BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77463)
(Xem: 63329)
(Xem: 40777)
(Xem: 32395)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Những Chiến Công Bắt Cóc Và Bốc Phét

23 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 933)
Những Chiến Công Bắt Cóc Và Bốc Phét
51Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
3.52

Để mô tả một điều hoang tưởng như là có thật, người ta phải bốc phét.
Để bảo vệ điều hoang tưởng đã bị thế giới đào thải, lại càng phải gia tăng nói láo.

Có ai đếm được bao nhiêu lần CSVN nói láo suốt tám thập niên qua?
ĐTL



Câu trả lời dứt khoát là “Không!”.

Không một ai. Tính từ thời dân số cả nước chỉ tròm trèm phân nửa dân số hiện nay của Việt Nam.

Không bất kỳ một ai có thể đếm được số lần CSVN nói láo, tính từ cấp “thần tượng” ở phủ Chủ tịch xuống đến cấp dân phòng ở phường. Người ta chỉ có thể nhớ một số lần tiêu biểu nào đó mà chính mình có dịp chứng kiến hay nghe người thân kể lại điều họ tận mắt chứng kiến, chứ không thể kể ra hết, chép ra hết được. Câu tổng kết (và cả giải pháp) của một cố tổng thống VNCH về tính nói láo của người CS đã trở thành danh ngôn, thậm chí, trở thành chân lý, cũng là từ đó.

Nếu CSVN cần tuyên dương trước toàn đảng một vài đặc tính nhất quán, trước sau như một (mà không nhất thiết phải dẫn chứng khúc nhôi về sự thăng hoa đến tận cùng của mức độ “triệt để”), thì đặc tính nói láo đương nhiên phải chiếm vị trí đầu bảng, đứng trước cả đặc tính tham tàn/gian ác hay sở trường thủ tiêu/bắt cóc (rồi ngay sau những vụ việc tham tàn/gian ác hay thủ tiêu/bắt cóc, đảng lại nâng cấp trình độ nói láo).

Cũng không một ai có khả năng đếm xuể/kể hết các chiến công bắt cóc của đảng. Tính từ thời nhà văn Khái Hưng của Tự Lực Văn Đoàn hay hàng loạt chí sĩ yêu nước thuộc các tổ chức của cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh… kéo dài qua thời đức Giáo chủ PGHH Huỳnh Phú Sổ, xuyên qua chiến dịch Bắt Trẻ Đồng Xanh tập kết ra Bắc, cho tới nạn nhân trận Mậu Thân ở Huế, ngay cả nhà cách mạng lão thành Nguyễn Hộ, người thanh niên yêu nước Lê Trí Tuệ, blogger Điếu Cày, nhạc sĩ yêu nước Việt Khang, 17 thanh niên Công giáo/Tin Lành yêu nước ở Vinh cùng gia đình 3 mẹ con yêu nước ở Trà Vinh, cùng hàng vạn trường hợp khác nữa… và gần nhất là sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên, “mất tích” vì một bài thơ yêu nước.

Nối đuôi của các chiến công thủ tiêu/bắt cóc đó là hàng loạt những chiến công vu khống/mạ lỵ/nói láo hồn nhiên với nhân dân cả nước.

Sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên bị bắt cóc vì hai tội: Không mua hàng TQ và Làm thơ chống xâm lăng. Trước tiên, nhà nước chối biến việc bắt cóc Phương Uyên. Sau đó, nhà nước lại trâng tráo cho biết: “Khi nào tìm thấy tội sẽ gửi công văn về gia đình!”.

Có lẽ không còn cách nào khác rõ ràng hơn để mô tả chính xác chính sách bắt cóc nhân dân để ghép tội như lời trần tình này.

Đối với trường hợp 17 nạn nhân thanh niên Công giáo/Tin Lành ở Vinh và gia đình 3 mẹ con ở Trà Vinh cũng không khác. Họ là ai?

Đó là những thanh niên nặng tình với đất nước, dấn thân vì một tấm lòng xây dựng cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Họ xuất thân từ những gia đình nền nếp luôn làm điều tốt cho người khác. Họ có tay nghề cao sau khi tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học. Họ dành nhiều thì giờ làm các công tác xã hội như khuyến học, giúp đỡ trẻ khuyết tật và những người cơ nhỡ, kể cả những người muốn cai nghiện ma túy… Đặc biệt là với chủ trương chống nạo phá thai, họ đã tự tổ chức Trung tâm Bảo Vệ Sự Sống, cật lực giúp đỡ các thai phụ vượt qua hoàn cảnh; nuôi nấng những trẻ mồ côi từ khi lọt lòng; chôn cất những thai nhi vô phúc; và đạp xe hay tuần hành đi vận động mọi người bài trừ vấn nạn nạo phá thai. Nhìn những bức ảnh các thanh niên độc thân phái nam tận tình chăm sóc cho các hài nhi bất hạnh thì dẫu có sắt đá mấy người ta cũng không ngăn được nước mắt và lòng kính trọng. Nói chung là họ tự ý thức để sống lành mạnh, và tự lấp đầy khoảng trống phục vụ xã hội mà nhà nước đã làm ngơ.

Ngay chính bản thân họ cũng là những con người tự vượt qua hoàn cảnh. Phần lớn đều nghèo và ham học. Họ tự trau dồi kiến thức và giúp nhau thăng tiến. Họ tham gia những khóa học về truyền thông để tự phát huy cách vận động làm tốt xã hội.

Cũng qua phương tiện internet, họ tìm hiểu thêm về các thể chế chính trị có khả năng chăm lo đời sống xã hội tốt hơn XHCN, hoặc chí ít, có những vấn nạn xã hội ít hiểm nghèo hơn XHCN. Họ lại được biết thêm về hiểm họa mất nước về tay bọn bá quyền bành trướng. Họ tham gia kiến nghị ngừng khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Họ tham gia các cuộc xuống đường tuần hành chống tham vọng xâm lăng của TQ. Họ tham dự bên ngoài các phiên tòa áp án giáo dân Thái Hà, TS Cù Huy Hà Vũ… Họ bênh vực những người vô tội bằng lý trí, bằng chân tình và bằng hành động ôn hòa, với niềm tự tin cao độ rằng điều đó cũng là vô tội, bởi theo đúng hiến pháp và luật pháp của một quốc gia từng long trọng cam kết tôn trọng các công ước quốc tế.

Họ được gia đình hoan nghênh, bạn bè đồng hành và đại khối nhân dân yêu chuộng Tự Do – Sự Thật – Công Lý – Hòa Bình tán thành. Thế nhưng họ đã bị nhà nước bắt cóc để “tìm cho ra tội”.

Trước khi vụ việc được phân giải trước tòa và đặc biệt là trước công luận cả nước, dàn báo công an đã định hướng dư luận bằng cách tùy tiện gán ghép cho họ tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” như thế nào?

Nếu trang mạng quanlambao từng đẩy mạnh kỹ thuật tuyên truyền xám bằng cách sử dụng dữ kiện nửa thật nửa giả để chống nhau trong nội bộ thượng tầng đảng, thì ở đây, báo công an tận dụng sở trường tuyên truyền đen, tức là bất cần dữ kiện thật hay giả, kiểm chứng được hay không, cứ nói.

Những tác giả các bản tin ghép tội trên báo công an, kể cả Đường Loan trước đây, hay Mỹ Thanh-Ngọc Huy hiện giờ, đều nhận đơn đặt hàng từ công an, với:

  • Tội danh ghi sẵn, lắm khi là ngay trên tựa đề;

  • Dữ kiện lấy từ trí tưởng tượng hay từ kỹ thuật mớm cung/ép cung buộc nạn nhân phải nhận;

  • Lập luận ghép tội tùy nghi, và nếu cần cũng có thể thay đổi tùy nghi;

  • Ngôn ngữ xúc phạm nhân phẩm nạn nhân thoải mái, từ nhân xưng (tên/thị/y/kẻ/chúng/bọn/con mồi…) cho đến “đặc tính” của nạn nhân (kẻ lạc lối/hằn học/bất mãn/mê muội/mù quáng/phản bội/cực đoan/ngoan cố…).


Các “phóng viên” này chưa bao giờ tiếp xúc với nạn nhân hay gia đình/bằng hữu/luật sư của nạn nhân để quân bình dữ kiện/cách nhìn/đánh giá từ nhiều phía. Họ chỉ viết đúng theo “hồ sơ” của công an giao cho, rồi tự mỗi người thêm thắt ý kiến riêng của mình theo chiều luận tội của công an, dưới dạng một bản tin có ký tên của người có thẻ nhà báo.

Ngược lại, tác giả các bài báo đó không hề đả động gì tới trình tự bắt cóc tùy tiện của nhà nước đã vi phạm các điều 71 của hiến pháp 1992, hay các điều 80, 84, 85 của bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành, thậm chí vi phạm cả điều 9 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị mà nhà nước VN đã cam kết tôn trọng từ năm 1982.

Nghĩa là, nội dung những bản tin ghép tội này hoàn toàn thể hiện tính tự trọng trong nhân cách và cả nghiệp vụ báo chí của các tác giả ở một trình độ cực thấp: Nói láo theo đơn đặt hàng của công an mà không biết ngượng với lương tâm chính mình. Lại lưu ngay trên giấy trắng mực đen rất nhiều sơ hở về ngữ pháp lẫn lập luận. Và cũng không nghĩ chính đó là những bản án viết riêng cho tương lai của chính họ.

Trong khi tội trạng của người đứng đầu chính phủ là đã gây tổn hại cho đất nước hàng 40 tỷ USD (tương đương với 4 triệu căn nhà tình nghĩa có thể cấp cho 15 triệu dân nghèo), tức là một phương thức công khai, chính thức và hữu hiệu nhất để tự làm ruỗng mục cái “chính quyền nhân dân” này mà không cần lật đổ, và trở thành tiền đề cho tham nhũng hoạt động mạnh mẽ/thoải mái hơn để sớm làm sụp đổ chế độ… thì lại được xử lý nội bộ, và cả dàn báo thin thít câm lời.

Thêm nữa, so với thế hệ con/cháu/dâu/rể của những Nguyễn Phú Trọng/Tô Huy Rứa/Nguyễn Tấn Dũng/Lê Hồng Anh/Đỗ Mười/Lê Đức Anh v.v… chỉ biết vun vén cho vinh thân phì gia, thậm chí còn làm nhục quốc thể (điển hình là con trai Nguyễn Phú Trọng can tội hiếp dâm gái Nhật tại Tokyo) mà báo chí đua nhau im lặng… thì sinh viên Nguyễn Phương Uyên cùng 17 thanh niên Công Giáo/Tin Lành ở Vinh và gia đình 3 mẹ con ở Trà Vinh này phải cật lực trám đầy những lổ hổng xã hội mà dàn lãnh đạo Hà Nội “một trứng hai lòng” ở đây bỏ mặc… chỉ để bị bắt cóc/bị ghép tội tùy tiện và rầm rộ trên báo trước khi ra tòa.

Từ những đan xen nghịch lý này, người đọc rút ra được những kết luận gì?

  1. Cần phải đấu tranh mạnh dạn hơn nữa để chấm dứt tình trạng đảng viên mọi cấp thản nhiên đứng ngoài và đứng trên pháp luật để cai trị cả nước;

  2. Cần phải cảnh giác cao độ trước mọi cáo buộc của đảng và nhà nước đối với những người yêu nước xả thân vì một ngày mai tươi đẹp hơn cho xã hội và đất nước;

  3. Cần phải đẩy mạnh áp lực tranh đấu (cả trong và ngoài nước) nhiều hơn nữa cho mọi người yêu nước (bất kể là cá thể hay tập thể), đã và đang bị xử những bản án bỏ túi về tội yêu nước;

  4. Cần phải thực sự chấm dứt hiệu lực của Nghị định 31, không chỉ trên lời hứa trước khi gia nhập WTO năm 2006, mà là cả cái tập quán bắt người tùy tiện đến mức bị LHQ khuyến cáo;

  5. Cần phải làm rõ nhận thức đấu tranh (và tham gia tập thể đấu tranh) cho xã hội tốt hơn là chuyện bình thường, nhất quyết không để đảng và nhà nước tham tàn này bóp nghẹt sự bình thường đó bằng những bản án trù úm/đe nẹt chỉ nhằm mục đích biểu lộ tính khí ngoan ngoãn đối với thiên triều.


Công an nói riêng và đảng/nhà nước này nói chung, chỉ còn biện pháp sau cùng là làm cho nhân dân đau đớn để tiếp tục bốc phét mà giữ ghế cai trị. Có biết đâu là thời đại này đã khác. Nhân dân hiểu biết nhiều hơn cái “trí tuệ” giới hạn của chính lãnh đạo. Trò nói láo không có chỗ đứng nào nữa. Sự sợ hãi cũng đã bị vượt qua. Như một danh ngôn đáng ngẫm:
Nỗi đau chỉ là nhất thời – Niềm hãnh diện/tự hào mới là vĩnh cửu
Mohamed Ali (?)

Với tinh thần đó, những người yêu nước nói trên không hề đơn độc. Gia đình cùng bằng hữu vẫn tự hào về họ. Và đại khối dân tộc yêu chuộng Tự Do – Sự Thật – Công Lý – Hòa Bình vẫn đồng hành với họ:

Các Bạn Của Chúng Tôi Vô Tội!

23-10-2012 – Kỷ niệm 33 năm ngày Công bố Pháp lệnh Trừng trị các tội Xâm phạm Tài sản XHCN.

Blogger Đinh Tấn Lực

Theo http://dinhtanluc.wordpress.com/nhung-chien-cong-bat-coc-va-boc-phet/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn