BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73256)
(Xem: 62218)
(Xem: 39406)
(Xem: 31153)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Kẹt...?

30 Tháng Chín 200412:00 SA(Xem: 1633)
Kẹt...?
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội; không một sự vật hoặc thể chế nào muốn mình bị kẹt lại, không được hạnh thông. Cái cây vươn lên để nhận ánh nắng mặt trời; con cá bơi ra tìm dòng nước màtổ tiên loài cá đã sống. Con người, có nhiều nhu cầu hơn; ai ai cũng muốn mình ăn ngon mặc đẹp, ngày một giàu có hạnh phúc. Cung cấp thì ít nhưng nhu cầu lại nhiều, hoặc đôi khi ngược lại, sẽ làm cho mọi chuyện dồn thành đống. Đó gọi là kẹt! Kẹt là không cụ cựa, rục rịch gì được; lui không được mà tới cũng không xong. Muốn cho hết kẹt phải điều hòa, cân đối.

Nhìn lại xã hội Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể thấy chuyện kẹt này xãy ra như cơm bữa và xãy ra trong các mặt của đời sống con người. Làm hồ sơ cấp chủ quyền nhà đất - kẹt; đi công chứng - kẹt; xin cho con đi học cũng... ket. Ở bất cứ cơ quan hành chính nào, giấy tờ cũng chất thành đống; đơn thưa kiện, khiếu nại, tố cáo của dân chúng lại càng kẹt hơn, không giải quyết được. Cái kẹt mà mỗi công dân, mỗi cá nhân sử dụng phương tiện giao thông thường hay gặp; đó là nạn kẹt xe. Kẹt xe làmột tình trạng không ai muốn nhưng luôn luôn gặp phải. Kẹt cả giờ, kẹt cả buổi. Kẹt buổi sáng, kẹt buổi chiều... Kẹt xe gây ra biết bao phiền toái, bực bội và lãng phí; chen chúc đứng ngoài đường, bất kể trời mưa trời nắng. Chuyện kẹt xe, nhìn có vẻ đơn giản nhưng giải quyết không phải dễ. Muốn giải quyết, đòi hỏi phải có một chính sách đồng bộ và toàn diện. Những nhà làm quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn, nếu để nạn kẹt xãy ra thì việc giải quyết sẽ vô cùng khó khăn. Mọi chuyện "chữa cháy" trong nạn kẹt xe chỉ làm cho "ngọn lửa" bùng lên cao hơn mà thôi.

Để thấy được vấn nạn kẹt xe, chúng ta có thể hình dung mật độ xe chạy trên đường như lưu lượng dòng nước chảy, còn con đường như là dòng sông. Nước càng nhiều thì dòng sông càng phải rộng. Nguyên tắc của dòng chảy là không có vật cản thì nước chảy nhanh, càng có nhiều vật cản thì nước chảy càng chậm và có thể gây ách tắc. Nếu lòng sông hẹp thì nước sẽ dâng cao gây lụt lội. Những nhà thiết kế giao thông phải tính toán đến cả hai vấn đề là làm thế nào để giảm mật độ giao thông hoặc là làm tăng bề rộng lòng đường; làm tăng bề mặt lòng đường thì không được; bởi vì cần phải qui hoạch, giải tỏa, đền bù; chuyện này không phải công việc của mấy ông giao thông, hơn nữa trong hoàn cảnh hiện nay quỹ đất thành phố không còn nhiều. Còn việc hạn chế mật độ xe lưu thông bằng cách cấm đăng ký, cấm mua bán, cấm xe ngoại tỉnh lưu thông tại thành phố... xem ra không khả thi. Hai giải pháp trên không thể thực hiện được; người ta tính đến chuyện phân luồng. Xe đang chạy bon bon hai chiều, bỗng một buổi sáng trở thành một chiều. Người dân ở tỉnh cả năm trời mới lên thành phố; đường đi thì dễ nhưng đường về đã trở thành mê lộ. Chuyện này làcó thật!

Những người dân ở Củ Chi, Tây Ninh lên thành phố khám bệnh, thăm bàcon; lúc đi thì đi một mạch, từ Hóc Môn lên Quận 12 - Tân Bình - Trường Chinh - Cách mạng tháng Tám rồi thẳng lên Sài Gòn. Người dân quê, lâu lâu lên thành phố một lần, ngỡ ngàng xa lạ. Lúc đi thì thẳng một lèo, lúc về tưởng cũng như vậy. Nhưng không, họ bị thổi phạt ở Ngã Tư bảy Hiền, vì đọan đường này đã trở thành một chiều. Chú công an đã đứng sẵn dưới lòng đường, chỉ cần họ vừa tới lànắm xe kéo vô. Nhiều người vẫn không hiểu là tại sao mình bị phạt, chính quyền chỉ cho người dân đi một con đường vòng, khó hiểu và xa hơn; khác với cái thói đi băng, về tắt của người dân nông thôn.

Một lý do nữa khiến mật độ giao thông đô thị ngày càng tăng; đó là số lượng người lao động ở nông thôn lên thành phố tìm việc làm, nhưng đường sá không được mở rộng thêm. Vì thế, kẹt xe là điều đương nhiên. Ngày trước; bùng binh được xây dựng ở ngã năm, ngã sáu là nhằm sắp xếp xe cộ di chuyển theo một chiều xung quanh bùng binh. Chính trong dòng xe ở bùng binh, người đi đường mới có cơ hội để thoát ra và rẽ theo hướng của mình; chỉ cần người bên phải, nhường cho mình một hướng đi là có thể đi được. Không biết, chính quyền TP.HCM, nghe theo lời tư vấn của công ty Hồng Kông nào đó, lại biến bùng binh ngược lại thành ngã sáu; có nghĩa là họ gắn ba cột đèn, rồi hướng xe cộ lưu thông theo chỉ dẫn của đèn giao thông. Một bên lưu thông thì hai bên kia phải dừng. Không ai còn nhớ làcàng nhiều ngã đường chừng nào thì sự lộn xộn càng dễ xãy ra chừng đó!

Chuyện này đã xãy ra ở bùng binh Lăng Cha Cả, quận Tân Bình và ở ngã sáu Phù Đổng, Quận I. Cái lăng Cha Cả chắc là có lâu lắm rồi, cách nay hơn 40 năm; lúc đó chưa có đường Cộng Hòa. Khi đường Cộng Hòa được mở rộng thì cái bùng binh trở thành nhỏ xíu, hướng con đường lại ngược hướng di chuyển của bùng binh; có nghĩa là các phương tiện giao thông khi đến bùng binh, từ đường Cộng Hòa, phải quẹo gấp qua bên phải để cập mạn bên trái bùng binh. Điều này làm cho dòng xe dồn lại và kẹt cứng, vì vậy mới có chuyện phân luồng. Họ không sử dụng bùng binh như một trục chính, để các phương tiện giao thông dựa vào đó màđi. Họ phân luồng xe đi tránh vòng bùng binh, vàdự tính biến bùng binh thành một công viên be bé. Chính quyền thành phố không đá động gì đến giải pháp mở rộng lăng Cha Cả; bởi vì, như đã nói ở trên, giải pháp này tốn kém, không nằm trong lộ trình quy hoạch. Như thế là mọi chuyện vẫn bế tắc. Kẹt vẫn hoàn kẹt! Mỗi ngày, Cảnh sát giao thông, thanh niên xung phong, thanh tra giao thông... phải tập trung lực lượng hùng hậu để hướng dẫn giao thông tại địa điểm phân luồng này. Thật là giải pháp bất cập và lãng phí.

Sự thiết kế không đúng khoa học, hướng dẫn không rõ ràng đã làm cho bức tranh giao thông ở các đô thị VN trở nên bát nháo, hỗn độn vàvô luật lệ. Những người làm công việc kiến thiết này đều làgiáo sư, tiến sĩ hết cả đấy! Các nhàthiết kế giao thông phải tính toán như thế nào để giảm đường giao nhau càng nhiều càng tốt, thiết kế như vậy thì mới giảm được tai nạn vàviệc đi lại được tiết kiệm. Vì vậy, ở các quốc gia tiên tiến, người ta xây dựng nhiều cầu vượt vàhạn chế xây dựng các ngã tư, ngã năm. Còn ở VN thì người ta làm ngược lại; điều này, có lẽ làdo bản chất của CSVN đã khác thiên hạ rồi.

Một trong những phương hướng giải quyết nạn kẹt xe ở các thành phố lớn như HàNội vàTP.HCM làphải giải quyết tốt công ăn, việc làm cho người lao động ở nông thôn. Nói như vậy có vẻ xa vời vàhuyễn hoặc quá, nhưng thực tế lànhư vậy. Bởi vì, người lao động nông thôn, không có việc làm nên đổ xô vào thành phố để kiếm sống. Cứ nhìn bảng số xe thì sẽ thấy được vấn đề; cứ hai chiếc xe mang bảng số thành phố thì có một chiếc xe mang bảng số tỉnh đang lưu thông. Nhưng điều trớ trêu làông Chủ tịch UBND Thành phố HàNội không thể về Thái Bình để sử dụng lao động, cũng như ông Chủ tịch UBND TP.HCM không thể về CàMau để tuyển người. Nông dân Thái Bình bỏ hoang hàng ngàn hecta ruộng, nông dân CàMau thả thí hàng trăm hecta đầm tôm làdo họ nuôi trồng không có lời. Chính sách của CS làlàm người nông dân phải chết đói trên mảnh đất của họ, hoặc làphải lang thang cầu thực. Để kiếm được miếng ăn, không có cách nào dễ hơn làlên thành phố; ở thành phố, họ có thể làm mọi chuyện nhẹ nhàng hơn cảnh làm ruộng nhưng thu nhập lại cao hơn. Họ đã nghe thấy vàchán ngấy cái cảnh tiền lời từng ký tôm, tiền bán từng cân lúa, tiền tăng ca của công nhân dệt may... chạy lên vàchui vào túi quan tham ở Cục, ở Bộ ngoài HàNội.

Hiện nay, tình trạng bát nháo trong giao thông vàtình hình tai nạn giao thông không giảm làbắt nguồn từ nền văn hóa CS. Một thứ văn hóa màai cũng cho làmình có quyền hơn người khác. Bàcon hài hước rằng; ở Việt Nam hôm nay, đi ra đường cũng giống như Kinh Kha sang Tần trong thời Đông Chu liệt quốc, có đi màkhông hy vọng trở về! Sự cai trị của CS đã gieo rắc trong dân chúng nỗi sợ hãi, cái tâm lý thua thiệt yếu kém, cái tâm lý giận cá chém thớt... Chính những tâm lý bất an này đã tạo nên sự bất ổn cho xã hội; vì vậy, những lực lượng nào có tham vọng lãnh đạo đất nước trong thời hậu CS, phải tính đến chuyện này. Có một dân tộc, khi màmột công dân của họ phát biểu một quan điểm nào đó, thì những công dân khác (Công dân chứ không phải Công an nghe!) lại can ngăn rằng; những lời phát biểu như vậy sẽ bị chính quyền bắt bớ. Hỏi cái dân tộc đó mấy trăm năm nữa mới bằng thiên hạ được?

Cái kẹt thứ hai làkẹt về cải cách hành chính, tinh giản biên chế. Bộ máy CS từ lúc khai sinh đã nhiều mâm bát, ban bệ, cồng kềnh. Vừa rồi, báo chí có nói đến chuyện thành phố ĐàNẵng làthành phố loại I, nhưng muốn xây dựng một công trình vệ sinh công cộng phải cần đến 27 chữ ký. Tôi ngồi nghĩ hoài màkhông tìm đâu ra 27 chữ ký; nhưng thực tế, nếu ở trong guồng máy của họ thì tìm đến 54 chữ ký cũng có. Nhiều chữ ký như vậy làphòng khi có sai trái xãy ra, không một ai chịu trách nhiệm cả. Bộ máy chồng chéo nhiều đến nổi văn bản sau phủ định văn bản trước; chữ ký người này chồng lên chữ ký người kia; quyết định từ trung ương, quyết định của địa phương không biết cái nào đúng... Thật làkhủng khiếp!

Không phải bây giờ màcách đây mười mấy năm, người ta đã bàn đến chuyện tinh giản biên chế; người ta bàn chuyện này từ khi còn Liên Bang Xô Viết lận, nhưng càng tinh giản thì bộ máy càng phình to. Con của ông A làm ở cơ quan X, con của ông B làm ở cơ quan Y; tổng giám đốc cơ quan X, Y đều làbạn chiến đấu, xui gia với nhau cả đấy! Vì vậy, nếu cho thằng con bất tài vô tướng về thì mặt mũi nào mànhìn nhau? Không khéo mình cho con nó về, nó lại thù giặc cho con mình về thì khốn; cái ghế của con mình đang có giá hơn của con nó mà. Bỏ thì vương, thương thì tội! Thôi tự an ủi rằng, bộ máy lâu nay đã vận hành như vậy rồi. Tinh giản, gọn nhẹ thì... kẹt lắm! Đó làchưa kể cái ghế của mình ngồi hôm nay làdo cha nó để lại; mình màđụng chạm đến nó, cha nó tức giận đòi lại cái ghế, mình tiêu luôn. Thôi thì cứ xí xóa cho nhau vậy! Sống ở VN lâu nay, ai cũng đều thuộc câu châm ngôn: "Bằng mặt nhưng không bằng lòng". Tôi nghĩ đây làcâu nói hay nhất, biểu hiện các mối quan hệ tương quan trong guồng máy CS: Thông bên ngoài nhưng kẹt bên trong, thông ở trên nhưng kẹt ở dưới, thông trong quan nhưng kẹt trong dân... Nếu làthầy giáo dạy văn, tôi sẽ ra đề thi văn nghị luận cho học sinh tú tài rằng: Em hiểu gì về câu: Bằng mặt nhưng không bằng lòng. Em hãy phân tích vàbình luận về câu này? Có lẽ, tôi sẽ nhận được vô vàn sự phân tích hấp dẫn về đạo lý vàxã hội VN trong thời CS.

Kẹt làtiếng cửa miệng, làđiệp khúc của quan chức CS trong giai đoạn hiện tại. Kẹt-một tiếng thốt ra gọn lõn nhưng lại hàm chứa quá nhiều nỗi bất lực rối rắm, há miệng mắc quai, bứt dây động rừng!

Cái kẹt thứ ba làkẹt về chính sách vĩ mô. Mọt chính sách ở trung ương nhưng khi xuống tới địa phương đã bị vô hiệu hóa hoặc có tác dụng ngược. Cái kẹt này nằm trong cơ cấu nhân sự của CS, trên nói dưới không nghe; một cơ cấu quen điều hành theo lệnh miệng hoặc làtùy hứng. Làm như thế nào cũng đúng cả, đừng có bàn chuyện chống Đảng làđược. Hình như, sức mạnh của guồng máy CS chỉ làm một việc duy nhất làtìm xem những người nào có ý đồ chống đảng vàtrừng trị họ; chứ còn những loại tội phạm khác đều không quan trọng.

Ở VN hiện nay, có cả trăm công trình của chính phủ nhưng không thể triển khai được, vì sự phá đám của đám quan lại bên dưới. Khi vừa nghe tin một khu đất nào đó được quy hoạch làm khu công nghiệp, khu du lịch thì đám quan chức địa phương đã nhanh tay hợp thức hóa, đầu cơ, mua bán, sang nhượng, làm cho giá trị khu đất đó tăng lên hàng trăm lần; thưa kiện tùm lum. Lúc đó, chẳng nhàđầu tư nào muốn bỏ tiền vào làm ăn. Chuyện này đã xãy ra ở khu Công nghiệp An Khánh, tỉnh HàTây; khu du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang... cũng như Khu di sản văn hóa thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng. Chỉ nghe phong thanh một nơi nào đó sắp được quy hoạch, đầu tư làcác quan huyện, quan xã ở địa phương đó tranh nhau xây nhà, chiếm đất. Một cái biệt thự to đùng, nằm chình ình ngay trước ngã ba, phá hủy bối cảnh của một quần thể du lịch được công nhận làdi sản văn hóa thế giới. Họ thừa tiền bạc lẫn uy quyền để đổ vào đầu tư theo kiểu ăn hôi đó. Chuyện này làm sao giải quyết đây? Kẹt lắm! Chúng mình đã biết tỏng ruột nhau rồi còn gì!

Sự suy thoái về đạo đức vàlối sống của các viên chức CS, trước đây còn giấu giấu giếm giếm nhưng hôm nay đã lồ lộ như ban ngày. Sau khi nghiên cứu sự suy thoái đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên ở TP.HCM (1). Ông Nguyễn Trung Trực, hiệu trưởng Trường Cán bộ TP.HCM đã nói đến sự suy thoái này như lànhững hiện tượng mang tính quy luật. Nhưng tại sao hiện tượng lại thuộc về số đông? Hiện tượng gì màcó tính lập đi, lập lại? Đó chính làbản chất! Nhưng ông ta ngại nói đến bản chất, bởi vì nói như vậy làđe dọa sự tồn vong của chế độ. Nói như vậy làtrù mạt, xui xẻo lắm. Đảng không cho phép nói!

Tham nhũng làcăn bệnh trầm kha, bắt nguồn từ cơ chế độc tài CS. Căn bệnh chỉ mất đi khi cái cơ thể không còn nữa. Cơ chế đã tạo cơ hội cho sự lộng quyền, chức vụ càng cao thì sự lộng quyền càng lớn vàtác hại của nó thì không thể thống kê được. Quan chức cấp quận, cấp huyện làcó đủ cả: xe hơi, biệt thự, con cái du học ở nước ngoài... Thật làđã đời ông Địa! Ai ai cũng tranh nhau vơ vét, tức nhiên sự vơ vét này được hợp pháp theo kiểu CS. Bởi vì họ đã tính trước cả rồi, thàlàm con ma no còn hơn làcon ma đói. Con ma đói nhìn thấy ghê lắm!

Cái kẹt thứ tư làkẹt về cải cách giáo dục. Chấn hưng giáo dục, một mệnh lệnh từ cuộc sống! Cái tên nghe "kêu" quá phải không? Ngày 27 tháng 9 vừa rồi, mấy ông quản lý Trường Đại Học, mấy bàquản lý giáo dục các Tỉnh, Thành phố Miền trung gặp nhau ở ĐàNẵng để hội thảo về giáo dục. Ai làngười bức xúc về giáo dục thì không biết, nhưng đây làdịp để quan chức trò chuyện với nhau về tài sản vàkhoe điện thoại di động đời mới: hai trong một đây nè, vừa nghe điện thoại, vừa chụp ảnh hội nghị! Bởi vì các vị ấy, biết rằng, đến đây không có gì để nói, màcó nói cũng chẳng giải quyết được gì. Cho nên đem cái điện thoại di động ra sử dụng để chứng tỏ ta đây còn có chuyện để làm. Rảnh mà! Chảnh mà! Cải cách giáo dục; ai cũng to mồm cả nhưng cải cách bắt đầu từ đâu, thì chẳng có ai trả lời được? Vì vậy, con em chúng ta tha hồ học thêm học bớt, học đầu tắt mặt tối, oằn lưng vì cái ba lô nặng trịch trên vai... nhưng kiến thức thu được chẳng làbao. CS đã tạo ra một nền "giáo dục ru ngủ", một nền giáo dục nhìn bên ngoài, ai cũng thấy hài lòng hết. Cha mẹ vui sướng, thầy cô hồ hởi; còn nhàquản lý thì tha hồ ca ngợi thành tích, khen tặng lẫn nhau. Ồ, con cái chúng ta giỏi thật: Thi đâu đậu đấy, nhàđầy bằng cấp! Bây giờ thay đổi, thật làkẹt. Lâu nay đã vậy rồi, thôi thì cứ để như vậy! Nhiều người thành đạt ở nước ngoài, có lẽ còn nhớ đến những kỷ niệm đi học hồi còn nhỏ của mình: cây viết chì, cái cặp sách, con đường làng... vàkhông một ai có thể chấp nhận cái hiện trạng giáo dục VN hiện nay?

Cái kẹt về đường lối. Chuyện này những người làm công tác lý luận hay nói đến. Tôi không rành! Chủ nghĩa Mác-Lênin đã bị xóa sổ ở chính đất nước đã sinh ra nó, nhưng nghe đâu vẫn còn sống dai dẳng ở VN. Cái ông trưởng ban lý luận trung ương, Giáo sư Nguyễn Phú Trọng, người thay mặt TW đảng vạch lý thuyết, đường lối cho cách mạng VN trong giai đọan hiện nay. Ông ta bảo thông làphải thông, ông ta nói kẹt làphải kẹt! Cái gì hè? Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin vàtư tưởng Hồ Chí Minh. Xây dựng nước Việt Nam công bằng, dân chủ, văn minh... Còn nhiều nữa, đọc báo thấy giông giống đường lối của Trung Quốc (TQ); chống tham nhũng cũng rập khuôn theo kiểu của TQ nhưng nhẹ tay hơn. CSVN không xây dựng được đội ngũ quan lại trong sạch, cho nên họ chẳng chống được ai cả. Trước đây cùng anh em XHCN nên cùng chung đường lối, môi hở răng lạnh; còn bây giờ làthời buổi làm ăn thị trường, anh em ruột thịt trong nhàcòn giành giật nhau thị phần, tranh nhau đồng tiền chạy ra chạy vào; huống hồ gì anh em XHCN. Những người CSVN cố tình quên rằng lịch sử VN khác lịch sử TQ, cho nên họ bê nguyên si cái lý luận vàhành động của CSTQ vào VN. Họ áp dụng cái mô hình XHCN, trông có vẻ phát triển này, cho VN. Cái kẹt của CSVN làchủ nghĩa giáo điều, làáp dụng máy móc cùng một thứ lý luận cho mọi trường hợp cụ thể. Vì cái kẹt này, họ đã trả giá quá đắt cho nền kinh tế đất nước nhưng họ chưa rút được một bài học kinh nghiệm nào cả.

Đây làgiai đoạn nghiên cứu lý thú nhất cho những nhàViệt Nam học; những chuyên gia muốn hiểu rõ về lịch sử, văn hóa vàcon người Việt Nam. Không có một quốc gia nào định sẵn con đuờng cho sự phát triển; dù cho đó làHoa Kỳ, Singapore hay Sudan... Những nhàlãnh đạo quốc gia nhìn thấy tương lai của dân tộc mình, vànhư vậy cứ đi; không câu nệ, không bảo thủ. Trên đường đi, sai đâu sửa đó, điều chỉnh cho phù hợp với thế giới bên ngoài. Chính nhờ vậy màhọ đi tới đích. Nhiều lúc tôi tự hỏi, một chính quyền có quá nhiều sai trái vàthối nát như CSVN nhưng vẫn giữ được vị trí lãnh đạo đất nước trong mấy chục năm nay. Chứng tỏ làhọ cũng có tài? Cái tài của họ làgì thì phải có thời gian nghiên cứu.

Trong thời gian vừa qua, có một chuyện làm nhiều người ngạc nhiên. Đó làchuyện mấy ông ở Viện Kiểm sát tỉnh thành, mấy ông Công an ở địa phương tìm dân để xin lỗi vàxin được bồi thường những sai trái do họ gây ra; sai trái làdo trong quá khứ, họ đã bắt người, giam oan, tịch thu tài sản của dân. Chuyện giải oan này có vẻ ngộ đây! Nhiều người dân, khi được xin lỗi vẫn còn bàng hoàng vàkhông tin cái thiện chí của CS. CS màđi xin lỗi dân vàxin được bồi thường, một chuyện chưa bao giờ xãy ra trong lịch sử? Khi tìm hiểu mới biết rằng, họ làm theo nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, còn nghị quyết nói những gì thì dân không được đọc. Qua chuyện này, CS muốn chứng tỏ cho thế giới thấy rằng nền dân chủ ở VN có tiến bộ một bước, nhưng lại đưa họ vào thế kẹt. Ở VN đâu chỉ có vài người bị bắt sai, giam oan màcó cả triệu người. Người này đòi được thì người khác đòi được. Cả một dân tộc lànạn nhân của CS lận! Còn lỡ, đã bắn người rồi thì lấy gì màđền? Thấy tôi hay càkhịa với CS, mẹ tôi nhắc nhở: Cẩn thận nghe con, cái bọn này nó không chừa cái gì đâu; bọn chúng mổ bụng, moi gan, bắt vợ nấu cháo, ép cả nhàphải ăn. Tôi thông cảm với bà; bởi vì, mẹ tôi đã từng sống trong vùng CS nên bàthấy được sự tàn ác của họ. Những đứa con lớn khôn, bây giờ đòi lại lá gan của cha nó thì lấy gì màtrả? Những ai làthuyền nhân, cũng đã từng nghe hoặc thấy cái cảnh Công an biên phòng dùng súng B.40 bắn vào thuyền của những người vượt biên rồi phải không? B.40 bắn, nếu trúng thì chẳng có giấy mực nào tả nổi; còn trật, cũng đủ gây lật thuyền, tha hồ quậy đạp giữa biển khơi vàuống nước... biển. Những chuyện như vậy thì lấy gì màđền?

Bây giờ lại thêm cái vụ Tổng cục II, ông Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh ở đâu lù lù xuất hiện với cái thư đòi xét xử dứt điểm vụ T4. Nợ nần, ân oán bao nhiêu năm, hôm nay đòi giải quyết sòng phẳng. Thật làkẹt! Tức nhiên tướng Khánh không hành động đơn độc. Đọc những bài viết, chúng ta thấy Tướng Khánh có chiến thuật, chiến lược đàng hoàng; có công có thủ, che chắn kỹ càng. Ông ta đã biết CS không phải lànhững người thích đùa.

Rõ ràng là"họa vô đơn chí". Tại sao trước đây không ai nói để họ còn giải quyết; còn bây giờ mọi chuyện dồn đống thì đem hết chuyện này, chuyện nọ ra nói; làm cho tình hình thêm phức tạp. Không phải phức tạp màlàkẹt lắm! CSVN đang ở vào thế kẹt. Lui không được, tới không xong, chạy ngang lại càng dính chấu. Lỗi tại ai? Không phải trước đây không có người nói, nhưng cái bọn chuyên quyền bóp hầu, bóp họng không cho ai nói; còn cái bọn phi nhân, phi nghĩa lừa cho dân chúng nói để chụp mũ. Cái kẹt này xãy ra từ thời mới khai sơn lập quốc. Kẹt bẩm sinh! Kẹt di truyền! Kẹt di chứng! Kẹt toàn bộ trong hệ thống CS vànhất làở những quốc gia áp dụng chủ nghĩa giáo điều CS một cách cứng nhắc.

Nhànước CS làmột nhànước khủng bố, không phải khủng bố kẻ thù hùng mạnh hơn họ, màlàkhủng bố đám dân đen cùng quẩn vàđau khổ của họ. Khủng bố làvũ khí của những kẻ cực đoan, yếu thế vàtuyệt vọng; vì vậy, CSVN đã sử dụng khủng bố như làmột phương cách duy nhất để duy trì quyền lực. Dân có tội thì cứ việc đưa ra tòa án xét xử; cớ gì vận động người này người nọ rồi tổ chức kiểm điểm, hăm he, đe dọa ở tổ dân phố. Mỗi ông cán bộ có một luật lệ riêng, cái luật lệ này phụ thuộc vào bản chất, văn hóa vàtình cảm của ông ta. Thật chẳng ra thể thống gì cả! Những ai khôn lớn một chút sẽ hiểu được rằng, thủ đọan của CS làlàm cho dân chúng phải khiếp sợ bằng các biện pháp như làđấu tố, bắt bớ, tù đày, bắn giết... Sự khiếp sợ đến nổi, trong 80 triệu dân VN chẳng có mấy người dám chống lại nền độc tài CS. Tìm một chân trong guồng máy CS thì quá dễ; tìm cách định cư ở nước ngoài cũng không quá khó; cái khó làdám ở lại đấu tranh để tìm một chút ánh sáng cho nền dân chủ VN. Vì vậy, BS Nguyễn Đan Quế xứng đáng làngười đoạt giải Nobel hòa bình?

Nhìn lại, CSVN đang kẹt cứng ngắc trong cái mê hồn trận màhọ tự giăng ra. Bây giờ, họ lại rơi vào giữa các "làn đạn"; làn đạn từ các tổ chức Việt Kiều ở nước ngoài bắn vào; làn đạn từ chiến sĩ dân chủ trong nước bắn sang; làn đạn ngay trong chính nội bộ của họ bắn lại. Cái kẹt lớn nhất làlàn đạn dân chủ, dân sinh của 80 triệu dân Việt Nam đang ngày đêm không ngừng bắn vào cái bọn quan tham cướp bóc, bất tài thối tha, phản nước hại dân, lừa bịp quần thần. Từ đầu năm đến nay, mới hết quý III, màcục diện trong nước đã thay đổi nhanh chóng. CSVN đã bị "kẹt đạn", họ không thể bắn trả. CSVN đã rơi vào thế thụ động, phản công yếu ớt, chịu phơi mình hứng đạn. Không lẽ, họ sẽ chết trong thế trận này? Thật làđáng kiếp!

Nguyễn Hải Sơn
Saigon ngày 30/9/2004.

(1). Báo Tuổi trẻ CN, ngày 12/9/2004, trang 4. "Sự suy thoái đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên ở TP.HCM". Đây là tên đề tài nghiên cứu của Trường cán bộ TP.HCM, làm theo đơn đặt hàng của Thành ủy TP.HCM, với mục tiêu là nhận dạng chính xác về hiện tượng suy thoái đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên; để Thành ủy, UBND TP có định hướng lãnh đạo và chấn chỉnh phù hợp. Nhưng, những sự việc như thế này đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của họ. Vì đây không phải là hiện tượng mà là bản chất của chế độ CS, nó không chỉ xãy ra ở TP.HCM mà trên khắp các địa phương của VN. Từ ngàn xưa đến nay, chưa thấy chế độ nào giải quyết bản chất bằng các biện pháp hành chính mà thành công cả.

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn