BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73311)
(Xem: 62231)
(Xem: 39417)
(Xem: 31162)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nghị định số 28/2005/NĐ-CP về bảo đảm trật tự công cộng là vi hiến

26 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 1083)
Nghị định số 28/2005/NĐ-CP về bảo đảm trật tự công cộng là vi hiến
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng lấn chiếm biển Đông và bắt ngư dân nước ta khi đang đánh bắt trong vùng biển của mình.

Đứng trước nguy cơ giặc ngoại xâm, đồng bào yêu nước đã xuống đường biểu tình phản đối đồng thời bày tỏ quyết tâm bảo vệ Tổ quốc.



Thay vì khuyến khích nhân dân đấu tranh ôn hòa với kẻ thù thì nhà nước lại ra sức ngăn cấm bằng mọi cách. Căn cứ pháp lý để họ ngăn cấm là Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng.

Năm 2011 là năm có nhiều cuộc biểu tình bị đàn áp nhất nên đã gây ra tranh cãi về tính pháp lý của nghị định này. Nhiều người cho rằng nghị định này chỉ điều chỉnh việc tập trung đông người với mục đích không để biểu tình. Vì họ cho rằng trong nghị định không có từ biểu tình nào, mặt khác bản chất biểu tình khác hẳn với tập trung đông người đơn thuần.

Tuy trong nghị định không có từ biểu tình nào nhưng tại điều 8 quy định thủ tục đăng ký tập trung đông người lại bao hàm cả biểu tình.

Trích điều 8:

“Điều 8.Thủ tục đăng ký tập trung đông người ở nơi công cộng

1. Trước khi tiến hành các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng, tổ chức hoặc người tổ chức các hoạt động đó phải gửi bản đăng ký đến Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền. Bản đăng ký phải có các nội dung cơ bản sau đây:

a) Họ tên, tuổi, địa chỉ của người đăng ký; tên, trụ sở và các thông tin khác của tổ chức đăng ký;

b) Nội dung, mục đích việc tập trung đông người;

c) Ngày, giờ diễn ra hoạt động, thời gian kết thúc;

d) Địa điểm tập trung, đường đi, sơ đồ lộ trình sẽ đi qua;

đ) Tên của các tổ chức dự kiến tham gia và họ tên, tuổi, địa chỉ của người đại diện cho tổ chức đó;

e) Số người dự kiến tham gia; cờ, ảnh, phương tiện mang theo, nội dung biểu ngữ, khẩu hiệu (nếu có);”

Ngoài ra, tại Thông tư số 09 ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Bộ Công an hướng dấn thi hành nghị định ở mục số 4 quy định như sau:

Trích:

“4. Quy định về hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng

4.1. Hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng theo quy định của Nghị định số 38 và hướng dẫn tại Thông tư này là những trường hợp tổ chức tập trung từ 5 người trở lên tại các khu vực, địa điểm phục vụ chung cho mọi người như vỉa hè, lòng đường, quảng trường, cơ sở kinh tế, văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng; tại khu vực trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội hoặc tại những nơi công cộng khác nhằm mục đích đưa ra yêu cầu hoặc kiến nghị về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, gia đình, tổ chức hoặc nhằm đưa ra những yêu cầu, kiến nghị về những vấn đề có liên quan chung đến đời sống chính trị – xã hội, đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.”

Đến đây thì ta đã rõ, nghị định này thực chất là điều chỉnh vấn đề biểu tình nhưng không có một từ biểu tình nào mà được ngụy trang bằng “tập trung đông người”. Đây là sự đánh tráo khái niệm.

Chúng ta hãy tìm hiểu Hiến pháp về quyền biểu tình của công dân để chứng minh sự phi pháp của nghị định này.

Hiến pháp 1992 sữa đổi, bổ sung năm 2001 quy định quyền công dân như sau:

Trích điều 50 và điều 51:

“Điều 50

Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.”

“Điều 51

Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội.

Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định.”

Tại điều 69 Hiến pháp cũng đã quy định công dân có quyền biểu tình như sau:

“Điều 69

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”

Như vậy quyền biểu tình chỉ bị chi phối bởi Hiến pháp và luật, mà Hiến pháp thì quy định công dân có quyền biểu tình, luật điều chỉnh biểu tình thì chưa có do đó công dân có quyền biểu tình tự do (đương nhiên phải theo quy định của pháp luật, tức là không vi phạm các văn bản pháp luật khác). Cũng có người cho rằng chưa có luật biểu tình mà biểu tình là vi phạm pháp luật. Tôi cho rằng đó là ngụy biện vì chưa có luật quy định thì lấy cái gì làm thước đo để xác định vi phạm hay không?

Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất do đó Luật và văn bản quy phạm pháp luật khác nếu trái với Hiến pháp thì những điều trái đó đều không có hiệu lực thi hành.

Vậy mà những cuộc biểu tình những năm vừa qua đã bị chính quyền ngăn cản một cách trái phép lại còn vu khống là bị các thế lực thù địch giật dây. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 quy định quy trình ban hành khá chặt chẽ, trước khi trình Thủ tướng ký ban hành Bộ Tư pháp phải thẩm định tính hợp hiến, hợp pháp rồi còn chịu sự giám sát của Quốc hội. Vậy mà một nghị định quan trọng liên quan đến quyền cơ bản của công dân lại được áp dụng trên 7 năm nay một cách bất hợp pháp. Có phải cả hệ thống các cơ quan có thẩm quyền không biết hay cố tình để cho nghị định này tồn tại nhằm hạn chế quyền công dân?

Bây giờ trả lời nhân dân thế nào đây?

Khánh Hòa, ngày 25/7/2012

H.Q.H.

Theo Blog Nguyễn Tường Thụy
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn