BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73318)
(Xem: 62233)
(Xem: 39420)
(Xem: 31168)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhân quả… ôi, nhân quả!

09 Tháng Mười Hai 200612:00 SA(Xem: 1047)
Nhân quả… ôi, nhân quả!
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Đánh mãi, đánh mãi rồi tới ngày Mỹ cũng cút, ngụy cũng nhào, cờ xí rợp trời từ đại lộ tới hang cùng ngõ hẻm. Người người ra đường chào hỏi nhau trong những ngày đầu ấy có vẻ vui hơn. Cái ý niệm thắng thua không có trong người dân, âu cũng là dân Việt cả thôi. Mà dân chúng cả hai miền chỉ mừng rằng thôi từ đây chiến tranh chấm dứt, các thế hệ thanh niên khỏi vào lò sát sinh mang tên chủ nghĩa. Cũng không ít những giọt nước mắt, đủ dạng, mừng hạnh ngộ sau nhiều năm xa cách hai bên bức màn sắt. Khóc. Buồn vì con mình không trở lại vĩnh viễn cũng khóc. Những nuối tiếc rụng rời khi người thân ai đó vừa chết hôm qua vì súng đạn bên chiến hào, không ráng thêm một vài ngày hưởng hòa bình thì khóc to và lâu hơn.Có một ít giọt nước mắt lạ đời như của bà Dương Thu Hương bên thềm một ngôi nhà nơi thành phố mà đoàn quân của bà chiếm được.

Chiến tranh đã đi qua mang theo cái gọi là “phồn vinh giả tạo” bằng những thước phim phóng sự chiếu khắp mọi thôn làng. Vốn nước ta cái chữ S bao nhiêu thì bãi biển bấy nhiêu. Chính người lính cộng hòa cũng nhìn mình trút bỏ quân phục, giày mũ, súng đạn bên bờ đại dương mang tên Thái bình nầy với nỗi niềm nhẹ gánh chiến tranh và hát bài “khi tôi về con chim câu nằm trong tổ ấm,giây thép gai đã hết rào quanh đồn phòng ngự, và người lính đã trở về cày đám ruộng xưa…” hay “khi tôi về , con diều bay đùa bay trong gió, chốn quê nhà trên thảm cỏ xanh, có đứa trẻ để bụng lòi rốn đen cười… thanh bình, khi tôi về, có con trâu rung mõ xa xôi ,như trong giấc mộng…”

Đây, hôm ấy là giấc thiệt chứ không phải giấc mộng như anh quân nhân Kim Tuấn ước ao. Biết bao nhiêu lạ lùng từ một cái mới gọi tên là Cách mạng ấy, lại lần nữa lặp lại cái thời ông Diệm: treo hình lãnh tụ trong mỗi nhà. Chỉ khác nhau là ngày trước 1963, hình Ngô tổng thống đương chức, nay là hình lãnh tụ Hồ Chí Minh chết từ sáu năm trước. Cái mới nào có hoành tráng bao nhiêu rồi cũng cũ, cũng ố màu thời gian, rồi bắt đầu chệch choạc, cũng long khung, nát bìa. Người trong Nam có hai thứ ngổn ngang mà nhà nào cũng có. Người đi tập kết trở về hay từ bưng biền trở lại là người chiến thắng, oái ăm thay là thân nhân kẻ chiến bại theo nghĩa đen lúc bấy giờ. Người cha, người anh có đứa con, đứa em hai phía đối nghịch trong một nhà. Người thì hồ hởi lên lớp chính trị, kẻ lịt lịt hay lẩn trốn để rồi chẳng mấy ngày sau đó lại một cuộc chia tay trong hòa bình, tiễn người thân đi “học tập cải tạo”. Cũng cần thiết lắm chứ, nếu lần ra đi đó mà không ai chết vì rừng thiêng nước độc, vì sốt rét, vì cả thiếu thốn cái tối thiểu cần có cho một con người. Giá mà sau chỉ một tháng những mái tóc “Ca rê 3 phân” kia, vóc dáng kia thành người trắng da dài tóc thì dân tộc nầy hạnh phúc biết bao. Lại chung tay xây dựng tái thiết sau chiến tranh, mà cái chính là tái thiết lòng người, bù lấp những hố bom cày đạn xới cùng lấp ngăn cách nhiều năm trong trái tim mỗi bên lùi vào dĩ vãng.

Không được như thế, không hề được như thế. Người chiến thắng không chịu cho kẻ buông súng chán chường một khe hở khả dĩ để làm lại từ đầu. Sau những ngày anh ta bỏ vợ bỏ con đi “học tập”, đồng đội cũ kẻ chết đi trong trại, người trở về lầm lũi, sợ sệt. Ngày tháng quá dài trong trại khiến nên như thế.Trong lòng những con người ấy lại manh mún một điều gì khả dĩ có thể ly khai nơi chôn nhau cắt rốn nầy. Lại chia ly, những cuộc chia ly núp lén vội vàng không đưa tiễn, trong đêm khuya, lúc gà gáy, vượt biển…

Có cả triệu người ra đi như thế, tới ba trăm ngàn bỏ xác nơi cái đại dương mang tên Thái Bình. Những người di tản năm 75 dù vô thức thì cũng khôn hơn. Họ đi giữa ban ngày và được nhìn quê hương lần cuối dưới ánh nắng vàng, đi trong tư thế ung dung hơn, dù vẫn là âm hưởng của một cuộc tháo chạy.

Trong cuộc chia ly rời rạc lẻ loi ấy người may mắn nhất tới được bến bờ thì lại vào trại tỵ nạn chờ cứu xét, kẻ không may thì làm mồi cho cá nơi biển khơi, cũng có kẻ khi cập bờ thì đã là một thi thể rồi vội vàng chôn cất lại nơi ấy. Xui xẻo nhất là người bị bắt lại, lại tù, lại cải tạo dù là ông hay bà, là cô hay là cậu. Cả người đi và kẻ bị bắt lại bị sỉ nhục với vô vàn những tên gọi. Là liếm gót thực dân đế quốc, là bơ thừa sữa cặn, là tàn dư chế độ cũ, là kẻ thù của Dân tộc, là đĩ điếm, ôi thôi không kể xiết.

May thay cho họ, nơi xứ lạ quê người ai cũng biết phận mình rồi vươn lên, từ anh hái táo thuê, rửa bát, chịu cần cù học hành, trở thành kỹ sư, bác sĩ, luật sư, và những học hàm học vị khác. May mắn hơn nữa, nhờ thiếu cái chủ nghĩa lý lịch là tiên quyết, có người đứng vào nghị viện không phải trong lòng dân tộc, có người là nhà khoa học tầm cỡ được trọng vọng. Bản thân họ khá lên, có của ăn của để, có nhà có xe. Với một nền an sinh xã hội vững chãi họ an tâm tích góp gửi về cho thân nhân trong nước. Thân nhân họ cũng được phát triển nhờ vào cái xứ sở hào phóng mà họ đang sống. Nhưng họ vẫn còn mang tên gọi chung là bọn bán nước hay nhẹ hơn là mất nước. Là loại chẳng nên gần… theo kiểu trong nước.

Để rồi tới một thời kỳ khác, họ được chính cái chế độ chửi bới mạt sát không tiếc lời ấy thay cho tên gọi: Việt kiều yêu nước. Hôm qua và hôm nay, đường biểu diễn lệch 180° qua trục cố định. Họ lác đác trở về, được đón tiếp mời mọc, có cả buổi tiếp tầm quốc gia. Họ đã khác.

Tới một thời điểm khác nữa, có vẻ như hai chữ Việt kiều chưa hay lắm cả với họ và người đặt tên gọi, họ lại trở thành “Khúc ruột ngàn dặm”. Ôi, hoan hô ngôn ngữ Việt nam, một bản thể muôn vàn tên gọi, nghe sao mà thống thiết. Ngôn ngữ phong phú luyến láy mà người nước ngoài tới thì bảo là tiếng chim hót ngay mỗi khi hai người phụ nữ chửi lộn với nhau. Dù gì thì họ cũng được vinh danh, bù lại những “đêm hôm ấy đêm gì?”(1) khi chỉ một hai người thì thầm thút thít trong bóng đêm và gió biển.

Bên nầy, trong cái tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội bằng cách thi nhau ăn bo bo, mỗi người làm việc bằng hai, chưa đủ, thì bằng ba vậy. Chưa đủ, thì làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, công việc lem nhem, làm thêm giờ nghỉ. Sao cái thiên đường mơ ước nó xa thế, chạy mỏi chân, nhai bo bo gãy răng mà chưa thấy tới?

Sự sáng suốt cũng là từ ngôn ngữ. Thời thổ tả tới chỗ hết chịu nổi, đổi tên gọi danh xưng có khi hên hơn đôi chút chăng? Đổi mới. À, cũng hay vì luôn là đổi mới. Ngàn năm, vạn năm sau thì vẫn là đổi mới. Có đá nhau trong lý luận cơ bản thì cái tên cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nghe nó cũng lai lai hơn là khư khư cái vững chắc XHCN, dễ thuyết minh hơn, sáng tạo hơn. Như mơ được vàng thế là ta cứ theo nó, vong hồn mấy vị tiền nhân lý luận chủ nghĩa cộng sản có lẩn quất đâu đây thì cũng không trách được cho cái lưỡi. Mô hình sáng tạo vĩ đại!

Từ khi đổi tên, từ mít, xoài, ổi, đực v.v…nghe nó quê mùa cục mịch, sang hồng, hoa, lê, lý tuy cũng còn hơi “sến” chút chút, nhưng cũng thuận mồm. Cô nàng cũng bắt đầu trổ mã ve vãn các chàng khắp chốn. Cũng lắm anh lui tới rình rang, nàng thấy hình như… mình lên giá, cũng chơi bắt cá lắm tay. Cái chân lý gối đầu tiến vững chắc ấy nó quê mùa, có vẻ tính khí nông dân ăn chắc mặc bền, gác sang một bên. Bây giờ biết ăn diện thị thành rồi, càng phải đổi mới càng nhiều càng ít tốt. Nhưng cũng có gì để gọi là con nhà lành chứ? Chỉ còn cách duy trì tàng thư cũ ông cha một thời ra đó thì chẳng thằng nào dám bảo như cái anh chàng thơ thẩn Nguyễn Bính:Hôm qua em đi tỉnh về, hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. Xưa rồi diễm… cái thời đại mà thẩm mỹ viện tràn lan, xẹp đâu bơm đó độn đó, thậm chí đội bằng cao su cũng như thật, lủng cả chục lần vá như mới dzin thì có lo gì. Cái di sản ông cha nằm chình ình giữa nhà ,bố đứa nào bảo là quên gia giáo.

Qua nhiều lần nước hạt lựu máu mào gà, nhiều chàng trai dáng thật hiên ngang đến tự phương nào khi gió đông sang ôm hận và ôm con c… không về lại nơi xuất phát cũng còn tương tư cô nàng tới ốm la liệt. Ăn cháo trắng chờ ngày vác chiếu ra tòa với hy vọng nàng đền bù chút đỉnh. Không biết đem tiền cho gái, mà là gái đĩ thì có đòi được không?

Cho tới một ngày,cô nàng nghĩ tới chuyện chơi có hội có thuyền thì mới mong ăn được nhiều. Bơm đã nhiều,độn cũng lắm, vá biết bao lần, tất cả như tân, chỉ có cái thời gian là không tân trang được. Dù cố làm cho như e thẹn thì cử chỉ nàng chẳng mấy ai tin. Rướn cố lên nàng không giống con thiên nga nữa mà nàng chỉ giống nàng quá ư thổ tả. Khi cúi xuống nàng không phải thẹn thùng e lệ mà trơ cái lưng còng vì tuổi già. Trên người nàng không thiếu gì trân châu mã não trong quá trình chèo kéo nhưng tư cách thì không làm sao hươu nai như thuở thiếu thời.

Khi những thứ ngày xưa nàng phỉ báng, cho là điếm nọ điếm kia thì được đi vào nề nếp và phát triển trông sang ra như bậc mệnh phụ, thì nhìn lại mình nàng mới thấy đi quá xa, cần phải chấn chỉnh. Nàng thấy mình trơ trẽn ngay trong nhà mình chứ chẳng đâu xa. Nàng như chẳng còn là họ hàng gì với chính trong nhà nàng như trước. Mọi thứ nàng sính lên người chỉ tổ làm người nhà nàng bị mũi bịt tai, ai cũng muốn xa lánh nàng. Phải lục lại tàng thư học lại vỡ lòng. Thay vì bươn ra thế giới bao la mà học hay dở của người, nàng đóng cửa tự học pho sách cũ. Một năm chưa đủ, hai ba năm chưa đủ, thì năm năm vậy, hoặc được thì cải lão hoàn đồng thơ ngây, mà không được thì thơ ngây cụ. Và chưa biết kỳ thi tới có đậu không hay xài bằng giả thì :

“Mục đích của cuộc vận động là: Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.”

Phải học thôi. Bằng mọi giá phải thử lại một lần cuối thứ thuốc với liều mạnh, “Tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức trong các tác phẩm”. “ Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, “‘Di chúc’ và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào các phẩm chất ‘cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư’, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí.”

“Mỗi người tự liên hệ, tự phê bình, kiểm điểm cá nhân; tổ chức để quần chúng ở nơi công tác và nơi cư trú góp ý cho cán bộ, đảng viên.”

“Các cơ quan, đơn vị xây dựng tiêu chuẩn đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, công chức để phấn đấu thực hiện phù hợp với tình hình từng cơ quan, đơn vị; xây dựng chương trình hành động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, yếu kém; xử lý các sai phạm được phát hiện theo đúng kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước.”

“Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về cuộc vận động.” (trích)

Phải học thôi khi nàng tự nghiệm lại mình nàng đi quá xa, rồi với nề nếp ông cha dù không tái giá được cũng còn chút làm tin trong nhà:

Báo cáo Xây dựng đảng đọc tại Đại hội đảng X họp hồi tháng 4/2006 đã xác nhận tình trạng này: “Cần thẳng thắn và nghiêm túc nhận rõ những khuyết điểm, yếu kém của Đảng. Nổi lên là năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; chậm làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, về sự lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng; chậm cụ thể hóa, thể chế hóa một số quan điểm lớn, đúng đắn về sự lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng đã đề ra trong Cương lĩnh và các Nghị quyết Đại hội Đảng; tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu.”

“Dân chủ trong Đảng và trong xã hội còn bị vi phạm. Kỷ cương, kỷ luật ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực không nghiêm. Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp ủy còn yếu. Quan hệ giữa Đảng và nhân dân có lúc, có nơi bị xói mòn do những hạn chế, yếu kém trong công tác tư tưởng chính trị, công tác vận động quần chúng, công tác tổ chức cán bộ, công tác quản lý nhà nước và những khó khăn phát sinh trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế – xã hội.”

“Không ít tổ chức đảng yếu kém, nhất là ở cơ sở, không làm tròn vai trò hạt nhân chính trị và nền tảng của Đảng, không đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh từ cơ sở, thậm chí có những tổ chức cơ sở đảng tê liệt, mất sức chiến đấu. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, yếu kém cả về phẩm chất và năng lực; thiếu tính chiến đấu và tinh thần bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giảm sút lòng tin, phai nhạt lý tưởng; một số ít có biểu hiện bất mãn, mất lòng tin, nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng, vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước. Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng; vẫn còn tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “chạy bằng cấp”.

“Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài chính, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ.”

Về mặt phê bình và tự phê bình, Báo cáo viết tiếp: “Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình trong các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên chưa đạt yêu cầu đề ra, chưa tạo được chuyển biến cơ bản, chưa góp phần tích cực ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa nêu gương, chưa làm tròn trách nhiệm trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Việc xử lý kỷ luật đối với những người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, lãng phí ở ngành, địa phương, đơn vị chưa kịp thời, kiên quyết.”

Nhận xét về công tác giáo dục chính trị cho đảng viên, Báo cáo nhìn nhận: “Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng còn nhiều hạn chế, thiếu sót; tính định hướng, tính chiến đấu, tính thuyết phục và hiệu quả chưa cao; thiếu chủ động và sắc bén trong đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, chống tuyên truyền phản động của các thế lực thù địch, bác bỏ các quan điểm sai trái; thiếu những hình thức, biện pháp cụ thể, có sức thuyết phục để xây dựng, củng cố niềm tin, giải đáp những băn khoăn, vướng mắc, những vấn đề phức tạp và những mâu thuẫn mới nảy sinh trong quá trình đổi mới; chưa làm tốt chức năng dự báo tình hình, chuẩn bị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên chủ động đi vào kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống còn chung chung, kém hiệu quả. Công tác nghiên cứu lý luận còn yếu, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới. Trong chỉ đạo, quản lý cũng như hoạt động của báo chí, xuất bản, văn hóa, nghệ thuật còn nhiều yếu kém, khuyết điểm chậm được khắc phục, nhất là chưa ngăn chặn có hiệu quả khuynh hướng xa rời tôn chỉ mục đích, chạy theo thị hiếu thấp kém, vì lợi ích vật chất cá nhân, cục bộ.”

Nhưng cuộc đời không giản đơn như vậy, khi sách đã dạy rằng, những thói hư tật xấu của chính nàng xưa nay là kẻ thù của nhân dân. Mà đã là kẻ thù của nhân dân thì còn mong gì nữa, chỉ còn con đường xếp lại tàng thư để phần nào khỏi lộ nguyên hình mà bước tới một cuộc đời mới, từ đó tu tâm dưỡng tính mà xóa đi cái quá khứ tội lỗi.

Trong Bài “Thực hành Tiết kiệm, chống Tham ô, Lãng phí, Chống bệnh Quan liêu” viết năm 1952, Hồ Chí Minh nói :

“Các đồng chí,

Chương trình công tác của Chính phủ, của Đoàn thể ta năm nay vẫn gồm trong tám chữ ‘Trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh’.

Để thực hiện đúng chương trình đó, Chính phủ và Đoàn thể nêu ra mấy điểm chính, là:

– Thi đua giết giặc, thi đua tăng gia, thi đua tiết kiệm, và
– Chống nạn tham ô,
– Chống nạn lãng phí,
– Chống bệnh quan liêu.

Muốn lúa tốt thì phải nhổ cỏ cho sạch, nếu không, thì dù cày bừa kỹ, bón phân nhiều, lúa vẫn xấu vì lúa bị cỏ át đi.

Muốn thành công trong việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm cũng phải nhổ cỏ cho sạch, nghĩa là phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Nếu không, thì nó sẽ làm hại đến công việc của ta.

Tham ô là gì?

– Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là:

Ăn cắp của công làm của tư
Đục khoét của nhân dân
Ăn bớt của bộ đội.
Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô.

– Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là:

Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế.

Lãng phí là gì?

Lãng phí có nhiều cách:

– Lãng phí sức lao động: Vì kém tinh thần phụ trách, vì tổ chức sắp xếp vụng, việc gì ít người cũng làm được mà vẫn dùng nhiều người. Trong quân đội, các cơ quan, các xí nghiệp đều có khuyết điểm ấy. Trong việc sửa chữa đường cầu, phục vụ chiến dịch, lãng phí dân công khá nhiều, vì tổ chức không khéo – đó là một thí dụ.

– Lãng phí thời giờ: việc gì có thể làm trong một ngày một buổi, cũng kéo dài đến mấy ngày. Thí dụ: những cuộc khai hội, vì người phụ trách chuẩn bị chương trình không đầy đủ, người đến dự hội thì không chuẩn bị ý kiến, đáng lẽ chỉ một ngày thì bàn bạc và giải quyết xong vấn đề, song cuộc khai hội kéo dài đến 5, 3 ngày …”

Tham ô là trộm cướp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô.

Mà có nạn tham ô và lãng phí là vì bệnh quan liêu.

Vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn.

Nói tóm lại: vì những người và những cơ quan lãnh đạo mắc bệnh quan liêu thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí.

Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí, thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu.”

Ông Hồ kết luận: “Tham ô, Lãng phí và bệnh Quan liêu là kẻ thù của nhân dân…” (Trích tài liệu học tập của ĐCSVN)

Với câu kết luận chết cứng của ông Hồ thì những ai là người từng tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu? Những ai che chở, ai dung túng? Chắc người dân bình thường không là kẻ thù của mình rồi. Thế thì còn ai vào đây nữa nhỉ? Có ai cho là mình sẽ không vướng vào một trong những thứ để biến thành Kẻ thù của nhân dân không?

Nàng sẽ thay xiêm đổi áo mỗi ngày, thậm chí mỗi giờ, nhưng nhân quả là nhân quả. Thần khẩu buộc xác phàm. Điều tích cóp cha nàng chép lại trong cuộc đời ông ấy thì hình như là bản án buộc tội nàng mà không làm sao trốn chạy được cái vòng nhân quả.

Hết cơn bỉ cực tới hồi thái lai

Thì còn có câu: Lạc cực sinh bi

Hết thuốc.

DU LAM
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn