BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73317)
(Xem: 62232)
(Xem: 39419)
(Xem: 31165)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thơ a-lô, và thơ

15 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 1385)
Thơ a-lô, và thơ
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53


(Hí luận)

Xin thưa trước, rằng bài viết này không phải là bài nhận định văn học, càng không phải là sơ thảo một giai đoạn văn học trong thời kỳ đất nước phân chia hai miền và bắt đầu lao vào cuộc nội chiến đẫm máu nhất, đau thương nhất của dân tộc, mà chỉ dưới góc nhìn của một bài hí luận. Cũng có thể coi đây, như những cảm xúc chân thật của một người cầm bút khi đọc những tác phẩm văn học miền Nam trước 75, trong giới hạn của những người viết trẻ thời bấy giờ, với tâm trạng của số đông thanh niên đang “bị đẩy lên tàu”, cứ lầm lũi bước tới mà không biết đích đến là đâu! Thật ra, ngoài những nhà chính trị, còn lại hầu hết mọi người dân kể cả thanh niên, trí thức thời đó đều mong muốn có được một đất nước tự do, độc lập thật sự, sau khi giành được chủ quyền từ tay thực dân; bởi hơn một thế kỷ, cha ông đã đổ quá nhiều xương máu, nhưng đó lại là sự hy sinh cao cả, đáng trân trọng và tự hào của cả dân tộc.

Nhưng đến cuộc chiến tương tàn từ 1954-1975, thực chất là cuộc thử nghiệm vũ khí, tranh giành ảnh hưởng khu vực của ngoại bang, thì nhà cầm quyền ở hai miền không có quyền chọn lựa con đường đi đúng đắn cho đất nước. Tuy nhiên, phía đàng ngoài là thể chế độc đảng độc tài, do vậy người cầm bút chỉ là bầy vẹt được thuần dưỡng trong lồng sắt, thế tất phải sản sinh ra nền văn nghệ cung đình: Mọi cảm xúc thật giả đều cài trên nòng súng với lòng căm thù, với tất cả những ai chống lại họ; trong khi đó, đàng trong ít nhiều có chút tự do để người nghệ sĩ tha hồ bày tỏ thái độ và tình cảm chân thật trước ngòi bút và họ chịu trách nhiệm về những gì họ viết. Vì, nếu không, thì tại sao lại có những tờ báo như Tin Văn, Thái Độ, Đối Diện… bên cạnh những Sáng Tạo, Văn Nghệ, Hiện Đại, Văn, Bách Khoa, Văn Học, Thời Tập, Nghệ Thuật, Tiếng Nói…?




Thời đó, không ai là không biết đến thái độ và hành vi chọn lựa của Lữ Phương, Vũ Hạnh, Sơn Nam, Chân Tín hay Trương Bá Cần…? Nhưng trong giới cầm bút không ai buồn đá động đến những thái độ và hành vi đó, bởi điều xác tín với người cầm bút là sự trong sáng của lương tri, dẫu là phe này hay phái nọ, miễn sao những gì họ sáng tạo nhằm hướng tới cái Đẹp; trong khi, sau ngày tan rã, trên khắp cả nước, một sự trả thù ấu trĩ thời Trung cổ được dựng lên cho tất cả những người cầm bút đàng trong. Và, sau đó là hàng loạt những quyển sách được tung ra, nhằm tuyên truyền, triệt tiêu mọi thành tựu văn học nghệ thuật miền Nam mà họ gọi là nọc độc, nô dịch, phản động, đồi trụy… để, duy nhất chỉ có nền văn học giải phóng là chính danh, đại diện cho một nửa đất nước. Những Trần Trọng Đăng Đàn, Đỗ Đức Hiểu, Lê Đình Kỵ, Như Phong… đã thẳng tay dập nát mọi thành tựu văn học nghệ thuật ở phần đất tự do sáng tạo, và thay thế vào đó là những tên tuổi “sáng tác theo đường một chiều”, mang tính chất khẩu hiệu hô hào nhiều hơn tính nghệ thuật. Dĩ nhiên là độc giả, không mấy ai để mắt hay biết đến họ! Đến ngay cả Vũ Hạnh, người sống trong lòng “địch”, hiểu rõ mọi hoạt động sáng tác cũng như giá trị nhân văn trong các tác phẩm văn học nghệ thuật miền Nam, đã bỏ ra khá nhiều công sức, cố bới móc các nội dung, chi tiết ở các tác phẩm văn học miền Nam, trên cương lĩnh văn nghệ phục vụ cho chính trị, nhân sinh quan marxisme trong một tập sách lên án các bạn văn cùng thời, và ông gọi đó là những tên biệt kích Mỹ-Ngụy để điểm mặt anh em cầm bút như Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Mạnh Côn, Nhã Ca, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ… Sau này, nhà phê bình Thụy Khuê đã đánh giá lại sự trong sạch của một thời kỳ văn học giải phóng được bọc đường tẩm độc: “…có thể nói, nền "Văn học giải phóng miền Nam" đã được xây dựng trên những tên tuổi trá hình; là một nền văn học "giả" được "dựng" nên để thay thế một nền văn học thật, đã bị xoá bỏ. Hiện trạng lấy giả xoá thật này, vẫn còn tồn tại trong sinh hoạt văn học chính thức và trong giáo dục học đường hiện nay ở Việt Nam”. (Thụy Khuê, Văn học miền Nam).




Nhắc lại một chút sinh hoạt văn nghệ trong bối cảnh cuộc nội chiến bằng súng đạn vừa chấm dứt, thay thế bằng cuộc chiến thanh trừng, bôi đen và bức tử các tác phẩm văn chương cùng chủ nhân của chúng, để phần nào hiểu được bản chất của sự áp đặt, bôi nhọ, xóa bỏ một cách thô bạo của chế độ!

Vậy thì, chân dung của nền văn học thật ấy là gì? Có thể tóm tắt trong mấy từ: Tự do sáng tạo, không bị chính trị xỏ mũi chỉ đường, nhà văn không hề khúm núm theo kiểu bầy tôi cung đình cúi rạp người trước lãnh chúa, ngòi bút không hề bị bẻ cong… Tóm lại là họ có toàn quyền viết ra những cảm xúc, suy nghĩ chân thật nhất, trong đó có thể có những nội dung chống đối, phản chiến, để sau đó, công việc đánh giá, thẩm định tác phẩm lại thuộc về độc giả và nhà phê bình chứ không phải ban này hay tổ chức nọ làm cái công việc bới lông tìm vết.

 Năm 1964, chiến tranh bắt đầu bùng phát dữ dội. Hàng hàng, lớp lớp thanh niên phải rời bỏ ruộng đồng, nhà trường, công sở… ra chiến trận. Họ là những lớp người trẻ tuổi, nhưng khác người xưa ở chỗ không phải là chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt/ Xếp bút nghiên theo việc đao cung mà là bắt buộc phải lên đường. Ý thức tham chiến không rõ rệt, nhưng dễ dàng nhận thấy nhất ở họ là những tâm trạng thất vọng, chán chường đến độ phi lý khi họ phải đối mặt với đối phương vốn dĩ trước đây là bạn bè cùng xóm, ngồi cùng lớp; bi thảm hơn là cha con, anh em giương súng vào nhau. Họ ra trận với lòng hoài nghi về tính chất lương thiện, sự vô nghĩa của chiến tranh, để “tà tà rong chơi” trong một tâm thế tiêu cực như trường hợp Luân Hoán:

Súng lận lưng quần cho có chuyện

Mắt đầy cỏ lá hồn đầy thơ.

Những câu thơ như vậy của một chiến binh thực thụ trên chiến trường quả là khó chấp nhận khi đối mặt với quân kỷ. Nhưng thật ra, quân kỷ nào cấm một chiến binh tự dập tắt những giây phút lãng mạn, mơ mộng trong phút chốc, khi mà tâm hồn đang thăng hoa?




Trong khi đó, nền văn nghệ “giả” lại sản sinh ra những câu không phải là thơ mà như vè, cốt làm dấy lên lòng hận thù, hô hào chém giết:

Con sẽ mài thơ như kiếm sắc

Chặt đầu văn nghệ tay sai (Chánh Sử)

Và để minh họa cho lòng thù hận kia, ông Phạm Văn Sĩ tán thêm: “Chánh Sử nói lên được ý thức dân tộc lành mạnh của lớp trẻ ở Sài Gòn, căm ghét thứ văn nghệ tay sai cũng như căm ghét bọn tay sai” (Phạm Văn Sĩ, Văn học giải phóng miền Nam, nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN 1976, trg 440). Chẳng độc giả nào biết Chánh Sử là ai, có thể là chánh trị viên đại đội, tiểu đoàn… cũng có thể là anh chàng thi sĩ quần chúng, ta chẳng chấp. Nhưng đến Thu Bồn trong Bài Ca Chim Chơ Rao lại có mấy câu như thế này, thì quả thật cái nền văn nghệ “giả” kia đã tự lột bỏ những tấm lòng trong sáng, hồn nhiên của tuổi thanh xuân để thay thế bằng những đầm đìa máu me và sướng vui rợn lên cùng với màu máu đỏ:

Người vác giáo đi như vác những ngọn đèn

Những ngọn đèn gió mưa không bao giờ tắt

Có máu quân thù làm sáng thêm.

Hay như trong bài thơ Các Anh Bay Lên Rồi, Thanh Hải đã viết những câu không xuất phát từ trái tim chân thật và nhân hậu:

Mơ ước bốn nghìn năm

Dù ước mơ rất đẹp

Mẹ hỡi chắt chiu đâu biết có ngày nay

Ta đánh quân thù trên cả chín tầng mây

Như Đại Thánh đằng vân diệt bầy quỷ dữ.

Có thật đây là những câu thơ làm lay động lòng người? Hay, lại như ông Phạm Văn Sĩ lên gân chính trị đánh bóng:

Thơ Thanh Hải là thơ thời sự. Và những câu chuyện thời sự miền Nam nào một khi đã in đậm vào lòng nhà thơ thì nó đến với người đọc như những tiếng nói yêu thương…” (SĐD, trg 168). Đấy, cái nền văn nghệ “giả” thêm vào loại “thơ thời sự” bên cạnh dòng thơ lãng mạn, thơ tự do, siêu thực, và tự hào về loại thơ khẩu hiệu này! Lướt qua thế giới thi ca, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây loại “thơ cưỡng hiếp” này không có chỗ đứng. Đơn giản, nó không phải là thơ!




Và với Lê Anh Xuân thì lại có những câu ngô nghê đến độ không thể chấp nhận nó đáng ngồi vào chiếu thơ:

Hà Nội ơi! Hà Nội ơi!

Một sắc trời thu kỳ diệu của Người

Cũng giúp miền Nam đánh lui bóng tối

Một giọng nói phát đi từ Hà Nội

Đã thành chân lý đuổi quỷ ma

Một đêm Hồ Tây dìu dịu đường hoa

Đủ đánh tan hàng triệu đô-la Mỹ.

Dẫn ra một chút như vậy để thấy được rằng, đó là tất cả những gì mà họ gọi là những thành tựu xuất sắc của nền văn học giải phóng miền Nam?!

Trong khi đó, phía đàng trong, chưa hề có nhà thơ nhà văn nào hạ bút viết những câu ngô nghê đến vậy, ca ngợi ông Thiệu, Mỹ đến vậy. Và cũng chưa có nhà phê bình văn học nào hạ bút tán tụng sự cẩu thả, ấu trĩ, non nớt của loại văn chương a-lô, cổ động cả.

Nhìn về “kẻ thù” thì phía đàng ngoài phân biệt ta địch rạch ròi với “lòng căm thù sâu sắc” và phải “nhắm thẳng đầu thù mà bắn”, rồi lại dẫn dắt cả bầy súc vật, côn trùng “ong đánh Mỹ, trâu đánh Mỹ” vào nữa… Còn nữa, hễ cứ mô tả người lính miền Nam thì lúc nào cũng cướp của, giết người, hãm hiếp, đốt nhà không hề run tay! Trong khi đó, người lính miền Nam nghĩ gì và viết gì về đối phương? Hãy đọc lại bài Nghinh Địch Hành của Hà Thúc Sinh:

Giao thừa đâu mà vội/ Hãy khoan đã chú mày/ Cứ đóng xa vài dặm/ Mà ăn uống cho say

Ta cũng người như chú/ Cũng nhỏ bé trong đời/ Có núi sông trong bụng/ Mà bất lực hôm nay

Chiến chinh trời cũng sợ/ Chỉ còn lại hai bên/ Vội vàng chicho cực/ Cứ thong thả nghỉ đêm

Vì nói thật cùng chú/ Trăm năm có là bao/ Binh đao saobiết được/ Sinh tử ở nơi nào




Nếu chú có cha mẹ/ Ta chẳng những người thân/ Còn mang thêm lắm nợ/ Với rượu và gió trăng

Chú cứ ăn cho đủ/ Mai chết sẽ chết no/ Ta cũng cần đêm cuối/ Từ giã gió trăng xưa

Có một nhà thơ “giải phóng” nào có được những câu thơ như vậy để có thể tự hào về tính nhân bản thấm sâu vào tâm hồn anh lính chiến, như cái cách người lính miền Nam ra chiến trường với “ba lô mang thêm hồn thơ văn” như Nguyễn Phúc Sông Hương và những chiến binh khác của miền Nam không?

...Vọng tiếng tù và vang dưới lũng

Chắc là địch lạc thổi tìm quân.

Đỉnh cao ta chẳng cần gọi pháo

Để cho người sống trọn đêm rằm.

Cũng cái cách đối mặt với đối phương trong một khoảng không gian và thời gian lãng mạn của tuổi trẻ, Trần Hoài Thư cũng có một chi tiết nhỏ tương tự như vậy trong truyện ngắn có tựa Viễn Thám: “Trung đội thám kích đang săn tin về một đơn vị Bắc quân mới xâm nhập vùng Trường sơn, đã không ngờ gặp một cặp bộ đội đang hát bên bờ suối. Quân thù đó nhưng người lính đã không bắn. "Tôi không thể chơi cái trò dã man như vậy. Tôi muốn người thanh niên kia, ít ra, có một giờ phút vĩnh cửu (...) Tiếng hát như nói lên những điều câm nín từ những con tim của tuổi trẻ Việt Nam.... Tiếng hát như dậy khỏi mồ, bạt cả gió, khiến rừng như thể im phăng phắc, lá như thể thôi lay động trên cành. Và ít ra, tôi vẫn còn hiểu rằng, mỗi người đều có trái tim. Và trái tim thì lúc nào cũng sống vĩnh cửu" (Viễn Thám).

Cái gọi là nền văn học giải phóng miền Nam giải thích như thế nào về các hành động của đối phương khi thả mỹ nhân, để cho người sống trọn đêm rằm hay người lính đã không bắn khi nghe tiếng hát như dậy khỏi mồ, bạt cả gió, khiến rừng như thể im phăng phắc…? Tôi nghĩ các ngài ở cục R. các chính ủy, các ban, các bệ của MTDTGPMN phải tìm cho ra các tên “tay sai bán nước” kia mà tặng huy chương, huân chương cho họ, bởi họ đã làm lợi cho quân giải phóng bằng cách làm thơ tuyên truyền không công cho “cách mạng”. Chính cái sự nhồi nhét, chính trị hóa văn học nghệ thuật đã biến cho dòng văn chương ấy không có hồn, không có trái tim, chẳng thể cảm nhận được cái đẹp ngoại giới chỉ vì hệ thần kinh mẫn cảm với cái đẹp trong đầu họ đã bị tê liệt, bị thay thế!




Và rồi, bên cạnh các nhà văn, nhà thơ cách mạng giải phóng, còn có hàng chục thi sĩ trốn lính, mà cũng không có gan lên rừng gia nhập giải phóng quân, thì lại dùng loại ngôn ngữ khẩu hiệu để sáng tác thơ. Họ gào rống còn mạnh hơn cả hệ thống tuyên truyền của mặt trận:

Mỗi tiếng hát lên đường, một mũi dao đâm

Tất cả hôm nay vững bền như núi thép

Đạp đầu quân bán nước xông lên

Trước mũi lưỡi lê tiếp lời ca chị Sáu

Trước họng súng hung tàn sôi sục máu anh Ơn

Đất nước lừng thơm ngày ta khôn lớn

Tiếng loa truyền sấm chớp bủa từng cơn

(Trần Phá Nhạc, Chúng ta đứng lên chung một tuyến hào, Đối Diện số 36, tháng 6/1972).

Sự thô thiển trong cấu, tứ như trên có thể liệt kê dài hàng ngàn cây số, nhưng với những nhà phê bình văn học “lỗi lạc” như Đăng Đàn, Lê Đình Kỵ, Như Phong… thì đó là sự góp phần làm rực rỡ nền văn học giải phóng!

 Trái với dòng văn học này, các nhà văn nhà thơ thuộc lớp trẻ ở khoảng nửa thập niên 60 và đầu những năm 70, tuy không có hội đoàn, tổ chức đứng bên cạnh “cầm tay sáng tác”, nhưng tất cả đã mở được cửa trái tim để ngắm cái đẹp trong chốc lát từ đối phương, giữa lúc đạn đã lên nòng, như nhà thơ mặc áo lính TQLC Linh Phương:

Chiều qua sém chết vì viên đạn/ Du kích bên sông bắn tỉa hù/ Cũng may gặp phải thằng cà chớn/ Thấy mặt ta ngầu bắn đéo vô.

Nhớ hôm bắt được em Việt cộng/ Xinh đẹp như con gái Sài Gòn/ Ta nổi máu giang hồ hảo hán/ Gật đầu ra lệnh thả mỹ nhân.

Mai mốt này đây nơi trận tuyến/ Gặp ta em bắn chớ ngại ngùng/ Cuộc chiến đâu dành cho nhân nghĩa/ Đời nào đạo lý với bao dung (Linh Phương – Hành quân).




Sự nói phét, chửi tục ta có thể bắt gặp, đầy rẫy trong thơ thời chiến, nhưng nó vẫn mang đậm chất thơ, rất thơ chứ không hề là “thơ thời sự”, không hề là những câu chữ dung tục. Đó là sự bất chợt, ngẫu hứng vì một hình ảnh, âm thanh… đẹp bất chợt xuất hiện, có thể xóa mờ đi nỗi uất ức, lòng thù hận, tủi hờn. Các nhà thơ trẻ miền Nam làm thơ giữa trận mạc chưa hề thấy có câu thơ nào như những câu của nền văn học giải phóng dẫn ở trên. Họ có phẫn nộ đấy, có căm ghét đấy, nhưng là sự phẫn nộ căm ghét trở thành mẫu số chung cho cả lớp thanh niên tham chiến của hai miền, không có sự hằn học sắt máu. Và đôi khi, nó lại phơi bày một cách trần trụi cảnh sống đang xảy ra chung quanh, giữa một xã hội hổ lốn, lụn bại; một sự thật được bóc trần khiến người đọc ngậm ngùi, chua xót:

Mấy năm trời giày da bẹt gót

Ngày lãnh lương về chợ dưỡng quâ

 Cám ơn những nàng má phấn môi son

Yêu ta vội vàng trước khi tiếp Mỹ

Con gái tiểu thư mơ toàn hoàng tử

Còn ai chia dùm con rận hành quân

…Em gái mười lăm đi làm đĩ Mỹ

Thằng nhỏ mười ba học đòi sát ngụy

Ma quỷ phương ngoài học xẻ Trường Sơn

Đất nước ta, cường quốc bán buôn

…Ta trèo lên cây hỏi rừng có biết

Có một nơi nào hơn ở Việt Nam

Có người lính nào bi tráng hơn lính miền Nam?

(Trần Hoài Thư, Ta lính miền Nam).

Sao lại là tay sai bán nước cho Mỹ mà lại dám chửi Mỹ thẳng mặt? Trong khi đó, lính giải phóng hay lính bắc phương có dám làm thơ chửi Liên Xô, Trung Cộng không nhỉ? Đây cũng là sự khác biệt giữ dòng thơ giả và dòng thơ thật.

Và, để khắc họa chân dung người lính hai miền, không có bài thơ nào đầy đủ hơn, bi hài, bi tráng hơn bài Chiến Tranh Việt Nam Và Tôi của Nguyễn Bắc Sơn. Xin chép nguyên văn để khép lại bài hí luận này và để cho các nhà phê bình văn học cách mạng giải phóng suy gẫm:


 Lòng suối cạn phơi một bầy đá cuội

Rừng giáp rừng gió thổi cỏ lông măng

Đoàn quân anh đi những bóng cọp vằn

Gân mắt đỏ lạnh như tiền sắc mặt

Bốn chuyến di hành một ngày mệt ngất

Dừng chân nơi đây nói chuyện tiếu lâm chơi

Hãy tựa gốc cây hãy ngắm mây trời …

Hãy tưởng tượng mình đang đi picnic

Kẻ thù ta ơi các ngài du kích

Hãy tránh xa ra đừng chơi bắn nheo

Hãy tránh xa ra ta xin tí điều

Lúc này đây ta không thèm đánh giặc

Thèm uống chai bia thèm châm điếu thuốc

Thèm ngọt ngào giọng hát em chim xanh

Kẻ thù ta ơi những đứa xăm mình

Ăn muối đá mà điên say chiến đấu

Ta vốn hiền khô ta là lính cậu

Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo

Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo

Xem cuộc chiến như tai trời ách nước

Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước

Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi

Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi

Suy nghĩ làm chi cho lao tâm khổ trí

Lũ chúng ta sống một đời vô vị

Nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau

Mượn trời đất làm nơi đốt hỏa châu

Những cột khói giả rồng thiêng uốn khúc

Mang bom đạn chơi trò chơi pháo tết

Và máu xương làm phân bón rừng hoang

(Tháng 9/2012)

Ng.~
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn