BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72826)
(Xem: 62104)
(Xem: 39203)
(Xem: 31058)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Quân đội ta “củng cố hòa bình” theo cách nào?

02 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 1299)
Quân đội ta “củng cố hòa bình” theo cách nào?
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Xin hỏi ông Nguyễn Chí Vịnh

Nguyễn Chí Vịnh


Trước tiên, mong ông tha lỗi vì tôi không dám đưa cụm từ “Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng” ở đầu bài viết này vì tôi nghĩ một phó thường dân thì không thể tương xứng khi tranh luận trên cương vị, chức vụ nên muốn tranh luận như một người đọc với tác giả của một bài báo đăng trên tờ QĐND. Nói như thế cũng đồng nghĩa rằng sự khác biệt giữa tôi và ông về lập luận, quan điểm là điều đương nhiên bởi nếu giống nhau thì tranh biện làm gì. Trên tinh thần cởi mở và thẳng thắn – bởi tôi nghĩ, như ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội đã nói, ngay cả góp ý cho Hiến Pháp còn không có điều húy kỵ, thì những tranh luận khác lại cần phải thẳng thắn hơn; rất mong ông đọc và nếu có thể, cho dư luận biết rõ hơn ý kiến của mình…



1. Theo tôi, cái tựa đề bài báo của ông dường như đã bị cố tình sai hết sức về logic: Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng tổ quốc(?) Về nguyên tắc, để BẢO VỆ một cái gì đó thì nhất thiết phải dùng đến sức mạnh, cứng hoặc mềm (ví dụ tăng cường đoàn kết, phát huy nội lực, tăng cường sức mạnh của lực lượng vũ trang…) đã có sẵn; bởi vì chẳng ai cần bảo vệ cái không bị đe dọa và không thể dùng cái bị đe dọa (hòa bình) để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Đã bị đe dọa, thách thức mà lại dùng cái hệ quả để “bảo vệ” cái nguồn cội thì chưa thấy ai nói bao giờ. Rõ ràng, phải có chủ quyền lãnh thổ (được tôn trọng, nguyên vẹn) thì mới có hòa bình chứ không phải là ngược lại. Một khi chủ quyền lãnh thổ luôn bị uy hiếp thì làm gì có hòa bình, thưa ông NCV? Nếu có chăng nữa cũng chỉ là… ảo vọng nếu không muốn nói đó là sự nhầm lẫn chân thành. Từ xưa đến nay, người ta chỉ nói gìn giữ HB, bảo vệ hòa bình chứ có thấy ai nói dùng hòa bình để bảo vệ lãnh thổ đâu. Nếu có chăng nữa thì đó là chức năng của ngoại giao chứ không phải là nhiệm vụ của quân đội – và, ngoại giao hòa bình chỉ đạt được nếu có sức mạnh thực sự thôi. Chẳng lẽ ông NCV đã quên lời Bác Hồ nhắc nhở: “ Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng… Muốn đi tới hòa bình, có khi phải chiến tranh” (HCM TT, T.4, tr. 125-126)? Ông đã nhầm lẫn chiêng là tiếng rồi đó.

Có lúc tôi nghĩ rằng, hay là ông ám chỉ đến nền hòa bình của đất nước ta? Nếu đúng thế thì sự nhầm lẫn lại càng nghiêm trọng. Trong một chế độ vì dân, của dân thật sự thì mọi sự lo xa về chống đối của người dân là sự lãng phí nghĩ suy. Nếu bản chất của chế độ như thế thì tại sao lại lo cái không thuộc về bản chất? Mặt khác, không một trái tim yêu nước có lương tri nào có thể bị xúi giục bởi bất kỳ thế lực thù địch nào. Đoàn kết toàn dân là nguyên tắc sống còn trước sự nguy nan của vận nước. Vấn đề còn lại chỉ là, Đảng và Nhà nước phải có trách nhiệm, bổn phận chăm lo cho dân, để dân an cư, lạc nghiệp. Nếu đa số người dân hài lòng thì ai chống đối nữa? Thưa ông, không có một “thế lực thù địch” nào gây tàn, gây hại cho “tổ quốc THỜI XHCN” (từ dùng của Đại tá Trần Đăng Thanh) nhiều và nghiêm trọng như nạn tham nhũng, lộng hành, sự cấu kết lợi ích nhóm, coi thường vận mệnh của xã tắc, giống nòi!

2. Chính vì nhầm lẫn nên ông không nói tăng cường sức mạnh, mà chỉ kêu gọi củng cố hòa bình(?) Tôi đọc hàng ngàn cuốn sử, chưa thấy một vị tướng nào trên thế giới kêu gọi quân đội củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bởi vì đó không phải chức năng của quân đội – nhất là QĐND Việt Nam Anh hùng. Ông đã nói là TQ có tham vọng trở thành cường quốc biển, chứng tỏ ông có đọc văn kiện của Đại hội 18, đảng CSTQ. Thế nhưng, tại sao ông lại quên đoạn này, được đăng tải trên báo chí chính thống của ta: “Ông (Hồ Cẩm Đào – HCĐ) nói rằng Trung Quốc cần phải thực hiện chiến lược quốc phòng tích cực, mở rộng và tăng cường tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội, và tăng cường khả năng hoàn thành một khối lượng lớn nhiệm vụ quân sự, trong đó, quan trọng nhất là đánh thắng chiến tranh cục bộ…” (Đất Việt, 10.11.2012, HVT nhấn mạnh). Xin hỏi ông NCV: HCĐ nói TQ kiên quyết giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh cục bộ (Local War = chiến tranh với một nước cụ thể) thì theo ông, với tư cách là chiến lược gia quân sự, cuộc chiến tranh cục bộ đó ám chỉ hay ngầm định, cụ thể hóa nước nào? Nhật Bản hay Việt Nam…? Theo tôi, có mọc sừng TQ cũng không dám gây chiến tranh với NB vào thời điểm này. Dù chỉ có kiến thức quân sự sơ đẳng, ai cũng có thể biết chiến tranh chỉ xảy ra khi mà mâu thuẫn, tranh chấp không thể nào điều hòa nổi – nhất là khi có xung đột gay gắt về tranh chấp lãnh thổ. TQ đã từng dùng chiến tranh để giải quyết tranh chấp với tất cả mọi quốc gia láng giềng, không có bất kỳ ngoại lệ nào (kể cả Liên Xô, Ấn Độ…); và, VN là nước phải chịu những mất mát nặng nề nhất. Tại sao họ nói thẳng, nói rõ là đánh thắng chiến tranh cục bộ mà mình thì cứ ra sức củng cố hòa bình là cớ làm sao, thưa ông?

3. Ông cho rằng Việt Nam đang có “mối quan hệ đối tác chiến lược tốt đẹp” với TQ, rằng VN sẽ thực hiện theo phương châm “16 chữ và tinh thần 4 tốt”; rằng “giải quyết các vấn đề song phương, trong đó có vấn đề Biển Đông”; rằng quân đội ta “dám đánh và biết đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược”…; thưa ông NCV, tôi không hiểu các vấn đề trên, mong ông giải đáp rõ hơn trong 3 tiểu mục sau.

3.1 Có còn tốt đẹp không khi kể từ hôm nay, 1.1.2013, TQ sẽ có “quyền” (!) khám xét mọi tàu bè “xâm phạm” đường lưỡi bò; khi TQ vừa tuyên bố đầu tư thêm 1,6 tỷ USD để hợp pháp hóa việc chiếm lâu dài Hoàng Sa, một phần Trường Sa? Khi họ làm vậy, tức chà đạp thô bạo lên chủ quyền lãnh thổ của đất nước, quân đội ta sẽ “củng cố hòa bình” theo cách nào?

3.2 Tại sao “vấn đề Biển Đông” lớn như thế, nghiêm trọng như thế đối với đất nước mà chỉ là trong đó? Nghĩ như thế thì khác gì nói Biển Đông chỉ là rất nhỏ so với quan hệ “hữu hảo” Việt Trung? Hay là tôi lại u mê đến nỗi hiểu sai ý của ông?

3.3 Chẳng có bao giờ một quân đội nói là dám đánh một kẻ thù xâm lược cả, bởi người bị xâm lược đâu có quyền lựa chọn?(!) Đánh có thể chết nhưng đất nước sẽ SỐNG, còn không đánh lại xâm lược thì chắc chắn tất cả đều CHẾT. Hình như có khi nào đó ông đã hiểu sai Hội Nghị Diên Hồng: Không phải Nhà Trần băn khoăn dám đánh hay không như vài nhà sử học nửa mùa giải thích lung tung mà chính là thông qua Hội nghị đó để Toàn Dân cùng với Nhà Nước thề chung quyết tâm phải đánh, phải thắng! Tuyên bố với thế giới rằng ta “dám” có khác gì làm lộ ra sự… có thể là không dám? Đã là quân xâm lược chà đạp lên giang sơn đất nước thì chết cũng đánh, không có chuyện băn khoăn dám hay là không, thưa ông? Hay là, một lần nữa tôi lại sai? Chẳng lẽ tôi chưa hiểu rõ Lời Bác dạy Thà hy sinh tất cả… ư?

Trên đây là những “tâm sự” của một phó thường dân, day dứt với “thời hạn 1.1.2013”; đau đớn với chuyện TQ ngày càng lộng hành, ngang ngược; thực sự âu lo bởi một người mà tôi đã từng rất kính trọng như Tướng Nguyễn Chí Vịnh, lại có thể nói nhiều điều làm tôi khó hiểu đến thế, rất mong ông trả lời những trăn trở nêu trên, nếu tôi hiểu sai thì tốt biết chừng nào cho vận nước, lòng dân. Và, cũng rất mong ông nói rõ luôn những gì mà Đại tá Trần Đăng Thanh (lính của ông) giảng bài cho lãnh đạo các trường đại học Hà Nội, bao nhiêu % đúng và bao nhiêu là sai?

1.1.2013 – Xin hỏi tiếp ông NCV…

Hôm nay, đọc bài trả lời phỏng vấn của ông trên Tuổi Trẻ, tôi thấy nhẹ đi phần nào so với bài mà tôi đã trao đổi trên. Ít nhất thì ông đã không quá nghiêng về phía 16 chữ, 4 tốt. Xin được ghi nhận và cảm ơn ông.
Thế nhưng, có chỗ tôi lại thấy băn khoăn hơn, ấy là khi ông cho rằng Mỹ đem đến (châu Á-TBD) nhiều vũ khí quá, nhiều máy may, tên lửa, tàu bò quá…; trong khi kinh tế, văn hóa chưa thấy gì(?) Ông còn nói nếu Mỹ không làm đúng như họ nói thì họ sẽ lại phải rời khỏi khu vực như năm 1975(!?) Trời đất ơi, ông làm tôi hết cả hồn vía bởi vì ông phủ nhận những sự thật nhãn tiền. Để cho bài viết này kịp đăng tải, tôi xin được hỏi thêm ông mấy câu hỏi ngắn.

1) Ông cho rằng Mỹ chưa cho thấy gì về kinh tế, văn hóa; thế ông quên mất Mỹ hiện nay là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam sao? Ông quên mất rằng rất nhiều quan chức của ta và con cháu họ đã và đang là “sản phẩm” của lò đào tạo Mỹ chăng?

2) Ông nói nếu cần sẽ “giúp” cho Mỹ “biến” khỏi khu vực này (ấy là ông ngụ ý thế)? Ông không nghĩ rằng nếu Mỹ rút hoàn toàn khỏi Châu Á-TBD; chỉ 3 ngày sau là TQ xung phong, chiếm hết trọn Biển Đông và nhiều vùng khác ư? Chiến lược cái kiểu gì lạ vậy? TQ đã chứng tỏ điều đó khi chỉ cần Hạm đội 7 Mỹ làm ngơ, họ chiếm hết Hoàng Sa ngay lập tức (1974). Lịch sử mới diễn ra cách đây 39 năm, ông đã vội quên sao?

3) Ông cho rằng “Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn (TQ) bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam”. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông, với điều kiện, nếu người bạn rất lớn đó không tự cho phép mình quyền khám xét tất cả tàu bè VN trên Biển Đông, từ hôm nay; không tuyên bố đường lưỡi bò là “không thể tranh cãi”; nếu họ thực lòng đàm phán về Hoàng Sa, Trường Sa, không đưa tàu khu trục giả danh thành hải giám để sắp tới, giày xéo Biển Đông…(!) Nghĩa là vô số cái NẾU sau cái “nếu” của ông. Và, nếu từ nay, TQ sẽ từ bỏ tất cả những nếu ở trên, tôi sẽ viết bài xin lỗi ông thẳng thắn, chân thành. Tôi nghi ngờ hai từ “đồng chí”, thưa ông. Theo tôi biết, bình thường thì anh, tôi – nghĩa là vui vẻ; còn khi kéo ghế, đụng bàn – PHẢI gọi nhau là “đồng chí” tức là chuẩn bị mâu thuẫn, xung đột, diệt nhau đến nơi, có phải vậy không, thưa ông? Đã là BẠN sao không bỏ lưỡi bò, không đàm phán về Hoàng Sa, Trường Sa, không “vô tình” làm đứt sợi cáp có thể neo nổi cả một con tàu, không xây dựng bộ quy tắc ứng xử Biển Đông hợp tình, hợp lý?…?

Nhân dân Việt Nam chúng tôi cần câu trả lời!

Huế, 1.1.2013.

Hà Văn Thịnh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn