BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73330)
(Xem: 62240)
(Xem: 39424)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Làm Gì Khi Khóa Đã Tra Chìa ?

09 Tháng Tám 200512:00 SA(Xem: 935)
Làm Gì Khi Khóa Đã Tra Chìa ?
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Tiếng nổ lốp bốp và dòng bọt trào ra từ những chai Champagne uống mửng kết thúc đàm phán WTO phiên cuối cùng, không có nghĩa là kết thúc, mà thật sự thì mới chỉ bắt đầu một cuộc chơi của đội nhà trên một sân chơi lớn, chúng ta đã thực sự chuẩn bị chưa hay hơn 10 năm qua chỉ là những biện pháp tình thế, những gọt dũa tạm thời để làm sao con voi chui lọt lỗ kim; nên chăng ngay từ bây giờ, dù chưa cầm tay quyết định chính thức, nhưng cũng chỉ nay mai; chúng ta phải nhìn lại mình phải làm những gì trước một luật chơi có sự đặc biệt thiếu bình đẳng dành riêng với chúng ta không phải sự quan tâm cho quốc gia nhược tiểu, kém phát triễn mà trái lại là sự giám sát, theo dõi liên tục tới 12 năm, với những qui chế khắt khe.

Từ góc độ một người dân bình thường ,chứ không phải một kinh tế gia gì gì cả, tôi nêu ra đây một số vấn đề cần thiết trong những ngày tới, có những việc có thể không liên quan gì tới kinh tế hội nhập, nhưng không phải vì thế mà tính chất của nó bị xem nhẹ hơn so với hội nhập kinh tế quốc tế, không mong gì khác hơn là rộng đường dư luận.

Cuộc đàm phán gay cấn nhất diễn ra từ trước tới nay với WTO là đối tác VN, chưa một quốc gia nào gặp phải tình huống nầy, buộc chúng ta phải đặt lại vấn đề một cách nghiêm túc, những chống chế, những biện pháp tình thế đã qua rồi, chúng ta không thể dững dưng với bản án 12 năm theo dõi, tôi suy nghĩ và ví von nó giống như một điều luật, một phán quyết của tòa án dưới chế độ VNCH mà tôi biết "Một ngày tù treo" một ngày mà không biết là ngày nào trong 12 năm ấy, bất trắc sẽ up xuống chúng ta nếu không đỡ nỗi, nền kinh tế sẽ đi tới bờ vực, xem như lời một bài hát "sến' nào đó, chưa vui đã sầu chia phôi là điều có thể xảy ra nếu ta không chịu nghiêm túc mổ xẻ và hoàn thiện chúng ta.

Thứ nhất, củng cố nền kinh tế.

Chúng ta hãy thẳng thắn nhìn nhận rằng, chúng ta dẫm theo những bước chân của Trung quốc, với vài cải tiến nhỏ không đáng kể,chính từ đó nẫy sinh khó khăn cho chúng ta, trong hơn 10 năm cắt hẳn một chương trình một bộ phận lo việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới, chúng ta chưa làm tận gốc một việc gì nhằm giảm bớt hạng mục cho đàm phán, mà cứ mỗi trước một phiên đàm phán chúng ta che chắn bớt những bất cập hầu trót lọt, cái suy nghĩ thiển cận ấy không thể tồn tại từ hôm nay, khi hoạch định chính sách, một lý do khác tưởng như không liên quan, nhưng lại làm chúng ta có thể bị bật bãi trong lần đàm phán cam go nầy lại cũng chính từ Trung Quốc; sự tiền hậu bất nhất trước và sau khi gia nhập WTO của nhà nước TQ là một quả lừa tổ chức nầy, đồng thời là vật cản quan trọng với chúng ta khi nhìn từ bên ngoài, mối bang giao VN, TQ có tính hòa tan,khi người Mỹ là chủ chốt trong tổ chức nầy, họ có những Vụ phụ trách Á châu, phụ trách Đông Nam Á,họ phải nhìn thấy rõ rằng, hôm nay TQ bước một bước, thì một thời gian ngắn sau đó, bàn chân nhỏ hơn của VN, đặt trùng vào dấu chân lớn kia, chúng ta biết thừa từ nguồn văn hóa dân tộc VN truyền lại, con chim bị ná thì mãi mãi thấy cây cong là tránh,người Mỹ bị TQ bội tín với những cam kết của họ, khi đàm phán với đối tác VN mọi thứ đếu đồng dạng, lý do ấy làm Bộ trưởng Tuyển chống cằm, mất ăn, mất ngủ, bỏ chuyến bay; và lối hành xử ấy của TQ cũng là một việc chúng ta cần xem lại nghiêm túc hơn khi ta là láng giềng, là môi hở răng lạnh, là mười sáu chữ vàng, Mỹ không sợ TQ cho dù họ phóng vệ tinh vào quỷ đạo thành công, còn chúng ta... núi liền núi, sông liền sông, bị họ bội tín xem như mất nước. Cái bản án 12 năm ấy dù xa, dù gần thì tác nhân do chúng ta chỉ một phần nhỏ, phần lớn hơn là tại họ chứ không phải người Mỹ. Họ sẵn sàng chơi khăm chúng ta để chúng ta không trưởng thành lên được, những mặt hàng chúng ta đem ra đấu tranh trong cuộc đàm phán đều trùng lặp với họ, sức sàn xuất của TQ chênh lệch với ta một trời một vực, làm cho chúng ta bị áp đặt phi lý, họ rãnh tay buôn bán, còn ta bận lo tháo gỡ, trâu chậm uống nước đục là không tránh khỏi.Chúng ta phải nhìn thấy rằng, nay mai chính thức quyết định trao tay,sự thông thương hàng hóa là điều hiển nhiên, thị hiếu sính hàng ngoại sẽ xua người tiêu dùng VN sẵn sàng trút hầu bao vào những thứ xa xỉ mang nhãn mác nước ngoài, bấy lâu hàng ngoại nhập không phải không có tại VN, nhưng do hàng rào thuế quan áp cao cho hàng nhập khẩu, làm giá thành vựot trần, chỉ một bộ phận có thu nhập cao mua sắm, nay chúng ta không quyền tự ý, mà phải tuân thủ luật chơi; vô tình gia nhập tổ chức với giấc mơ phát triển, chính chúng ta lại trở thành một thị trường tiêu thụ mơ ước của nhiều quốc gia, với sức mua hơn 83 triệu người, chưa hết, hàng hóa sản xuất trong nước thì tồn kho, đọng vốn ê chề, những đồng ngoại tệ khó khăn mới có, lại mang trả cho hàng tiêu dùng, mà đúng ra là đầu tư vào những lĩnh vực mũi nhọn với mưu cầu tăng thu ngoại tệ, chính chúng ta, một quốc gia dân số trẻ đa phần, chỉ còn biết đi làm thuê cho nước ngoài thông qua FDI hoặc xuất khẩu lao động, không tránh khỏi trong suốt quá trình nầy một cú huých nhe đúng lúc của người anh em Trung cộng, chúng ta đứng trên bờ vực.

Với những căn cứ nói trên, để củng cố nền kinh tế Vn trong giai đoạn mới, chúng ta mạnh dạn tách khỏi dẫm trùng TQ, thắng hay thua, chúng ta cũng tự đi bằng đôi chân của mình.Cái cơ bản trong tay nhà nước là kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, cũng là lực cản trong đàm phán, và là lực cản của nền kinh tế, những tư tưởng xem cái xương sống cơ thể của đất nước, là bầu sữa hầu vỗ béo cho nhiều bộ phận bấu víu vào khai thác, dẫn tới lỗ, bù, bù, lỗ, cái vòng lẫn quẩn ấy không một cơ thể nào chịu nỗi,những chiếc "Đĩa đệm thoái vị" nên gở bỏ, cần thiết nên mạnh dạn bỏ hẳn, toàn bộ tài sản thông qua cổ phần hóa tập trung cho các công ty cho thuê tài chính, sẵn sàng bung vốn cho bất cứ doanh nghiệp nào không phân biệt thành phần kinh tế, xét thấy có lãi thì đầu tư, cái hiệu quả cuối cùng hướng tới là gì ? PHÁT TRIỂN lành mạnh, thì đâu cần quốc doanh hay cá thể, ngân sách nhà nước vẫn có nguồn thu mỗi ngày một tăng, nhờ vào cho thuê tài chính và thuế kinh doanh từ các doanh nghiệp, rõ ràng cái lợi hơn hẳn và trông thấy, nhà nước không mất cán bộ do làm bậy, nhà nước không mất người và tiền chi phí quản lý mà nói mộc mạc hơn là có người đi giữ nó hằng ngày.nhà nước giảm được biên chế, quỷ lương dôi ra nhiều tăng lương cho cán bộ, viên chức nhà nước, bài toán khó chưa có lời giải xưa nay, lương thấp dẫn tới tham nhũng thì đây là một trong nhiều cách làm.Xưa nay chúng ta nói nhiều về cổ phần hóa mà không thực hiện triệt để, phải chăng sự nấn ná do ý đồ xấu, từ nhiều phía, nước bây giờ không phải tới chân mà tới mũi rồi, chúng ta phải nhảy một bước dài bằng nhiều bước trước đây mới mong còn kịp.

Trong bước thứ nhất nầy, cũng cần phải nói tới nợ xấu trong nghành ngân hàng quốc doanh, mà xưa nay tìm nhiều lý do để né tránh, soát xét minh bạch ai là đối tượng nợ xấu của ngân hàng quốc doanh ? Các đơn vị kinh tế quốc doanh chứ không một ai, thành phần nào khác, nhà nước nợ nhà nước, hai cái túi trên một cái áo, trước cảnh không thể tay phải cầm dao chặt tay trái, thì Quốc hội thành lập hội đồng tổng kiểm toán nhà nước độc lập, kiểm toán toàn bộ nền kinh tế chủ đạo nầy, kẻ chi tiền và người tiêu tiền, lý do nào sinh nợ ? Không dứt khoát bây giờ thì sẽ chẳng bao giờ, cái quyết định ngay ngày mai với nhiều thuận lợi sau đây

  1. Chúng ta mới vừa kết thúc đàm phán WTO.

  2. Những ngày còn lại của những chức danh TW chuẩn bị bàn giao, ký và có hiệu lực thi hành cho tới hoàn tất công việc sẽ tránh cho người thi hành và người ban hành nhiều hệ lụy không đáng có ở nhiều lãnh vực tế nhị của nền kinh tế nữa bao cấp nữa thị trường.

  3. Tiêu chí lành mạnh nền kinh tế, hội nhập thực chất, và rút ngắn thời gian từ đối tác,càng ít bao nhiêu so với con số 12 càng tốt.


Sau khi tiến hành, những khoản nợ xấu ấy, do cá nhân thì truy cứu, truy hoàn, do tập thể như sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, lương công nhân phải trả, nên chăng nhà nước mạnh dạn có chính sách xóa, tỷ lệ xóa bao nhiêu phụ thuộc vào sự trung thực của đơn vị ấy và trung thực của kiểm toán, không tránh khỏi sẽ có nhiều tiêu cực giữa kiểm toán và con nợ, chúng ta phải tìm biện pháp khoa học chế tài, nếu có với xác suất nhỏ nhất. Chịu đau một lần nặng nề còn hơn là đau mãi với thiếu quyết đoán, cái hậu quả của lỗ, bù, bù, lỗ triền miên, bất tận.

Thứ hai. Kiện toàn xã hội theo hướng sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Từ bây giờ, có khi đã muộn khi còn chẳng mấy tháng nữa chúng ta chính thức đứng chân trong WTO, cái chắc chắn sẽ có nhiều vụ kiện kinh tế, hay một số lĩnh vực và luật sẽ nhiều quốc gia đọ với chúng ta, nhiều luật sư quốc tế chuyên nghiệp, một nghành mà chúng ta phải dũng cảm nhìn nhận rằng chúng ta còn quá yếu, nếu không phủ phàng hơn là không giống ai, tôi lấy một ví dụ nhỏ, chúng ta đàm phán hạn chế việc nhập văn hóa phẩm nước ngoài, nhưng không thể cấm hẳn vì luật chơi không cho phép,thì một tờ báo tôi không nói dính tới chính trị, mà nhẹ hơn như tạp chí Playboy của Mỹ, không phù hợp với thuần phong mĩ tục chúng ta, không phát hành rộng, nhưng không thể cấm doanh nhân nước ngoài mang vào, một số phục vụ giải trí, với khoa học hiện tại, bạc giả như thật, thì nhân sao tạp chí ấy không là gì cả, tràn ngập, sẽ đủ chuyện tới tòa án, vi phạm thuần phong mỹ tục, vi phạm bản quyền v,v...

Trong lúc còn nhiều thứ kể cả chủ quan hay bảo thủ, chưa lập một hiến pháp mới phù hợp với tình hình thực tế, thì việc triệt để chấp hành luật pháp hiện hành là việc nên làm dứt khoát,có tội phải xử như nhau, tránh xuê xoa, giơ cao đánh sẽ,những hợp đồng tầm cỡ quốc gia thì không tránh khỏi có ngày, ra tòa quốc tế, chúng ta còn dung trữ thì hậu quả chẳng ai gánh dùm, rồi quân ta chiến thắng quân mình là chuyện chắc, trường hợp Cảng Thị vãi, lọt tội hình sự là nhờ có công với CM, nghe sao nó khôi hài thế nào ? Cá nhân có công với nước không ai không có chế độ đãi ngộ, có người hưởng huân chương, huy chương, các khoản kinh tế kèm theo, lâu dài nhất là được phân công những chức trách quan trọng ( Có điều kiện hơn, nếu ngay thẳng, có xe riêng hợp pháp cho công vụ, có chính sách ưu tiên về nhà ở, v.v...) nhưng những vị trí nầy lại dễ tư túi, thì phải xử, công đã thưởng nói ở trên thì tội phải phạt theo luật pháp, bất vị gì cả, trường hợp khác là con em gia đình chính sách, làm người ai cũng thương các em thiếu người thân, họ hy sinh vì nước,nhà nước có thể trả nhiều lần hơn về chế độ, để các em có điều kiện ăn học, không ai khiếu nại ai cả, nhưng thi thấp điểm thì rớt, không xét gì cả, chúng ta muốn xã hội phát triển, bộ máy lành mạnh, chúng ta không thể cưu mang cho sự khuyết tật kiến thức từ ghế nhà trường, có kiên quyết như thế thì những lệnh miệng mới dứt hẳn, trên bảo dưới không nghe ư ? Tại sao thế ? Phải chăng tại bản thân chế độ, thể chế chính trị, lệnh miệng to hơn văn bản,sợ mích lòng sợ tư thù hơn luật pháp, hoặc chúng ta cất luôn khẩu hiệu sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật không treo nữa, hoặc, làm bảng to hơn, chữ viết lớn, rõ, mới hơn, treo ở vị trí buộc phải trông thấy nhiều hơn, để mà đi theo nó, cho tới ngày chúng ta soạn thảo hiến pháp mới theo tình hình đất nước.

Thứ ba, Thay đổi tư duy.

Nói cho gần gũi, mộc mạc là thay đổi nếp nghĩ, cái nếp nghĩ xưa nay của chúng ta thường la lớn lên với bàng dân thiên hạ là GDP 8%, là phát triển v.v... thay đổi nếp nghĩ là trung thực xem lại minh bạch, con số ấy gồm những ai hưởng ? Và tăng trưởng ấy là ta tự túm tóc xách hỏng ta khỏi mặt đất hay với thiên hạ bên ngoài?Khi anh công nhân làm việc 10 tới 12 giờ trong nhà máy, tiền lương 6,7 trăm ngàn một tháng, tới chỗ đình công,kêu kiện vì thiếu đói,thì con anh ta làm gì ra tiền mà tính bình quân đầu người ? Thực tế, nếu hai vợ chồng cùng đi làm với hai con phải nuôi, gia đình anh ta thu nhập bình quân đầu người 200USD/Năm, chưa kể phải trả tiền học, viện phí, quỉ nầy quỉ nọ, quan hôn tang tế,cả nước có tới 80% là người lao động như thế. Như vậy con số ấy nếu đúng một cách trung thực thì không phải toàn xã hội hưởng thụ, mà chỉ một thiểu số, như vậy chỉ số phát triển là khái niệm đúng với bộ phận nhỏ, và mơ hồ trừu tượng với toàn thể nhân dân lao động trong cả nước,anh công nhân thiếu ăn, con anh ta đói, thì anh nông dân không thể hơn được, chị buôn thúng bán mẹt còn tệ hơn, xích lô, xe ôm, bán vé số v,v.. cấu thành xã hội gồm tất cả, chúng ta không nên chỉ khắc họa thiên lệch một bộ phận ăn trắng mặt trơn rồi cho là thành quả,thay đổi nếp nghĩ là nhìn tầng lớp lao động có ăn, có mặc, có chữa bệnh học hành mà làm chỉ số phát triển, thì thành phần trên họ thực sự phát triển hơn. Quan chức Vn quen ngồi xe hơi, ra một bước là giày da bóng lộn, veston, caravat, cờ hoa rợp trời,c ông voa, công xa nườm nượp,làm sao có thể lội ruộng mà biết anh nông dân trên ruộng phèn sống ra sao ? Tới thăm nhà máy là ở phòng GĐ, đi vào phân xưởng SX là để quay phim chứ có phải là coi nhà bếp anh em ăn gì ? Chính cái thói tự xa rời quần chúng ấy sinh ra những bản kế hoạch ma, những liên minh quỉ, một người còn có chút liêm sĩ, thường xắn quần lội ruộng như ông Lê Huy Ngọ thì không thể ngồi cùng nên từ chức, nay lại tới ông Mai Ái Trực, câu nói của ông Ngọ ngày ấy, và câu nói của ông Trực hôm nay, cá nhân tôi nghe giống như họ vã vào mặt nhau chứ khác gì, thế mà họ vẫn cười khì rồi xong, "không xin nghỉ chẳng lẽ chờ tới khi dân mất tín nhiệm..." nếu không chịu thay đổi nếp nghĩ, thì sức lao động luôn luôn nộp đơn chờ xuất khẩu, các cô gái luôn luôn chờ trước cửa môi giới hôn nhân (Một thứ buôn người trá hình đổi tên) gia nhập WTO để phát triển hóa ra là ngược lại.

Thứ tư. Tổ chức lại bộ máy công quyền.

Hiện tại ,chúng ta đang sống với một bộ máy vừa cồng kềnh mà lại kém hiệu quả rõ rệt,nguyên nhân của trì trệ không phải chỉ kinh tế không thôi mà mọi thứ nói chung,ai cũng có quyền cả mà thực khi vấp phải, chẳng thấy ai có quyền, nghe thì như đùa mà là thật,đơn cử một trường hợp mà cả thế giới cùng biết PMU 18, tôi không bao quát toàn bộ, chỉ nói riêng cá nhân ông Bình, bộ trưởng GTVT, là bộ trưởng là người thuộc chính phủ ông Khải, nhưng ông Khải không tống khứ được sau vụ watergate ấy được, phải chờ thôi ? Kiêm nhiệm, ông ta là đại biểu QH, khi chất vấn tới đoạn "...Bí..." ông ta chờ sẵn câu trả lời: " tôi là ủy viên TW, tôi chịu trách nhiệm trước TW đảng" QH ... lại chờ thôi,ở những quốc gia khác, thì có xe bít bùng hân hạnh mời ngài lên cho, nhưng cái XHCN thì nơi nơi là thế, TQ, Bắc Hàn, Cuba,... một kiểu, tham gia trò chơi liên lục địa rồi thì chúng ta cũng nên liên lục địa,nhanh, nhạy, chớp thời cơ là chính,nếu một hệ thống nhà nước ... ; chờ... ' thì điều gì sẽ xảy ra ? Đôi khi , hôm rồi tại Washington phía Mỹ họ nhắc khéo và nhờ nhắn lại quê nhà là " Chờ..." tác phong công nghiệp họ đâu có thế, rẹt đùng, đúng thì nhờ mà sai, tự chịu trách nhiệm, chẳng ai đổ vấy cho ai,xem ông Việt Tiến với ông Bình thì rõ, thật là... tệ tới cả cuốn. Tổ chức thế nào ?

Trong tình hình trước mắt, chúng ta còn một đảng lãnh đạo độc quyền(Độc tài, độc trị...trị độc gì đó ...) xin mời Đảng, muốn gì ? Chỉ bảo một lần cho mỗi thời gian bao nhiêu ngày, bằng nghị quyết,rồi kiếm chỗ chơi trong thời gian ấy để nhà nước làm việc của họ, đối tượng của họ nhiều, không đồng nhất, và nhiều lĩnh vực, nên không rãnh như Đảng để mà theo chỉ chỏ mãi được,nên biết rắng, binh thư có chép, tướng ra trận có quyền quyết,miễn mang lại thắng lợi, không phải chờ xin ý kiến thì không còn cái đầu trên cổ mà về,chưa nói tới kẻ cho ý kiến đôi khi chẳng biết gì ngoài cái chứng chỉ chính trị đôi khi ỷ quyền mà có được.

Bộ máy công quyền, cương quyết đấu tranh cho quyền làm việc của mình mà QH phải có trách nhiệm bảo vệ họ, phải xác định đối tượng phục vụ là DÂN chứ không phải một nhóm mang tên Đảng,cho dù bộ máy nầy đa phần là đảng viên như hiện tại,nếu không chịu tự tranh đấu thì va vấp sẽ tự chịu lấy, nhất là với quốc tế, cuối cùng không được lòng khách, không được lòng dân, và đảng cũng dựa vào đó mà tống khứ.Thử nhìn lại đàm phán có ông nào nhân danh Đảng đi hội không ? Hay phải là đại diện nhà nước,nên gạt cái nhập nhèm vô trách nhiệm giữa Đảng và nhà nước ấy riêng rẽ ra,từ đó mới phân nhiệm rõ ràng, một mai, người dưới quyền ông Dũng đứng đầu chính phủ, đuổi thẳng nếu vi phạm, phân định thực quyền và thực chịu trách nhiệm.

Thứ năm, Ý thức công dân.

Một xã hội chữ công dân không chừa riêng ai, từ trên trời đẻ tới tận cùng âm phủ, có tên trong điều tra dân số là công dân, lấy ý thức Thượng tôn pháp luật làm mục tiêu, công dân có quyền làm những gì mà hiến pháp không cấm, mọi thứ sắc lệnh, luật, dụ, qui phạm, trái với hiến pháp là VI HIẾN, không có trách nhiệm tuân theo, dù ai ký, ai ban hành cũng vậy, không có người dân nào trong một nước có trách nhiệm nhớ rằng:ở Hà nội có qui định thế nầy, Huế thế nọ, Sài gòn thế kia, trừ phi Huế, Sài gòn, Hà nội là ba nước công hòa XHCN riêng biệt,như vậy bộ máy có trách nhiệm làm cho thống nhất luật pháp (Dù hiện tại chấp nhận một hiến pháp tự vi hiến vì không đúng trình tự) và người dân có trách nhiệm tuân theo sự thống nhất nầy, tránh hiến pháp cho lập hội, đảng, luật dưới lại không,nhà nước không thể điều hành quốc gia kiểu chắp vá ấy được, một, cấm hẳn ghi vào hiến pháp, hai cho phép cũng ghi vào hiến pháp, lập lờ là đánh lận con đen, trừ những trường hợp có tính tình thế thì xét luật có hiệu lực, như ban bố tình trạng chiến tranh, lệnh tổng động viên, những luật tình thế nầy có thời hạn nhất định.

Khi ý thức công dân có, chúng ta tự biết những việc mình làm có phạm pháp hay không mà không phải tranh luận nhiều lại không tới đâu như hai ông LS Nguyễn Văn Đài và Đặng Trọng Dũng chỉ mỗi một việc Thành lập Đảng có vi hiến hay không? Mà đó là hai luật gia đấy, chứ hạng dân đen thì có mà vịt nghe sấm.

Thứ sáu, thay đổi mạnh nền giáo dục.

Đã tiến tới hội nhập quốc tế,thì đây là một nền tảng quan trọng nhất,không thể một doanh nhân nước ngoài tới xứ ta kinh doanh, lại dắt theo một đám lố nhố Tây , Tàu theo giúp việc, thiệt thòi cho VN ta quá, khi chủ trương cho đầu tư nước ngoài hầu giải quyết nạn nhân mãn xứ ta,nhưng cũng thương dùm ông Tây kia là mướn một Kỹ sư bản xứ mà thực học chỉ bằng trung học nước ông ta thì không còn nỗi oan nào nặng hơn thế, mất trắng sự nghiệp như chơi, lương ông ta móc hầu bao hằng tháng xấp xỉ lương một số quốc gia cho trình độ KS, việc thì trung học, ngay cả những doanh nghiệp trong nước cũng không cạnh tranh tốt do vấp phải chỗ nầy, nên chăng mạnh dạn vứt bỏ kiểu chương, hồi, thi Hương, thi hội, thi đình ấy là vừa lúc, tập trung nhanh nhất phục vụ hội nhập và phát triển là ra lò những thứ thị trường cần, xã hội cần, nếu tính năm thứ nhất thì bốn hoặc năm năm tới chúng ta mới có loại bánh mì công nghiệp nầy, tiếp cận sớm với hệ chương trình các nước tiên tiến, đưa vào chương trình của chúng ta, thời gian và sức học không theo kịp ư ? Nên chăng chúng ta tập trung cho chuyên nghành trọn 4, 5 năm liên tiếp, Triết học Mác-Lênin cũng cần cho XHCN, nhưng ăn mới triết, không ai đói mà triết được, cho nợ đào tạo ngoại khóa sau khi ra trường nếu riêng Đảng thấy cần, thời gian trên ghế ĐH tập trung cho chuyên nghành, với những giáo trình tiên tiến, khi con gà kinh tế đẻ trứng vàng thì môn chính trị trả nợ cũng không khó lắm.

Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, chìa đã tra vào khóa, nếu lấy dân làm gốc và biết lắng nghe như nhiều lần đã hứa, thì với tư cách một người dân, tôi thiết tha mong rằng những người có trách nhiệm nên làm những việc có ích hơn cho dân cho nước, quốc dĩ dân vi bổn, dân dĩ thực vi tiên, không cho dân no thì hậu quả khôn lường, mong những lời quê kệch nầy được ghé mắt và bàn thêm tiến tới một xã hội tốt đẹp,

Một việc cũng cần làm và hiệu quả, đó là đưa khái niệm luật pháp vào bậc trung học, trong chương trình giáo dục công dân, học các điều khoản ghi trong hiến pháp, bước đầu của cái xã hội tốt đẹp nói trên từ thơ ấu, đó là tiền đề hình thành một xã hội công dân vậy.

DU LAM
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn