồng bào Thượng Tây Nguyên tỵ nạn chính trị tại Campuchia
55Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
55
Ngày 21-1-2002, Cơ Quan Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) đã ký thoả thuận với Việt Nam và Campuchia liên quan đến việc hồi hương những người Thượng ở Tây Nguyên chạy sang Campuchia tỵ nạn khi bị đàn áp hồi đầu năm 2001. Tôn chỉ của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc là chỉ thu xếp cho người tỵ nạn trở về trên căn bản tự nguyện, an toàn và được tôn trọng nhân phẩm, không bị phân biệt đối xử.

 Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ vì thiếu kinh nghiệm với lắt léo của những nhà thương thuyết Cộng Sản VN, nên đã có những sơ hở để Cộng Sản diễn dịch sai lệch, lợi dụng tuyên truyền và làm cho bản thoả thuận khó đạt được thành quả tốt đẹp như:

 1/ Không xác định thật rõ ràng trên giấy trắng mực đen đây là những người tỵ nạn chính trị. Vì bắt buộc phải là người tỵ nạn thì Cao Ủy Tỵ Nạn mới có thẩm quyền giải quyết. Phía Việt Nam lại gọi là “những người vượt biên trái phép”. Trong mọi qui chế hoạt động của Cao Ủy Tỵ Nạn cũng như trong quốc tế công pháp không có tội danh mang tên nói trên.

 2/ Không nhấn mạnh tự nguyện là căn bản thu xếp mọi hồi hương của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ.

 3/ Không minh định Cao Ủy Tỵ Nạn có thể đến Tây Nguyên bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, bất cứ gia đình nào để tìm hiểu và thăm viếng người hồi cư. Cao Uỷ Tỵ Nạn có đến cao nguyên, nhưng do Hà Nội tổ chức, chỉ gặp chính quyền địa phương và một vài gia đình đã được sửa soạn trước. Và Hà Nội coi tổ chức một lần như thế là xong, không thừa nhận quyền thường xuyên thăm viếng theo ý muốn của Cao Ủy Tỵ Nạn.

 4/ Trong thỏa thuận có đề cập đầu tháng Năm, các bên hẹn sẽ gặp nhau để thẩm định kết quả, thì Hà Nội lại cùng phía Campuchia cố gắng ép buộc hồi hương các đồng bào này trước mùa mưa (thường là vào cuối tháng Tư hàng năm) và coi đó là thi hành tích cực thỏa ước.

 Sau khi Hoa Kỳ và nhiều tổ chức tranh đấu cho Nhân Quyền như Hội Ân Xá Quốc Tế, Tổ Chức theo dõi Nhân Quyền trên thế giới lên tiếng chê trách Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, tổ chức này phản kháng với Hà Nội. Nhưng theo Hà Nội, Cao Ủy Tỵ Nạn đã không thực hiện cam kết của mình và cũng là để làm bỉ mặt tổ chức quốc tế này, từ đầu tháng Ba đến nay Việt Nam và Campuchia đã lén lút đưa 160 người tỵ nạn hồi hương (nói là họ tự động bỏ về), vận động và ép buộc 400 đồng bào Thượng ở Tây Nguyên sang các trại tỵ nạn Campuchia lôi kéo thân nhân thêm được 33 người nữa, những người này vừa mới được chính quyền và công an Campuchia bàn giao cho Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh Gia Lai (chỉ là cơ quan và đoàn thể cấp tỉnh) ngày 22-3-2002. Việt Nam và Campuchia rõ ràng là muốn âm mưu gạt Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ ra ngoài và muốn cho thế giới biết là Hà Nội không coi trọng Cao Ủy Tỵ Nạn và không muốn công nhận khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc về hồi hương đồng bào thiểu số Tây Nguyên.

 Nhân dân Việt Nam, Kinh cũng như Thượng, thấy có trách nhiệm phải lên tiếng:

 a- Chính quyền Cộng Sản đã đàn áp, vi phạm quyền sống của đồng bào thiểu số sinh sống tại Tây Nguyên, vì thế mới có chuyện đồng bào Thượng bỏ chạy sang tỵ nạn ở Campuchia. Và vì là người tỵ nạn nên Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ mới có lý do can thiệp và thu xếp với thỏa thuận 21-1-2002. Nhân dân Việt Nam, Kinh cũng như Thượng, cực lực phản đối danh xưng “người vượt biên trái phép”. Chúng tôi yêu cầu Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ xác định rõ ràng vấn đề này với Hà Nội, nếu không Cao Uỷ Tỵ Nạn tự phủ nhận mình trong vai trò mà cộng đồng thế giới giao cho.

 b- Hồi hương phải là tự nguyện, an toàn, tôn trọng nhân phẩm, không bị đàn áp hay phân biệt đối xử, theo đúng những nguyên tắc đề ra của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ. Những người từ chối hồi hương phải được quyền chọn định cư tại quốc gia đệ tam nếu được sự chấp thuận của quốc gia đó.

 c- Dù có hồi hương tất cả những đồng bào Thượng tỵ nạn ở Campuchia cũng không giải quyết được vấn đề. Chính yếu là Hà Nội phải từ bỏ cái gọi là “Chính Sách Dân Tộc” rập khuôn theo chính sách dân tộc của Liên Xô trước đậy, dùng chiêu bài chủ nghĩa để không chế các sắc dân ít người, đối xử kỳ thịû, không tôn trọng tập tục tôn giáo, xâm phạm cách sống của các sắc dân, tìm cách dần dần đồng hóa họ. Nhân dân Việt Nam, Kinh cũng như Thượng, đòi hỏi Hà Nội phải có chính sách Cộng Đồng tiến bộ dựa trên Đa Nguyên, Dân Chủ và Đồng Thuận, phải tìm hiểu và thương thảo với những phong trào phản kháng để nhanh chóng tiến đến dành quyền tự trị rộng rãi cho tất cả các sắc dân hiện đang sinh sống trên đất nước Việt Nam.

 Nếu không, Tây Nguyên và nhiều nơi trên Cao Nguyên miền Bắc chắc chắn còn xáo trộn, những nước tiếp giáp với Việt Nam còn phải nhận nhiều người tỵ nạn và Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc còn gặp nhiều khó khăn khi nói chuyện trở lại với một chính quyền lươn lẹo như Hà Nội (Cao Ủy Tỵ Nạn đã rút ra khỏi thỏa thuận ba bên ngày 24-3-2002 vừa qua).

 Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
 Cao Trào Nhân Bản
 Giải thưởng Nhân Quyền Raoul Wallenberg
 Giải thưởng Nhân Quyền R. Kennedy
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn