BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73341)
(Xem: 62241)
(Xem: 39426)
(Xem: 31173)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Xung quanh câu chuyện của Lý Tống

02 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 1120)
Xung quanh câu chuyện của Lý Tống
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Dân mình thường hay có “cái tật”, khi phán xét một vấn đề, một sự việc thường hay lẫn lộn giữa tình và lý; không phân minh rạch ròi; lấy chuyện nọ xọ chuyện kia; cảm nhận theo quan điểm của mình rồi nhảy cỡn lên đi chê bai người khác.

Chuyện dễ thấy nhất mới đây là chuyện của Lý Tống. Về lý, rõ ràng Lý Tống là người phạm pháp, tùy theo mức độ, ông phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật. Dựa theo luận cứ bào chữa, hoặc là phạt tiền, phạt tù, tha bổng, bồi thường danh dự cho đối phương (nếu có)…

Báo chí lề phải và lề trái bình loạn sôi nổi trong nhiều ngày: Kẻ khen, người chê. Người thì bảo là anh hùng; lại có kẻ chê bai là hèn hạ. Phân biệt giữa anh hùng và hèn hạ thì thuộc về cảm tính, không dính dáng gì đến luật pháp. Nhưng luật pháp thì có qui định (nói chung) rõ ràng hơn; còn cảm tính thì bao quát, không qui định, phải bàn đến một phạm trù rộng lớn.

Nói đến hèn hạ và anh hùng thì cần phải đem mọi việc, mọi người, mọi không gian và thời gian ra so sánh vì việc làm của Lý Tống mang ý nghĩa thuộc về chính trị.

Chuyện xóa vết tích thuyền nhân, một việc làm của cộng sản để chạy tội là anh hùng hay hèn hạ? Chuyện trước đây chửi bới người Việt tỵ nạn rồi bây giờ quay lại nịnh nọt là anh hùng hay hèn hạ?... Có người còn bảo chuyện thuộc về quá khứ rồi, không nên nhắc lại làm gì. Đúng! Không nên nhắc lại làm gì những sai lầm rồi sửa sai thuộc về quá khứ từ thời còn là mồ ma cộng sản, nhưng cái mà người ta muốn nói đến là cái việc vẫn còn tiếp tục sai lầm trong hiện tại dẫn đến đủ thứ mọi tệ nạn xã hội và có thể mất nước như chơi nếu vẫn còn độc quyền, độc đảng, độc tài và độc ác như thuở nào.

Có người chê cách thức Lý Tống tấn công tên nhái con họ Đàm là không anh hùng. Thế thì chính họ bị ảnh hưởng đến những mẫu chuyện của kiếm hiệp. Hỏng lẽ đòi hỏi hai người phải đánh tay đôi, đấu súng, đấu dao, và luật pháp chắc chắn sẽ không cho phép điều đó. Thế thì tác động của sự việc cũng không còn mang ý nghĩa nữa.

Có người bảo chuyện của Lý Tống không làm …rụng đến cái lông chưng của ai (so sánh chủ quan, cảm tính). Nhưng tôi khẳng định và dám chắc một trăm phần trăm là có…rụng.

Việc làm của Lý Tống không thuộc trong phạm vi cá nhân, mà mang ý nghĩa bao hàm rộng hơn, nên không thể so ông với tên nhái con họ Đàm: Ai hơn, ai kém. Mặc dầu tên họ Đàm chưa hoàn toàn khẳng định là tay sai, hoặc hát bài hát theo kiểu tuyên truyền của cộng sản, nhưng người ta không muốn những ca sĩ có dính dáng với cộng sản đi ra hải ngoại hát hò một cách tự do trong khi ca sĩ nước ngoài về trong nước hát thì bị kiểm soát gắt gao và có khi bị ngăn cấm (ở đây không bàn đến chuyện “ngộ độc”, “dị ứng” văn hóa “đồi trụy”). Mặc dầu không hát bài của cộng sản nhưng là một cách thức tuyên truyền một chiều, chính hắn cũng có khi là vô tình không hay biết. Việc này phải đem hai ý thức hệ cộng sản và quốc gia, phải đem ý nghĩa của chính trị ra mà hơn thua đủ. Cũng có khi tên họ Đàm chỉ là nạn nhân.

Chuyện ông tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn (cũng lại là tiến sĩ!), thứ trưởng ngoại giao VN vừa qua cũng làm cho chúng ta thấy rõ thêm một vấn đề. Ông liên lạc với dân biểu Cao Quang Ánh để vận động qua Mỹ nói chuyện với người Việt hải ngoại và ông muốn giải thích cho những người “chưa hiểu (!?)” về tình hình Việt Nam, về cuộc sống -chắc cũng lại là nhân quyền theo kiểu VN- của người Việt trong nước. Nếu bắt chước, đổi lại, ông Ánh cũng có thể bảo với ông Sơn để ông được về nước nói lên cuộc sống, sự tự do, và những đòi hỏi, nguyện vọng của mọi người Việt hải ngoại để người Việt trong nước hiểu rõ hơn. Thế mới công bằng. Được trao đổi theo kiểu đó, tôi tin chắc rằng người Việt hải ngoại sẽ cổ vũ nhiệt tình và để cho ông Sơn đi ra nước ngoài diễn thuyết một cách tự do. Và lúc đó người ta sẽ có sự so sánh, thế nào là thành thật và thế nào là gian trá. Nếu thành tâm, thì chuyện này nên làm.

Tôi không dám nói là Lý Tống anh hùng hay hèn hạ, nhưng tôi biết chắc một điều, những người nhìn thấy cộng sản cai trị tiếp tục sai lầm trên quê hương thì việc làm của Lý Tống là một tiếng chuông, một sự hy sinh của riêng cá nhân ông mang nhiều ý nghĩa.

Nguyễn Dư
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn