BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73241)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tôi vẫn muốn tin

17 Tháng Mười Hai 200712:00 SA(Xem: 988)
Tôi vẫn muốn tin
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Về tâm lý học, con người thường tin vào những điều mình muốn tin. Nhưng sự thật đôi khi không làm hài lòng ý muốn đó.

Những điều tôi được tận mắt chứng kiến trong cuộc biểu tình ngày 16 tháng 12 năm 2007 vừa qua tại Hà nội là sự trải nghiệm quí giá về “phản trắc” của sự thật.



Tôi muốn tin lòng yêu nước phải được đón nhận khi Tổ quốc bị xâm lăng.

Tôi muốn tin chính sách ngoại giao quốc gia phải đặt danh dự của Tổ quốc lên hàng đầu trong khi duy trì, thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các nước.

Tôi muốn tin một đảng chính trị dù theo chủ nghĩa nào, lý tưởng nào cũng phải biết lợi ích dân tộc là tối thượng.

Tôi muốn tin một dân tộc đã trải qua nhiều cuộc chiến phải biết e ngại xung đột bạo lực.

Sự thật

Ngay từ sáng sớm trời còn mờ sương toàn bộ khu vực xung quanh đại sứ quán Trung quốc đã bị phong tỏa bởi hàng rào nhân viên công lực mặc sắc phục đen, xanh lá mạ, tấm biển cấm, hàng rào sắt.

Đoạn phố Hoàng Diệu trước đại sứ quán Trung quốc trở thành một không gian xanh, tĩnh lặng, an toàn nghiêm ngặt.

Khoảng gần 8 giờ sáng, nhiều thanh niên bắt đầu có mặt ở khu vực Điện Biên Phủ gần đường Hoàng Diệu với dáng vẻ âm thầm bí mật, bên trong áo khoác lấp ló màu đỏ, băng-rôn, khẩu hiệu cuộn tròn trong túi kín.

Nghe thấy cả tiếng nói vào máy di động gọi nhau đi ăn “lẩu Trung quốc” ở Hoàng Diệu, “ hôm nay nồi lẩu chắc to lắm!”. Các nhân viên công lực và thường phục càng dày đặc hơn. Có bạn trẻ cảnh báo “ có thể hôm nay họ làm mạnh đấy”.

Sau đó là cảnh các nhân viên công lực, nhiều người với khuôn mặt sát khí, xô tới, ngăn cản, xô đẩy vài thanh niên đang từ tốn tiến bước trên vỉa hè về phía đại sứ quán, nơi cách cổng đại sứ quán Trung quốc khoảng 100 m.

Hầu như chưa ai kịp trương khẩu hiệu, băng rôn mà sau đó tất cả đều bị giật mất bởi hoặc trước mắt những người mặc sắc phục cảnh sát nhân dân, những dòng chữ trên các băng-rôn, khẩu hiệu chỉ là “ Chống xâm lấn”, “ Yêu cầu Trung quốc tôn trọng Việt nam, chấp hành luật pháp quốc tế”, “Đừng coi thường Dân Việt nam!”.

Tiếp theo là những tiếng loa phóng thanh inh ỏi “ yêu cầu đám đông giải tán” phát từ các xe đặc chủng có chữ “cảnh sát” bám theo một dòng người tuần tự trên vỉa hè đang hướng xa dần khu vực Hoàng Diệu. Đi bên cạnh là lực lượng công lực sắc phục dữ dằn ép sát, im lặng không hưởng ứng. Rất nhiều nhân viên an ninh thường phục đi lẫn, đi theo, nhiều nhân viên rất trẻ như học sinh cấp 3.

Ý muốn bày tỏ sự phản đối của đoàn biểu tình trước cơ quan ngoại giao của của chính quyền nước xâm lấn đã bị Nhà nước ngăn chặn thành công. Tổ quốc đã bị xâm lấn và đang bị đe dọa xâm lấn nhiều hơn, nhưng lòng yêu nước của đoàn biểu tình đã không được Nhà nước đón nhận.

'Lễ độ với kẻ xâm lược'?

Danh dự Tổ quốc đâu còn khi chính sách ngoại giao của Nhà nước dành sự ngạo ngược, hăm dọa để đối đãi lòng yêu nước còn dùng sự nâng niu, lễ độ, từ tốn phản ứng với kẻ xâm lược.

Một điều rõ ràng, toàn bộ chính sách đối ngoại và đối nội của Việt nam hiện nay đều do đảng cộng sản Việt nam thiết kế và thực hiện. Như vậy, chỉ căn cứ vào phản ứng của Nhà nước Việt nam đối với sự kiện Hoàng sa, Trường sa, Đảng cộng sản Việt nam đã không đặt lợi ích Dân tộc, Tổ quốc là lợi ích tối thượng.

Nhiều khi đoàn biểu tình vang lên câu hát “ …đường vinh quang xây xác quân thù…Tiến mau ra sa trường. Cùng tiến lên. Cùng tiến lên”. Nhiều người dân ủng hộ đoàn biểu tình bằng thái độ rất muốn chiến với Trung quốc.

Việt nam sẽ đi về đâu khi vết thương chiến tranh vẫn còn nhức nhối lại cổ vũ cho một cuộc ra trận mới? Hơn nữa, trong tình hình hiện nay, không một nhà lý luận, một lãnh đạo quân sự tài ba nào dám cho rằng Việt nam sẽ thành công khi viện tới giải pháp quân sự.

Quốc gia Việt nam hiện đang lâm nguy trước ngoại bang và bế tắc trong vấn đề giải quyết. Bế tắc không nằm ở việc tìm giải pháp. Bế tắc đang nằm chính ở mối quan hệ giữa hệ thống cầm quyền ( giới lãnh đạo) với nhân dân.

Khi Nhà nước nắm mọi quyền lực đang có biểu hiện muốn che giấu, tảng lờ sự thôn tính của ngoại bang thì Nhân dân không quyền lực lại hết sức bức xúc, lo lắng.

Cùng xây niềm tin

Trong trường lịch sử của mình, dân tộc Việt đã biết bao lần phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn “ Hòa” hay “ Chiến”, nhưng chưa bao giờ giới cầm quyền lại có thái độ ngoảnh mặt, hắt hủi nhân dân trước vấn đề hệ trọng tới chủ quyền bờ cõi của tổ tiên như những biểu hiện đang xảy ra hiện nay.

Đất nước Việt nam đang có biểu hiện ở một tình thế khẩn cấp. Khẩn cấp không bởi chúng ta đã bị thôn tính về đất, biển, Hoàng sa và một phần Trường sa, vì với bối cảnh thế giới hiện nay sẽ không thể có một cuộc tấn công ồ ạt vào Việt nam như trong quá khứ.

Khẩn cấp bởi đất nước đang bị thôn tính dần từ bên ngoài và bị uy hiếp ngay từ bên trong. Mất một phần bờ cõi về tay ngoại bang liệu có kém hệ lụy hơn việc người dân không có quyền sỡ hữu đất đai do chính tổ tiên để lại?

Đất nước đang trở thành một mối lợi cho các thế lực nội xâm câu kết với ngoại xâm khai thác, bất chấp lợi ích dân tộc. Sự xâm lấn một hay vài hòn đảo chỉ là một biểu hiện. Sẽ khó giải quyết được việc đất nước bị thôn tính nếu không hóa giải được vấn nạn trong nội bộ đất nước.

Bộ máy cầm quyền dù lớn mạnh, phức tạp, chặt chẽ đến mấy cũng là tập hợp của các cá nhân với những suy nghĩ, tư tưởng không hoàn toàn đồng nhất.

Tôi muốn tin rằng trong số 14 ủy viên bộ chính trị, 181 ủy viên trung ương và khoảng 3 triệu đảng viên của đảng cộng sản Việt nam vẫn có những con tim thấy nhói khi danh dự Tổ quốc bị xúc phạm, có những bộ óc tỉnh táo để từ chối và chống lại âm mưu bán nước.

Tôi muốn tin rằng trong những tình huống lâm nguy mỗi người dân Việt nam lại nhận ra được bổn phận khẩn cấp phải lên tiếng, hành động để cứu nguy cho dân tộc. Tôi muốn tin rằng những người yêu nước bất kể chính kiến sẽ cùng nhau tìm hiểu để xác quyết thể chế chính trị dân chủ dung dưỡng mọi đảng phái, thừa nhận các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tôn giáo sẽ là cơ chế xây dựng một đất nước vững mạnh không chỉ bảo vệ được nguyên trạng lãnh thổ mà còn có thể lấy lại được những phần đã mất chỉ bằng những diễn biến hoàn toàn hòa bình.

Niềm tin có thể bị “ phản trắc” bởi sự thật trần trụi, nhưng có những tiến bộ, sự sống còn gang tấc chỉ đạt được khi người ta còn tin rằng vẫn có thể và tận lực cho niềm tin đó.

Bác sỹ Phạm Hồng Sơn
viết từ Hà Nội
17/12/2007
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn