BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72807)
(Xem: 62101)
(Xem: 39196)
(Xem: 31054)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Quyền tư hữu

24 Tháng Bảy 200112:00 SA(Xem: 801)
Quyền tư hữu
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Cuộc đời đầy đau khổ & bất công. Người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra. Hồi thế kỷ 19 khi tiến trình kỹ nghệ hoá diễn ra mạnh mẽ ở Aâu Châu, đặc biệt là ở Anh, Pháp & Đức, xã hội nhanh chóng chia thành giai cấp tư sản thiểu số giầu có và giai cấp vô sản , nghèo khó đông đảo. Theo Mác, thủ phạm gây ra là quyền tư hữu.

Và đưa phương pháp giải quyết: Muốn hết khổ thì huỷ bỏ quyền tư hữu. Tai sản cộng chung (viết tắt là CS), làm được bao nhiêu chia đều cùng hưởng. Thế là hết cách biệt giầu – nghèo, xã hội công bằng. Đúng là thiên đường. Mới nghe thấy có lý.

Giai cấp thợ thuyền đông đảo, có sức mạnh chân tay, chỉ thiếu cái đầu. Nếu võ trang cho họ chủ nghĩa CS thì động viên được bạo lực vô sản ghê gớm này, có thể lật đổ tư sản hay chiếm chính quyền từ tay phong kiến nhiều nơi trên thế giới. ‘Quốc Tế ca’ vang lên các nơi.

Aùp dụng chua biết sao, lý thuyết hấp dẫn được nhiều người, trong đó có Hồ Chí Minh.

Nhưng chủ nghĩa này đã không lên ở Anh, Pháp, Đức như Mác tiên đoán vì giai cấp vô sản ở đây mạnh và khôn khéo, biết cách cải tiến đời sống công nhân, giảm bớt bóc lột qua các chính sách thuế khoá, phụ cấp, nghỉ hè, lương tháng 13…

1917, phong kiến Nga quá thối nát. Tư sản lật Nga Hoàng, song còn non yếu, không có hậu thuẫn quần chúng & không biết làm gì. Lênin trở về từ Thụy Sĩ, mang lý thuyết CS ra hoạt động, phong trào công nhân lên rất nhanh, đoạt chính quyền trung ương từ tay tư sản, thành lập chính quyền nhân dân (các xô viết) ở khắp nơi thuộc đế quốc nga cũ, cho ra đời Liên Bang Xô Viết.

Trong thế chiến, Nga sát nhập thêm các nước vùng Baltic. Sau thế chiến, Đông Aâu nằm dưới ảnh hưởng của Liên Bang Xô Viết.

Cuối năm 1949 CS lên ở Hoa Lục.

1953 CS lên ở Bắc Hàn.

1954 CS lên ở Bắc VN. 1975 CS chiếm miền Nam VN.

Nhân dân ta 2 miền Nam-Bắc nếm mùi chủ nghĩa CS, với kinh nghiệm của LX & TQ.

Cuối thập niên 1980, CS cáo chung ở LX & Đông Aâu sau khi tồn tại chưa đầy 1 thế kỷ, thời gian không phải là dài đối với lịch sử.

CS còn lại tại TQ, VN, Lào, Bắc Hàn Cuba trong hiện trạng rời rạc, không kết thành 1 khối và mạnh nước nào nước ấy lo đi theo thị trường tự do, vốn là nguyên tắc chính của chủ nghĩa Tư Bản.

Sở dĩ chủ nghĩa CS thất bại khi đi vào thực hiện là không huỷ bỏ được quyền tư hữu dù chính quyền mạnh mấy; và phương cách chia đều (tiêu chuẩn khẩu phần, tem phiếu mua đồ…) không ổn, vì thiếu kích thích nền kinh tế bị duy trìơ mức tối thiểu, phần chia ít dần, ai cũng nghèo khổ. Quần chúng tìm đủ mọi cách moi lại tiền nhà nước và buôn bán chợ đen với nhau, song hành với quốc doanh. Tuy đời sống quá thấp, nhưng vì không có so sánh với Tây phương và nhìn quanh thấy ngang ngang nhau nên không cảm nhận bất công. Cuối cùng kết quả tổng hợp là xã hội phát triển kém. Đấy là chưa kể mặt đầu óc, những suy tư xã hội đều bị điều kiện hoá & hạn chế bởi chủ nghĩa.

Cuối thập niên 50, LX bắn vệ tinh đầu tiên lên không gian. Hơn ai hết LX biết rõ cách mạng vi điện tử sẽ diễn ra, qui mô lớn gấp bội so với kỹ nghệ hoá. Và đây mới thực sự là lý do & lối thoát đi lên để LX sẵn sàng từ bỏ chủ nghĩa CS.

TQ cũng đang thay đổi tại quốc nội sau khi đã đạt được thế quốc tế vững chắc: 1971 trở thành hội viên thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ. 1972 ký thông cáo chung Thượng Hải với Hoa Kỳ, chấm dứt đối đầu đi vào hợp tác, dĩ nhiên còn nhiều khó khăn phải giải quyết.

VN không có được thế quốc tế như TQ, trong nước quần chúng chán ghét, bị động trong cơn lốc toàn cầu hoá. Khi quay, mà không có chân nào làm trụ, thì té ngã là khó tránh.

*

Chủ nghĩa Tư Bản công nhận quyền tư hữu, ngược nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa CS.

Để thi hành hiệp ước thương mại Mỹ-Việt (BTA) và và rồi đây vào Cơ Quan Mậu Dịch Thế Giới (WTO), VN phải sửa luật theo những tiêu chuẩn quốc tế, nghĩa là phải công nhận quyền tư hữu. Chính BTA & WTO tạo sân chơi mới giúp dân tộc ta đòi lại quyền tư hữu. Cùng với nắm thẩm quyền kinh tế, khi giao thương những giá trị văn hoá, NQ & DC cũng xâm nhập, sáng giá và có sức hấp dẫn quần chúng mạnh mẽ.

Quyền tư hữu hiện là điểm đảng CSVN đang rất lúng túng trên phương diện chủ thuyết, đặc biệt là 2 lãnh vực quốc doanh & quyền sở hữu đất đai.

Quốc doanh

Để tránh phe bảo thủ chỉ trích xa rời XHCN, bộ chính trị vẫn phải tiếp tục xác quyết khu vực quốc doanh là chủ đạo, nhưng nhà nước vô sản ‘ta’ nhập nhằng là nay công nhận có nhiều thành phần sở hữu trong đó: vốn nhà nước, cổ phần, bán, khoán, cho thuê. Nhưng khi bàn thảo viết thành luật đầu tư, luật xí nghiệp, luật thương mại… không sao chỉ ra được tiêu chuẩn cùng nguyên tắc nào để giới hạn vốn của mỗi thành phần không trở thành tư bản bóc lột !

Hầu hết quốc doanh làm ăn thua lỗ, nhưng vì tập trung trong tay sản phẩm do quốc doanh làm ra giúp bộ chính trị nắm bao tử & nhu cầu người dân. Ai cũng biết tư nhân hoá thì làm ăn hiệu quả hơn nhiều, nhưng bọn chóp bu không muốn mất công cụ kềm kẹp lợi hại này; và thành phần đảng viên nòng cốt ăn theo quốc doanh chống đối mạnh mẽ, dựa lý do bảo vệ chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng.

Trong khi đó khu vực quốc doanh bị giới hạn đủ thứ vừa không được vay vốn, không ưu đãi ngoại tệ vừa thuế cao, lại sản xuất đến 40% tổng sản lượng quốc dân. Đặc biệt là Saigon với hạ tầng & kinh nghiệm làm ăn tư bản, vốn đầu tư đổ vào nhiều, và vị trí địa lý gần Bangkok, Jakarta, Manila, Singapore, khiến Hà nội mới đây phải tính đến dành cho Saigon qui chế đặc biệt để làm đầu tầu cho cả nước ; thủ đô Hà nội vốn rất tự hào về chính trị nhưng đành mất mặt làm cái đuôi. Miền Nam nói chung & Saigon nói riêng giữ vai trò lãnh đạo đi vào BTA & WTO là chuyện hợp lý & bắt buộc phải như vậy, dù bộ chính trị đảng CSVN muốn hay không cũng thế thôi. Và ảnh hưởng xoay cũng đang chuyển dịch sang phe người Nam trong bộ chính trị; phe Bắc (Nông Đức Mạnh) & phe trung (Trần Đức Lương) có muốn đảo ngược cũng muộn rồi.

Trong cuộc đấu tranh cho VN, phải đánh bại hệ thống quốc doanh, tư doanh cần tiến chiếm vai trò thống lĩnh trong nền kinh tế quốc dân. Một khi nắm tiền trong tay, người ta bạo hơn và tiếng nói có trọng lượng hơn.

Quyền sở hưũ đất đai

Coi đất đai là sở hữu nhà nước, không công nhận người dân có quyền sở hữu 1 mảnh đất, 1 thửa ruộng. Do đó không được tự do chuyển nhượng. Nhà nước quản lý hết, rồi giao cho nông dân cầy cấy hay tư nhân xử dụng trong thời gian ấn định ; tham lam ôm đồm mà cán bộ năng lực quá kém dẫn đến tình trạng là chẳng quản lý được gì cả trên thực tế.

Ngày 2-12-1998 ra luật đất đai, khi áp dụng gặp không biết bao nhiêu khó khăn trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, định giá đất, chuyển nhượng, đền bù giải phóng mặt bằng…và mới đây (6-2001) phải đưa ra quốc hội sửa đổi. Càng bàn càng rối rắm, nhiều đại biểu cảnh cáo vì không rõ ràng mà đã xẩy ra va chạm giữa nhà nước & nông dân. Nông dân ở Thái Bình, An Giang, Đồng Tháp, đồng bào Tây Nguyên… kéo nhau đi biểu tình đòi tăng giá, chống giải toả ngày càng nhiều và càng gay gắt.

Đấy là chúng ta chưa đi vào vấn đề xử lý đất đai đối với đầu tư ngoại quốc hay đối với doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá; chính sách đất đai đối với các nông lâm trường, hợp tác xã nông lâm nghiệp; chính sách đất đai đối với các loại hình kinh tế trang trại; đất hương hỏa; đất tôn giáo…

Nhà nước muốn nói gì thì nói, nông dân (80% dân số) vẫn cứ xem đất đai là tài sản riêng của họ, cứ chuyển nhượng với giá thoả thuận và giấy viết tay. Các văn bản liên quan mới nhất cho thấy chính phủ buộc phải ‘mềm hoá’ trong 1 số chỉ thị, mặc nhiên xác nhận quyền sở hữu nhưng vẫn không chính thức.

*

Chủ nghĩa CS ra đời với bản tuyên ngôn CS 1848 chủ trương hủy bỏ quyền tư hữu.

1945 Hồ Chí Minh hăm hở mang vào VN với tin tưởng quốc tế trở thành vô sản.

Hơn ½ thế kỷ sau, nhân dân ta đang đánh bại CS bằng khẳng định nhân quyền này để đi vào toàn cầu hoá kinh tế.

Trong khung cảnh mới do hiệp ước thương mại Mỹ-Việt BTA mang lại, chúng ta đấu tranh buộc bộ chính trị đảng CSVN phải tư hữu hoá quốc doanh thua lỗ và phải trả lại nông dân:

. quyền sở hữu mảnh đất của họ.

. quyền quyết định trong sản xuất (trồng giống lúa hay cây nào họ muốn), kể cả quyền hợp tác thẳng với ngoại quốc để khai thác đất đai.

. quyền thụ hưởng thành quả lao động do họ làm ra, kể cả quyền xuất cảng nông phẩm bán ra trên thị trường quốc tế./.

Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế

Cao Trào Nhân Bản & Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn