BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73216)
(Xem: 62209)
(Xem: 39388)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chạy theo... ngài tiến sĩ, pháp quyền hay pháp trị

09 Tháng Tám 200512:00 SA(Xem: 1078)
Chạy theo... ngài tiến sĩ, pháp quyền hay pháp trị
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Trên báo Đàn chim Việt trích đăng từ Tia sáng.com bài của vị TS Nguyễn Sĩ Dũng bài viết có tựa là Pháp quyền hay Pháp trị,với thể chế chính trị VN đương thời vấn đề nầy cũng là điểm nóng, nhất là ngài TS, người đương nhiệm chức danh Phó Văn phòng Quốc hội,cơ quan đại diện cử tri ở một quốc gia trên 80 triệu con người.

Theo trình bày của ông Nguyễn Sĩ Dũng thì Pháp Quyền hay Pháp trị là khái niệm của người nước ngoài, pháp quyền mang tính văn minh dân chủ của người phương Tây, pháp trị lại mang tư tưởng của bên Tàu, dùng thay thế cho trước đó là Đức trị, nhằm dùng những qui định pháp luật là công cụ của nhà nước, và nhà nước đứng trên pháp luật, có quyền ban hành mọi thứ, kể cả những thứ xâm phạm quyền con người để cai trị, ở đây tôi không đi sâu vào những phân tích chi tiết về thể chế của hai khái niệm trên,(Điều nầy TS đã cụ thể rồi) việc chạy theo ngài TS hôm nay tôi xin nói tới cái đuôi, đó là TRỊ.

Ở Việt nam chúng ta lấy mốc năm 1954 làm chuẩn, sau hiệp định Geneve, đất nước chia ra làm hai miền Nam và Bắc lằn ranh là vĩ tuyến 17, miền Bắc theo chủ thuyết Nga Tàu, xây dựng nhà nước theo hướng tiến lên CNXH,miền Nam xây dựng nhà nước theo thể chế Dân chủ pháp quyền, và tồn tại 21 năm cho tới ngày miền Nam rơi vào tay CS 30/4/1975,trong suốt thời gian nầy tại miền Nam hình thành nước VNCH với nền dân chủ pháp quyền tuy nhiên, cũng phải chia làm nhiều giai đoạn, và nền dân chủ ấy thực thi có khác nhau đôi chút. Sau năm 54, sau những ngày phôi thai thực hiện Geneve,một thời gian mới hình thành nền đệ I cộng hòa đứng đầu nhà nước là TT Ngô Đình Diệm, trong thời gian nầy, nền cộng hòa còn non nớt tuy nhiên vẫn tồn tại theo nguyên tắc đa nguyên, đa đảng, Đảng Cần lao nhân vị do ông Diệm chủ xướng và cầm đầu chiếm ưu thế trong bộ máy điều hành quốc gia, chính đi từ một nền quân chủ chuyên chế sang cộng hòa nên trong nếp nghĩ của người dân nói chung và các công bộc trong bộ máy còn mang nặng tư tưởng nhà nước là người chăn dân, cha mẹ dân (Quan phụ mẫu chi dân) chứ chưa hoàn toàn triệt để dân chủ pháp quyền, thời gian nầy em ruột và em dâu ông Diệm là Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân làm cố vấn TT đã lợi dụng quyền hành thao túng chế độ,Ngô Dình Cẩn sống biệt lập tại Huế cũng vung tay áp bức những người có biểu hiện chống lại, hoặc thiếu tôn trọng, Đảng Cần lao cũng lợi dụng thế lực trên gây ra những bất mãn trong dân chúng,thành ra dân chủ pháp trị thời đệ nhất cộng hòa không có một trình tự dù vẫn lấy hiến pháp làm cơ bản,vừa chống phá hoại nhiều mặt của CS, vừa lạm quyền, vừa cảm tính khi hành xử, từ đó hình thành nhiều đối kháng trong nước,cho tới năm 1963,khi người Mỹ không muốn ông Diệm tồn tại để điều hành đất nước đã có nhiều can thiệp, muốn ông Diệm rời ghế TT, với nhiều co cượng kết thúc là ông Diệm bị bắn chết trong đảo chính 1963,sau biến cố đột ngột ấy VNCH rơi vào tình trạng vô chính phủ, buộc lòng phải hình thành tạm thời một chế độ quân đội chấp chính, tướng Nguyễn Khánh là quốc trưởng, Giai đoạn từ 54 tới nền Đệ nhị cộng hòa, VNCH dù dưới thể chế dân chủ pháp quyền, nhưng nỗi cộm có thể nhìn thấy được là TRỊ,đó là những Đảng phái khác với Cần lao song song tồn tại nhưng lép vế, những tôn giáo cùng tồn tại nhưng tôn giáo nầy chèn ép tôn giáo kia, do Công giáo là tôn giáo mà gia đình TT đang thờ phượng, nên phật giáo bị đàn áp mạnh, gây ra tranh đấu, qui mô nhất là việc Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963,chính vì lợi dụng quyền lực, chính thể ông Diệm có những hành xử với các nhóm chống đối và vu cho họ là theo CS, tất nhiên, có CS thật trong số bị tù, bị đàn áp,và cũng một phần không phải CS nhưng bị hành xử tương tự khi có biểu hiện chống đối,không tránh khỏi ý đồ của CSVN muốn thôn tính luôn miền nam, phát xuất từ việc đưa người miền nam đi tập kết năm 1954, hầu có thể thắng phiếu ở tổng tuyển cử năm 1956,nhưng tổng tuyển cử không thành, họ quay ra chống phá gắt gao, bằng kích hoạt những hệ thống cài đặt trước phát huy tác dụng, lôi kéo công chúng, lồng vào các phong trào đấu tranh, dù ban đầu là thuần về tôn giáo, giáo dục,trở thành chỗ dựa cho CS đấu tranh chính trị,gây khó cho nền dân chủ phải áp đặt một số nguyên tắc gần như cữong chế người dân, bằng các Đạo luật, cácDụ, dưới hiến pháp, căng thẳng hơn là thành lập ấp chiến lược, trái với qui định về quyền tự do cư trú của công dân, hay thiết quân luật, dính với quyền tự do đi lại của công dân.

Thời kỳ chấp chính không thể tồn tại mãi, nền đệ nhị cộng hòa ra đời, mà hiến pháp 1967 là văn kiện tối thượng cho luật pháp,nền dân chủ pháp quyền chuyển sang một giai đoạn mới khi người dân đã cọ xát với đệ nhất cộng hòa và một thời điểm ngắn của chính quyền quân sự, chiến tranh có qui mô hơn trên cả nước, nhưng không vì thế mà có nhiều quá những hạn chế của dân chủ pháp trị,Phật giáo, sinh viên học sinh,các tôn giáo , đảng phái khác cũng đấu tranh cho quyền lợi của họ, thậm chí tại chính trường cũng có đối kháng, như Dân biểu Ngô Công Đức, Huỳnh Bá Thành,và nhiều người khác nữa, nhưng không vì thế mà các điều qui định trong hiến pháp bị hạn chế tới tối thiểu,bằng chứng là lợi dụng dân chủ pháp quyền CS đã cài người vào tận chính quyền trung ương,vào nghị viện, điều chúng ta thấy rõ là sau 30/4/75 họ xuất hiện trong tư thế chiến thắng,chính họ vừa mới chiến bại cùng với chính thể họ làm việc trước bài diễn văn của ông Dương văn Minh; suy cho cùng, ở VN chưa có một nền dân chủ pháp quyền hoàn toàn đúng nghĩa với cụm từ nầy, khi mà có quá nhiều thứ khách quan tác động mạnh, như đất nước trong thời kỳ chiến tranh,lợi dụng dân chủ, các tổ chức bị CS lái theo một hướng có lợi cho họ, những cuộc đấu tranh không thuần với tiêu chí của nhóm lợi ích, mà đội lốt nhiều hơn,trong lúc ấy miền Bắc đang rảnh tay thì bị khống chế bỡi chủ thuyết Mác xít,cùng với những tôn thờ cá nhân, từ đó chủ nghĩa Mác hòa quyện với Lê nin, mao, Stalin, Hồ Chí Minh,lộn xôn theo kiểu cảm tính chi phối nước lớn, khi thì Liên xô nhiều hơn lúc lại Trung cộng nhiều hơn, tùy tình hình chính là có lợi cho việc chiếm miền Nam chứ không hoàn toàn vì quốc kế dân sinh của 1/2 đất nước tính từ sông Bến hải trở ra,nếu so sánh với địa bàn cả nước thì quá khập khiễng, nhưng nhìn chung VN chưa có một nền dân chủ pháp quyền trọn vẹn,có chăng chỉ là một nữa, khái niệm dân chủ pháp quyền thiếu triệt để bỡi các nguyên nhân như nói ở trên.

Trở lại vấn đề ban đầu là bài viết của TS Nguyễn Sĩ Dũng, cái học hàm TS chưa phải là quan trọng ở bài viết nầy, mà quan trọng hơn, là cái vị trí ông Dũng đang nắm giữ, như thế, nên có sự minh bạch, về bài viết độc lập lập như những TS thông thường am hiểu về các thể chế xã hội, và chức danh tại vị của TS Dũng là hai phần riêng biệt.

Theo bài trích, TS Dũng nói đúng tương dối hoàn chỉnh, về thể chế chính trị khác nhau giữa hai loại nhà nước, kèm theo mỡ rộng là dân chủ theo Mỹ và theo Âu châu cũng có khác biệt dù vẫn cơ bản trên nền tảng dân chủ,Trích:
" Một là, quyền lực giữa nhà nước và công dân được phân chia theo khế ước xã hội( nhà nước không đương nhiên có quyền)Bản khế ước đó là hiến pháp, Hiến pháp vì vậy phải do quốc hội lập hiến soạn thảo và phải được toàn dân phê chuẩn. Việc sữa đổi hiến pháp phải do toàn dân phúc quyết.
Hai là, quyền con người là những quyền hiến định, các quyền nầy là không thể bị xâm phạm. Hơn thế nữa, trách nhiệm của nhà nước là phải bảo đảm các điều kiện để người dân có thể thực thi các quyền của mình.
Ba là, quyền lực của nhà nước phải bị phân chia để tránh lộng quyền và lạm quyền.
Bốn là, các quyền lực nhà nước phải tổ chức theo nguyên tắc kiểm tra và cân bằng lẫn nhau, điều này vừa giúp cho việc tránh lạm quyền, vừa làm cho việc thực thi quyền lực được minh bạch và hợp lý.


Và ông ta đi đến kết luận:
Với những thông tin được trình bày trên đây, thiết nghĩ, việc lựa chọn mô hình Nhà nước pháp quyền là điều ta nên lựa chọn.

Trên phương diện một bài báo, ý kiến của TS Dũng là hoàn toàn đáng hoan nghênh, tiêu chí mà những nhà DÂN CHỦ trong nước hiện nay luôn bất kể mọi nguy hiểm đấu tranh từng ngày từng giờ, thậm chí từng phút với mưu cầu trước mắt đạt tới sự minh bạch của hiến pháp 1992 thực thi nghiêm chỉnh, dù thực tế bản hiến pháp ấy VI HIẾN ngay từ trong trứng nước theo các trình tự mà TS Dũng nêu ra,sự đấu tranh không đáng có , và những biện pháp ngăn chặn tới thô bỉ từ phía ngược lại , càng không nên có, không được có, không quyền có dù nhân danh bất kỳ danh nghĩa gì hầu vi phạm trắng trợn những gì mà nhà nước ấy tự đặt ra bằng chi chít những điều vô ích gọi là Hiến pháp, và đồng thời cũng nên cắt bỏ luôn khẩu hiệu, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.Nhưng... xã hội VN cứ đuổi theo một thứ TRỊ khác, đó là Đảng TRỊ, yếu tố nhà nước , quốc hội, các tổ chức đoàn thể chẳng qua là vật trang điểm cho vui mắt, có , làm tăng thêm màu sắc còn không là thực tế,điều nầy thể hiện rõ nhất trong bàn nghị sự," Sau khi xảy ra vụ PMU 18,trả lời QH tại hội trường ông đại biểu Bình, nói:"tôi là ủy viên TW đảng, tôi chỉ có trách nhiệm trước đảng" Một sự trịch thượng không hề có ngay cả các chế độ hoang sơ nhất,hay sau đó, người đứng đầu chính phủ, TT Khải, không quyền cách chức thuộc cấp của mình, mà phải chờ trình tới cái bộ mà không ai biết nó lợi cho ai, Bộ chính trị? Oái ăm, như lời của những kẻ cho là đỉnh cao trí tuệ ấy, có cả ông Khải, ông Bình và cả cái bộ kia, có phải là những người có trình độ có dân trí cao không?Lại làm trước mắt người dân, cái cộng đồng mà họ qui cho là dân trí còn thấp không nên biết tới dân chủ,những việc làm ấu trĩ như trên,xem như không có nhà nước, quốc hội, mặt trận, chỉ có một ĐẢNG độc quyền lãnh đạo và luật lệ chỉ có một điều 4 còn không có điều nào cả, theo thiển ý của người viết bài nầy, văn kiện mệnh danh là hiến pháp kia, nên chăng in tất cả các trang duy nhất một điều 4 khổ chữ lớn,để toàn xã hội khỏi phức tạp vì nhớ mang máng, hình như...có qui định rằng...luật pháp quốc gia là những chuyện nhớ mang máng .. hình như... bất tận. Và người ta biện minh cho thứ hình như ấy là nền dân chủ triệu lần hơn các thể chế dân chủ khác, một câu cần phải nhớ khi thi hành mà không được ghi cụ thể đó là dân chủ triệu lần hơn ...dành cho chỉ thành phần Đảng viên Biết Vâng lời, dù đôi khi có chỗ đã bốc mùi khó ngữi,trái lại, những đảng viên bụm mũi, xa lánh, thì sự đối xửcòn đối xử tệ hơn công dân không Đảng.

Kể như từ 2/9/1945 tới nay, miền Bắc XHCN theo luật lệ cảm tính khi thân Nga, lúc thân Tàu, miền Nam từ 75 tới nay chung số phận,kể như cái hội đồng Tỉnh Việt nam làm theo mẫu quốc Liên Xô, khi cấp viện ở đây nhiều hơn, và theo mẫu quốc Tàu khi có sự bảo kê hoặc chèn ép nhiều hơn,và hôm nay bên cạnh hai tỉnh Quảng Đông, Quảng tây là tỉnh Quảng bị trị, cái tên VN không còn với định chế XHCN không biên giới mà chủ nghĩa quốc gia là kẻ thù cần xóa bỏ theo Mác,việc tiến lên quốc tế Đại đồng từ đây,không có lịch sử 4000 năm văn hiến, chúng ta, chỉ có những thái thú do Tàu chỉ định như đại hội X,và xã hội cứ kéo rê như thế cho tới ngày nào đó, có người nhớ ra rằng mình sống với những phi lý, điều nhớ ra ấy đã hiển hiện qua bản Tuyên Ngôn Dân Chủ 2006 vừa qua.

Nhìn từ phương diện người dân, với người đại diện của mình và bài viết trên, thì TS Dũng nói bậy theo mọi nghĩa, tôi rất tiếc, rất tiếc cái bằng Tú tài của VNCH so với học hàm TS của ngài khoảng cách là thăm thẳm, nhưng tôi không ngại ngùng nói ra như thế do TS là người đại diện chúng tôi, gồm 80 triệu con người, theo bài viết có nghĩa là ngài hiểu về nhân quyền, về dân chủ không phản bác được, nhưng ngài chỉ là số Zero khi ngài không làm tốt chức trách của mình ở danh nghĩa đại diện cho dân, cái tập thể của ngài không khai bút hiến pháp như ngài viết, tập thể của ngài chỉ lãnh lương mà không chịu hành pháp theo cái văn kiện hình như ấy cho đúng theo từng câu chữ, cũng chẳng chịu trưng cầu ý ai ngoài ý Đảng, trong đó có các ngài, thôi thì cũng không cần thiết phải bàn khi nó vẫn là như thế,nói như thế nầy có nặng cho ngài một chút nhưng đúng, ngài không tồn tại, các ngài đừng nói với dân chuyện cơ chế, hệ thống, gì gì càng làm thêm rối rắm cho người dân, sự tồn tại của các ngài có chăng là phường giá áo, túi cơm, đem những hiểu biết từ sở học làm rối rắm xã hội, theo cá nhân, tôi nghĩ rằng các ngài không cần trưng ra cái nầy cái nọ, sách nầy, chủ thuyết kia, định chế nọ, mà nói một chiều rằng VN theo thể chế Đảng trị đúng theo những gì hiện hữu bấy lâu ở xã hội VN, không cần một văn kiện nào làm bằng, khỏi cần phải giải trình, hội họp, bàn thảo, nghị sự thêm tốn kém vì thực tế nó như thế, và tuyên bố những xu thế đi tìm cái thực thể hiện hữu cho con người đích thực như công ước quốc tế nhân quyền là phản động đối với Đảng CS độc quyền lãnh đạo; và phía bên kia, những người đi theo đa số phù hợp với nhân loại, đi tìm những cái mà tạo hóa ban cho con người không quyền tương nhượng như công ước nhân quyền nói trên, xem Đảng CS là phản động, tước đoạt của họ những cái thuộc về họ sở hữu tất nhiên. Rạch ròi như thế để không ai phải lạm dụng từ ngữ, hành vi, văn bản,và câu kết luận của ngài TS:
Với những thông tin trình bày trên đây, thiết nghĩ, việc lựa chọn mô hình nhà nước pháp quyền là mô hình ta nên lựa chọn.

Hoàn toàn không cần thiết, vì không có ai, không có sự lựa chọn nào khi có sự áp đặt, người ta chỉ lựa chọn khi quyền con người không bị áp đặt, cưỡng bức, giống như chúng tôi không hề lựa chọn ngài thông qua một cuộc bầu cử hợp lệ theo tinh thần bầu cử của đám đông,chỉ duy có một con đường để chọn, đó là:
Sự đối mặt, đấu tranh không khoan nhượng dưới mọi hình thức, giữa hai thế lực mang cùng tên là "Phản động" theo nhận định mỗi bên, ai thắng ai, chuyện ấy còn ở những ngày sắp tới.

Tách bạch với những vướng mắc, chức danh , địa vị, tôi trân trọng ý kiến của TS Dũng, với quan điểm của người chuộng Dân chủ, nếu đứng ở một góc độ khác thì bài nầy là một tiêu chí lớn cho cuộc đấu tranh dân chủ hiện nay, và tôi mong rằng, ngay khi chấm hết bài nầy, ngài nên chọn cái thể chế như ngài viết ra, thật tích cực biểu hiện tức thời là ngài với tư cách hiện nay, rà soát và giải quyết những khiếu kiện, những bất công không đáng có vẫn diễn ra hằng ngày trên lãnh thổ nầy,khi làm được ngần ấy việc đúng với chức trách, tôi tin những nhà đấu tranh Dân chủ không ngần ngại gì khi công nhận ngài là THÀNH VIÊN DANH DỰ của phong trào hiện nay.

DU LAM

Pháp quyền hay Pháp trị


Nguyễn Sĩ Dũng
TiaSang.com.vn, 21/04/2006 11:36:05

http://www.tiasang.com.vn/newspage?id=446

Trong các văn bản chính thức, cái mà chúng ta đã lựa chọn là nhà nước pháp quyền. Còn một số học giả lại cho rằng nên lựa chọn mô hình nhà nước pháp trị. Vậy chúng ta nên xây dựng nhà nước pháp quyền hay nhà nước pháp trị ?

Thực ra, nhà nước pháp quyền hay nhà nước pháp trị thì đều là những thứ do người nước ngoài nghĩ ra. Nhà nước pháp quyền có nguồn gốc tư tưởng từ Châu Âu. (Trong tiếng Pháp, đó là "Etat de droit"; trong tiếng Đức, đó là "Rechsstaat"). Nhà nước pháp trị có nguồn gốc tư tưởng từ Trung Quốc cổ đại. Ngoài ra, lại còn có khái niệm pháp trị (Rule of law) theo cách hiểu của người Anh-Mỹ. Khái niệm pháp trị theo cách hiểu của người Anh-Mỹ rất gần với khái niệm nhà nước pháp quyền của người Châu Âu. Thế nhưng, khái niệm nhà nước pháp trị (hay cũng được gọi tắt là pháp trị) theo cách hiểu của người Trung Quốc cổ đại (tiêu biểu là của Hàn Phi Tử) thì lại hoàn toàn khác hẳn.

Khái niệm pháp trị trong cách hiểu của người Trung Quốc cổ đại đối lập với khái niệm đức trị. Pháp trị là dùng pháp luật để cai trị (Rule by law), chứ không phải dùng đạo đức để cai trị (Rule by moral). Trong trường hợp này, pháp luật chỉ là công cụ của nhà nước, và nhà nước đứng trên pháp luật. Mà như vậy thì "may nhờ, rủi chịu", một nhà nước chuyên quyền, độc đoán có thể ban hành mọi thứ pháp luật, kể cả những thứ xâm phạm các quyền cơ bản của con người để cai trị.

Còn khái niệm pháp trị trong cách hiểu của người Anh-Mỹ thì đối lập với khái niệm nhân trị. Pháp trị là pháp luật cai trị (Rule of law), chứ không phải con người cai trị (Rule of person). Trong trường hợp này, không ai có thể đứng trên pháp luật, kể cả nhà nước.

Theo cách hiểu như trên, pháp trị là một trật tự pháp lý độc lập (với chính trị, tôn giáo...). Nó bao gồm ba ý nghĩa cơ bản. Pháp trị là công cụ để điều chỉnh nhà nước (điều chỉnh quyền lực); Pháp trị có nghĩa là tất cả mọi chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật; Pháp trị có nghĩa là bảo đảm công lý về thủ tục và về hình thức.

Với tư cách là công cụ điều chỉnh quyền lực, pháp trị có hai chức năng: một là hạn chế sự độc đoán của nhà nước và hạn chế sự lạm quyền; hai là làm cho nhà nước hành xử hợp lý, làm cho chính sách của nhà nước được anh minh. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hạn chế được sự độc đoán và sự lạm quyền của nhà nước?

Pháp trị trả lời câu hỏi này bằng cách đề ra những nguyên tắc cơ bản sau đây: Bảo đảm tính tối thượng của pháp luật. Pháp luật phải được đặt trên nhà nước và đảng phái; Nhà nước phải tuân thủ một hệ thống thủ tục được xác lập từ trước và được công bố công khai; Bảo đảm nguyên tắc người dân được làm mọi điều pháp luật không cấm, nhưng nhà nước chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép.

Mặc dù những nguyên tắc nói trên hạn chế khả năng hành xử tùy tiện của nhà nước, nhưng chúng lại làm cho việc hành xử của nhà nước được dẫn dắt nên thường hợp lý và anh minh.

Với ý nghĩa bình đẳng trước pháp luật, tất cả các công dân đều ngang quyền với nhà nước. Không thể có chuyện, mọi vi phạm của người dân đều bị trừng trị, còn mọi vi phạm của nhà nước (hoặc của các quan chức nhà nước) đều được cho qua. Không thể có chuyện, cấm người dân đi xe máy để những người đi ô tô có đường đi thông thoáng hơn. Ngoài ra, khi tham gia các quan hệ pháp luật dân sự (mua hàng của các công ty chẳng hạn), nhà nước chỉ là một bên của quan hệ hợp đồng bình đẳng như các bên khác.

Công lý về thủ tục và về hình thức là thứ tương đối trừu tượng. Đại loại, công lý thì có công lý về nội dung và công lý về hình thức. Ví dụ, người phạm tội ác phải bị trừng trị là công lý về nội dung; còn, mọi bị cáo đều có quyền đòi hỏi được xét xử bởi một phiên tòa mà các thẩm phán là hoàn toàn độc lập và với những thủ tục tranh tụng công khai là công lý về hình thức. Người Anh-Mỹ rất coi trọng công lý về hình thức vì họ cho rằng khi các thủ tục được tuân thủ nghiêm ngặt thì công lý nội dung bao giờ cũng đạt được.

Với tư cách là công cụ bảo đảm công lý về thủ tục và về hình thức, pháp trị đòi hỏi: Hệ thống pháp luật phải có đầy đủ các quy định công bằng về việc ban hành quyết định và về thủ tục (không thể thích thế nào thì quyết thế ấy); Các quy định về việc ban hành quyết định và về thủ tục phải được xác định từ trước và phải được công bố từ trước (không thể sửa luật chơi trong lúc đang chơi); Các quy định về việc ban hành quyết định và thủ tục phải được áp dụng một cách công khai, minh bạch (không thể áp dụng các quy định mà không dẫn chiếu được, không lý giải được); Các quy định về việc ban hành quyết định và thủ tục phải được áp dụng một cách nhất quán (không thể nay áp dụng thế này, mai áp dụng thế khác).

Khái niệm nhà nước pháp quyền của người Châu Âu rộng hơn khái niệm pháp trị của người Anh-Mỹ: về cơ bản nó bao gồm khái niệm pháp trị nói trên kết hợp với những tư tưởng và nguyên tắc của chủ nghĩa lập hiến tự do. Dưới đây là một vài tư tưởng và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa lập hiến nói trên:

Một là, quyền lực giữa nhà nước và các công dân được phân chia theo kế ước xã hội (nhà nước không đương nhiên có quyền). Bản kế ước đó chính là bản hiến pháp. Hiến pháp vì vậy phải do quốc hội lập hiến soạn thảo và phải được toàn dân phê chuẩn. Việc sửa đổi hiến pháp phải do toàn dân phúc quyết.

Hai là, quyền con người là những quyền hiến định. Các quyền này là không thể bị xâm phạm. Hơn thế nữa, trách nhiệm của nhà nước là phải bảo đảm các điều kiện để người dân có thể thực thi được các quyền của mình.

Ba là, quyền lực của nhà nước phải bị phân chia để trách lạm quyền và lộng quyền.

Bốn là, các quyền lực nhà nước phải được tổ chức theo quyền tắc kiểm tra và cân bằng lẫn nhau (check and balance). Điều này vừa giúp cho việc tránh lạm quyền, vừa làm cho việc thực thi quyền lực được minh bạch và hợp lý...

Với những thông tin được trình bày trên đây, thiết nghĩ, việc lựa chọn mô hình nhà nước pháp quyền là điều chúng ta nên khẳng định.

Nguyễn Sĩ Dũng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn