BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73316)
(Xem: 62232)
(Xem: 39419)
(Xem: 31165)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đàn Chim Việt phỏng vấn Du Lam

09 Tháng Tám 200612:00 SA(Xem: 1130)
Đàn Chim Việt phỏng vấn Du Lam
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
 Việt Hồng thực hiện



Việt Hồng (VH):Xin anh cho biết cuộc sống của anh có gì thay đổi không kể từ khi các báo hải ngoại đăng một số bài viết của anh?

Du Lam. Nguồn: DCVOnline



Du Lam (DL): Thưa chị, trước hết tôi xin hân hạnh được cảm ơn Ban biên tập báo DCVOnline và chị, có sự quan tâm tới cá nhân tôi cũng như những người vận động cho dân chủ Việt Nam. Tôi xin đi vào câu hỏi của chị. Có rất nhiều thay đổi, thưa chị, nói chung là những thay đổi theo chiều hướng xấu đi, mỗi ngày một xấu hơn vì lúc này ngoài khó khăn đời thường của cuộc sống tinh thần tôi còn chịu ức chế.

VH: Anh nói rằng có nhiều thay đổi, vậy anh có thể cho biết cụ thể hơn về những thay đổi đó không?

DL: Trước hết là tinh thần tôi luôn bị ức chế vì có thể bị công an Việt Nam mời bất kỳ lúc nào, hoặc bị theo dõi khi đi ra ngoài. Chính vì vậy tôi không thoải mái lắm trong cuộc sống. Tình hình Việt Nam như chị đã biết, các nhà Dân chủ gặp quá nhiều khó khăn, dù đang sống trong một hoặc “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” những điều ghi thành khẩu hiệu tại các cơ quan hay thường nói trên phương tiện thông tin đại chúng.

VH: Còn cuộc sống, công việc làm ăn của anh và gia đình ra sao?

DL: Tôi có một cơ sở xẻ gỗ, nhưng nhiều tháng nay không hoạt động được. Tôi không nghĩ rằng việc này là do lực lượng an ninh của Việt Nam. Theo tôi, đây là do thực tế khách quan, vì ở Việt Nam hiện nay từ nhà đầu tư nước ngoài lẫn các nhà kinh doanh trong nước đều phải chịu thứ luật lệ bất thành văn là “bôi trơn” hay “làm luật”, nhỏ thì chung nhỏ, lớn thì chung lớn, điều mà mấy ông đấu tranh dân chủ tụi tôi không ưa, không chấp nhận nên công việc làm ăn đình đốn là tất nhiên. Trái lại những người khác quanh tôi họ nương theo sự suy đồi ấy lại phất lên mỗi ngày mỗi lớn, một thứ tỷ lệ nghịch giữa đạo đức và tài sản.

VH: Hoàn cảnh gia đình anh hiện nay như thế nào?

 DL:Thưa chị, tôi năm nay 49 tuổi, là lao động chính trong gia đình,

Cơ sở xẻ gỗ không hoạt động. Nguồn: DCVOnline


vợ tôi ở nhà nội trợ, chúng tôi có 4 con nhỏ đang tuổi ăn học, và một bà mẹ già 92 tuổi. Tất cả trông vào xưởng gỗ của tôi. Nhưng khó khăn về vật chất chúng tôi có thể chịu được, người ta có thể ăn nữa bữa, ngủ nữa giấc, nhưng bị o ép, truy bức hành hạ về tư tưởng là không thể được. Đó là điều không riêng tôi mà đại bộ phận người lương thiện bức xúc nhất, còn những khó khăn về phương tiện, tiện nghi... chúng tôi có thể khắc phục được, những năm chiến tranh biên giới Tây Nam, là người lính, gian khổ và thiếu thốn nhiều hơn, chia nhau từng khói thuốc, hớp nước trong mùa khô xứ Cămbốt, chúng tôi vẫn vui vẻ chịu. Nhưng chúng tôi không nghĩ đã chiến đấu cho một xã hội VN như hiện tại...

VH: Thưa anh, chúng tôi nhận được tin từ Việt Nam là anh bị công an tra hỏi, khám xét... Xin anh cho độc giả của DCVOnline biết rõ hơn về việc này?

DL: Hôm đó, vào lúc 7giờ 30, tôi nhận được giấy mời của phòng Quản lý đô thị quận Cẩm lệ về việc sản xuất gây tiếng ồn, giấy hẹn 8 giờ cùng ngày có mặt, thời gian chỉ 30 phút sắp xếp. Tôi thấy hơi lạ, bấy lâu mình không hoạt động gì, tại sao lại mời vì chuyện gây tiếng ồn?

Khi tôi tới, 3 cán bộ an ninh bước vào yêu cầu tôi theo họ sang Công an quận vì hai cơ quan rất gần nhau. Đến nơi, việc đầu tiên là họ buộc tôi giao điện thoại di động, kế tiếp họ nói tôi viết bài trên mạng, và qui cho tôi tội chống phá nhà nước XHCN VN... Họ giữ tôi lại đó cho tới trưa, qua nhiều giờ và nhiều người thay nhau thẩm vấn (tới lúc này tôi vẫn không nhận được một loại giấy gì của cơ quan chức trách theo trình tự pháp luật, chỉ nghe thông báo miệng là VDC3, trung tâm truyền số liệu khu vực 3, có báo cáo toàn bộ thông tin của tôi qua mạng)

Sau đó, họ dùng xe gắn máy chở tôi về nhà, buộc tôi mang CPU ra công an quận, ở đây họ lục hòm thư điện tử cá nhân, in toàn bộ thư từ, bài viết từ hai hộp thư của tôi có địa chỉ là pahtlat@yahoo.com và ljgdap@yahoo.com. Họ tra hỏi nhiều về động cơ, nguyên nhân, và quan hệ của tôi với báo hải ngoại, kể cả việc không có như cho rằng tôi nhận nhuận bút để viết thuê, theo đơn đặt hàng... Tôi phản đối! Họ cho tôi về nhưng niêm phong CPU của tôi lại cơ quan công an và hẹn miệng: “sáng hôm sau đầu giờ ra làm việc tiếp.”

Ngày hôm sau cũng những câu hỏi tương tự, và cũng một ngày, trưa họ cho tôi về nhà ăn cơm. Họ nói với tôi là những bức xúc của anh, có thể đăng báo Việt Nam như Thanh niên, Tuổi trẻ... Tôi trả lời là họ không đăng dù có lần tôi đã gửi. Công an nói với tôi, nhà nước đang sửa đổi nhiều, anh không nên viết như thế... Tôi nói rằng, muốn không có khói thì đừng đốt lửa, chứ không thể người cứ đốt lửa đồng thời buộc kẻ khác phải không được kêu khói.

Ngày tiếp theo, họ đưa toàn bộ những thứ in ra từ ổ cứng và buộc tôi ký nháy vào từng trang một. Họ có thắc mắc rằng tại sao tôi viết bài “Đại hội X hay là sự cáo chung của CNCS”? Tôi trả lời là: Khi nhập ngũ, tôi học rằng chúng tôi là quân nhân cách mạng, là bạo lực cách mạng, có nhiệm vụ cầm súng để bảo vệ nhà nước chuyên chính vô sản, đập tan bọn tư sản bóc lột không cho ngóc đầu dậy, nhưng báo cáo chính trị Đại hội X thì lại cho đảng viên làm kinh tế tư nhân, có bài tham luận của Giáo sư (GS) Nguyễn Đức Bình nói rằng “Có nghĩa là cho đảng viên làm giàu hết cỡ, bóc lột hết cỡ...” giữa lý luận của Mác, tham luận của GS Bình, và những bài tôi học, thì rõ ràng không còn CS theo báo cáo chính trị Đại hội X, bởi sự khủng hoảng lý luận, là tiền hậu bất nhất. Họ cho tôi về với câu nhắn là suy nghĩ thêm...

Hai ngày sau, họ lại nhắn tôi ra làm việc, họ hỏi thăm tôi có bình thường không? Tôi trả lời là về phương diện nào đó tôi bình thường, còn việc liên tục bị hạch hỏi với một người “tay làm hàm nhai” như tôi là không thể bình thường. Cơ quan công an cứ kết luận và xử lý minh bạch, hoặc tôi bị giam giữ, nộp phạt, hoặc cho tôi về làm kiếm sống, mọi thứ nên minh bạch. Hôm ấy họ cho tôi về sau khi hết giờ. Hôm sau đó, họ lại yêu cầu tôi tới Sở Công an, và đề nghị thu ổ cứng, đồng thời họ nói rằng xét hoàn cảnh quá khó của anh, máy tính còn dùng cho các cháu học, anh làm đơn xin lại CPU và cơ quan an ninh sẽ cho anh một ổ cứng mới nguyên làm kỷ niệm(!?) Tôi làm tờ đơn như thế, và nhận lại CPU. Về tới nhà tôi mới biết là Bưu điện đã cắt đường truyền Intrenet của tôi.

VH: Khi viết bài anh dùng bút danh Du lam, vậy mà họ nhanh chóng tìm ra tên tuổi thật của anh?

DL: Ở Việt Nam, chúng tôi dùng Internet kết nối qua điện thoại cố định, mặc dù trong hợp đồng điều 1, khoản 3 ghi rằng: Được giữ bí mật toàn bộ thông tin, số liệu và mật khẩu, trừ trường hợp đặc biệt theo qui định của pháp luật”. Liên hệ với pháp luật cao nhất là hiến pháp năm 1992 của CHXHCNVN thì tôi và nhiều người khác đang không được hưởng điều 69 và điều 71 cùng một số điều khác về quyền của công dân. Bằng chứng là báo cáo của ngành Bưu chính cho cơ quan an ninh không thiếu điều gì thuộc về cá nhân tôi, như dữ liệu, thư tín...

VH: Anh có khiếu nại gì về việc này không?

DL: Hiện tại tôi phải ra tiệm Net trong sự theo dõi. Tôi có kiến nghị và yêu cầu thực hiện hợp đồng với Bưu điện, nhưng họ trả lời là họ phải làm theo yêu cầu của cơ quan an ninh. Phía an ninh gọi tôi suốt thời gian ấy, thực chất là để hợp thức hóa những gì mà họ cung cấp. Một nền pháp luật thiếu tam quyền phân lập như hiện nay, tôi nghĩ chuyện khiếu nại sẽ... dành cho suy nghĩ của bạn đọc

VH: Xin anh cho biết, công an đã có kết luận cụ thể gì về việc của anh chưa?

DL: Chưa, thưa chị. Trường hợp của tôi hiện nay vẫn đang lơ lửng, họ chưa có kết luận gì rõ rệt cả. Họ không cho tôi đi đâu, khi đi tôi phải báo cáo với họ. Bất kỳ lúc nào họ gọi, bằng giấy mời hay bằng lời nhắn tin qua điện thoại, tôi đều phải có mặt.

VH: Nếu họ không cho phép anh đi khỏi địa phương thì họ phải có một quyết định quản chế anh chứ?

DL: Không, không có gì ngoài chuyện nói miệng hay qua điện thoại, đó là tình trạng chung của những người đấu tranh cho dân chủ hiện nay ở Việt Nam

VH: Anh có kiến nghị gì với phía công an không?

DL: Tôi đã kiến nghị với họ về một việc rất nhỏ có tính sự vụ là các anh đề xuất kết nối lại mạng Internet cho tôi, ngoài ra tôi không đòi hỏi gì thêm vì tôi biết họ cũng chỉ là người phải làm theo mệnh lệnh từ cấp trên. Tôi chỉ mơ thầm rằng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân họ hành xử đúng với tên gọi ấy. Ngoài những việc họ phải làm với tôi theo chỉ thị, tôi vẫn nhìn nhận rằng thái độ làm việc của họ ôn tồn, nhã nhặn, nếu không phụ thuộc lý do tôi nói trên thì họ rất tốt. Mong rằng sự đánh giá của tôi không nhầm vì có thể ôn tồn cũng là một biện pháp nghiệp vụ, “lạt mềm buộc chặt”.

VH: Xin cám ơn anh đã dành cho DCVOnline cuộc phỏng vấn này. Chúc sức khỏe anh và gia đình.

 Việt Hồng thực hiện

08/2006
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn