BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72806)
(Xem: 62101)
(Xem: 39196)
(Xem: 31054)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chuyện vui đầu năm

04 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 849)
Chuyện vui đầu năm
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Trên các mạng internet đang chuyền nhau một bức hình chụp cửa vào một bệnh viện tâm thần ở Sài Gòn. Trên cánh cổng ra vào bệnh viện tâm thần có tấm biểu ngữ mầu đỏ, viết: Bệnh nhân tâm thần TP HCM tích cực học tập (xuống dòng) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời.”

Đây là bức hình ghép trông giống như thật, chỉ cốt vui đùa nhân dịp đầu năm dương lịch, nhưng vẫn có ý nghĩa. Có thể chuyển cho cho tất cả các đảng viên cộng sản ở Việt Nam cũng như ở Cuba, Bắc Hàn, Trung Quốc cùng học tập. Bởi vì trong thế kỷ 21 này, ở những xã hội lành mạnh, bình thường, ai còn tin vào chủ nghĩa cộng sản đều có thể coi là đang “mắc bệnh tâm thần”cả.
Trong tiểu thuyết hài hước “Kiểm duyệt một truyện tình ở Iran” (Bản dịch tiếng Anh: Censoring an Iranian Love Story, 2009), nhà văn Shahriar Mandanipour viết nửa trang kể chuyện về một đảng viên cộng sản xứ Iran. Đó là một nhân vật phụ, không có tên, tác giả gọi là “người cha của Dara;” Dara là tên cậu tình nhân trong chuyện.
Trước cuộc cách mạng Hồi Giáo năm 1979, Cha của Dara là một thanh tra ở phi trường ngay thủ đô Tehran, tuy cơ hội ăn hối lộ nhưng ông rất thanh liêm, để gia đình sống nghèo nàn. Ông bí mật theo đảng Cộng sản Iran, đến lúc bị lộ, bị bắt vô nhà tù Evin đã nổi tiếng từ thời quân chủ, ông bị tra tấn. Sau hai năm, dân Iran biểu tình lật đổ chế độ quân chủ, Cha của Dara được giải thoát, được các sinh viên công kênh đưa đi như một anh hùng. Ông trở lại làm thanh tra ở phi trường và vẫn sống thanh bạch như cũ. Được sáu năm, ông bị công an của chế độ mới bắt vi ông theo đảng Cộng sản, điều này công khai, ai cũng biết. Lại bị giam vào ngục Evin, lại bị đánh đập. Nhưng trước sau ông chẳng có điều gì có thể khai báo để khỏi bị tra tấn. Bị giam khoảng bốn năm thì được tha. Tại sao họ thả cha của Dara về nhà?

 

Bởi vì lúc đó là đầu năm 1990, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, các nước Đông Âu đang ra tay tẩy rửa sạch các tàn tích của chủ nghĩa cộng sản. Nhà nước Hồi Giáo độc tài ở Iran quyết định tha cho các đảng viên cộng sản, vì trừng phạt họ cách khác hay hơn. Nhà văn Mandanipour giải thích: Không có sự trừng phạt nào độc địa hơn là cho một đảng viên cộng sản trở về nhà, để anh ta nhìn thấy bao nhiêu đảng cộng sản trên thế giới đang ăn năn hối lỗi, đang tự xóa bỏ quá khứ của họ! “Cha của Dara và đồng đảng của ông ta chợt khám phá ra là bao nhiêu năm họ bị giam cầm, bị tra tấn trong nhà tù bỗng chốc lát thành ra hoàn toàn vô giá trị!”

Cứ như thế, Cha của Dara sống như một người tâm thần, không làm lụng gì cả, vẫn được lãnh đồng lương hưu nho nhỏ, ông ta chọn một góc nhỏ giống sống cách biệt vợ con, như vẫn sống trong phòng biệt giam, trải chiếu nằm nằm không đủ chỗ duỗi chân. Để khuây khỏa quên mình đang bị bệnh tâm thần, suốt ngày ông mở các đài phát thanh của người Iran từ hải ngoại, đài VOA, RFI, BBC, nghe ngóng tin tức và chờ ngày tàn của chế độ Hồi Giáo cực đoan ở xứ Iran. Một đảng viên cộng sản Iran bây giờ cũng trông đợi xem bao giờ nước Mỹ có thể giúp nước họ thoát ra khỏi một chế độ thần quyền lạc hậu!

Shahriar Mandanipour kể câu chuyện một nhà văn vừa viết vừa lo tự kiểm duyệt để hy vọng sách được in ra, cách viết của ông rất hài hước và thâm sâu. Nếu Lưu Quang Vũ còn sống, chắc chúng ta đã được coi nhiều vở kịch hài hước và sâu xa như vậy. Cứ tưởng tượng trên một sân khấu hài kịch, cô con gái đưa một chàng trai bảnh bao về giới thiệu với cha mẹ lần đầu. Bà mẹ nhìn chàng trai từ đầu tới chân, tóc tai quần áo đúng mốt, tay ôm cái iPad mới, bà hỏi: “Thế cậu đi học ở Úc hay ở Mỹ về đấy nhỉ?” Chàng trai ưỡn ngực trả lời: “Thưa bác, cháu là đảng viên cộng sản!” Nghe thế là đủ cho khán giả bật cười vỡ rạp ra rồi!

Nhưng ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều người không biết cười. Thí dụ, các ông trong Hội đồng lý luận trung ương. Họ không thể cười được, bởi vì nghề nghiệp của họ là “lý luận.” Nếu không còn một đảng cộng sản, nếu không còn chế độ cộng sản, thì họ thất nghiệp. Nếu anh là một đảng viên kiêm công nhân nghề tiện, một đảng viên kiêm thợ sửa ống nước hay kiêm nghề cắt tóc, thì dù chế độ cộng sản còn hay mất anh vẫn có thể kiếm ra việc làm.

Nhưng các chuyên viên lý luận thì không. Họ chỉ biết một nghề là nói, nói dài, nói dai, cố thuyết phục mọi người phải tin tưởng chủ nghĩa Mác Lê Nin. Mặc dù họ biết mình nói cũng chẳng ai thèm nghe, và người nghe cũng chẳng ai thèm tin. Nhưng nếu không còn đảng cộng sản, không còn chủ nghĩa cộng sản thì họ biết làm nghề ngỗng gì? Đảng còn thì mình còn! Đó là khẩu hiệu của công an. Nhưng ta biết khi chế độ cộng sản Liên xô chấm dứt thì các cựu nhân viên KGB vẫn tìm ra việc làm. Họ đi “bảo vệ” các nhà tư bản đỏ, buôn lậu, hoặc đâm thuê chém mướn. Còn các giáo sư triết học Mác Lê, các nhà lý luận thì khác: Sểnh đảng ra là thất nghiệp! Vì thế ở Việt Nam họ kiên định lập trường bảo vệ đảng còn mạnh hơn cả đám công an nữa.

Đinh Thế Huynh


Cho nên trong lúc năm cùng tháng tận, ngày 31 tháng 12 năm 2012, Hội đồng lý luận trung ương của đảng ta vẫn họpđể kiểm điểm công tác! Trong hội nghị lý luận trung ương này, ông chủ tịch Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ chính trị, nói, "Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng bộc lộ xung khắc với thực tế, càng làm cho thực tế trở nên rối bời và đẩy xã hội Việt Nam đến những mâu thuẫn lớn khiến cho bùng nổ phản kháng, biểu tình và dân oan ngày càng đông đảo lên." Ông này chỉ nói tới các vụ biểu tình, kêu oan, đòi đất, nhưng chưa nói đến phản ứng tập thể của các công dân mạng; thí dụ như khi họ phân phát cho nhau bức hình bệnh nhân tâm thần học tập để cười chơi!
Ba chục năm nay, sau khi quay đầu 180 độ, lý luận để bảo vệ ngôi vị đế quốc của đảng Cộng sản Việt Nam được tóm tắt trong khẩu hiệu: “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.” Bây giờ ông chủ tịch hội đồng lý luận thú nhận rằng cái lý luận đó nó hỏng bét! Nó hoàn toàn xung khắc với thực tế. Không những thế, nó còn làm cho xã hội rối bời và dân chúng ngày càng phẫn uất nhiều hơn!
Nếu một người bình thường, không cư ngụ lâu năm trong bệnh viện tâm thần, thì sau khi nhìn ra sự thật như vậy, người đó phải kết luận rằng những lý luận trước đây của mình sai hết cả rồi, phải xóa đi làm lại! Nhưng ông Đinh Thế Huynh vẫn thản nhiên báo cáo tiếp về công tác của các chuyên viên đồng nghiệp, nói rằng: “cuộc đấu tranh lý luận bước đầu có những chuyển biến tích cực!” Khổ quá, đảng Cộng sản Việt Nam đã hơn 70 tuổi đầu rồi, các cụ đảng viên lão thành còn sống cũng trên dưới 90 tuổi cả rồi! Thế mà bây giờ bỗng nhiên họ được nghe báo cáo rằng lý luận của đảng họ, trong “bước đầu,” đã có “những chuyển biến tích cực!” Mới bước đầu thôi! Và mới “chuyển biến tích cực” chứ chưa có cái gì thật sự tích cực! Nghe báo cáo như vậy, chắc các cụ lão thành phải ôm mặt khóc! Đó cũng là những người Cha của Dara.
Nhưng ngày đầu năm, dù là đầu năm dương lịch, chúng ta không nên nói đến chuyện khóc. Cho nên bài hôm nay kết thúc bằng một chuyện cười. Chuyện cười này không được chuyển đi bí mật trên các mạng như bức hình bệnh viện tâm thần, mà lại in ngay trên cái tựa của báo Tiền Phong, một tờ báo của đảng.
Gần đây, đảng Cộng sản hô hào đảng viên phải cùng nhau tự “kiểm điểm.” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ví công tác này như một cuộc “tắm rửa” vĩ đại; nếu không thì đảng và nhà nước sẽ sụp đổ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng công nhận có “một bầy sâu” đang làm hại đảng vì chỉ biết ăn bòn của dân. Để kiểm điểm, họ bèn họp một hội nghị trung ương. Họp xong, chằng thấy họ bắt được con sâu, con chấy, con giận nào cả. Tổng Bí thư chỉ sụt sùi xin lỗi, còn những con sâu thì chỉ được “cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe,” và hứa sẽ ngăn chặn! Các con sâu đã bị kiểm điểm! Đồng chí X (Ếch) cũng xin lỗi, nhưng lại nhấn mạnh là mình không làm cái gì sai cả, trách hiệm đều do Bộ Chính trị lãnh cả!
Trong không khí chán mớ đời như vậy, báo Tiền Phong in một cái tựa to tướng để tuyên dương thành tích Đảng: “Kiểm điểm sâu!”
Người đọc có thể hiểu hai cách: Đảng kiểm điểm vào chiều sâu. Hoặc: Đảng kiểm điểm các con sâu! Loài sâu bọ mừng quá! Không ai dùng đến thuốc trừ sâu! Các giống sâu, bọ, chấy, giận, chuột, đang út máu mủ, gậm nhấm cả nước Việt Nam chỉ bị đem ra kiểm điểm thôi!

 

Nếu Shahriar Mandanipour biết chuyện này chắc ông cũng phải khâm phục tài “lách” của các nhà báo Việt Nam. Trong cuốn truyện ông đã kể bao nhiêu mánh khóe một nhà văn Iran phải thi thố để lách khỏi lưỡi kéo kiểm duyệt, trong đó có cách dùng chữ hai nghĩa trong tiếng Farsi. Ông sẽ thích thú khám phá ra trong tiếng Việt cũng đầy những chữ hai nghĩa!

 

Nhưng, sau khi chia sẻ một nụ cười với Mandanipour, cũng xin nhắc đến một kinh nghiệm của ông khi vừa viết vừa tự kiểm duyệt. Ông nhận thấy là sau khi cố gắng tìm mọi cách để đánh lừa các quan văn hóa tư tưởng, sẽ đến lúc nhà văn cũng đánh lừa luôn cả độc giả của mình!
Xin kính gửi thông điệp của Mandanipour tới các nhà văn ở Việt Nam, những Bảo Ninh, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Quang Tuyến, vân vân, và vân vân, cùng với lời chúc mừng năm mới.

Ngô Nhân Dụng

Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn