BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73213)
(Xem: 62209)
(Xem: 39386)
(Xem: 31146)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cuộc xung đột đẫm máu không tránh khỏi?

17 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 936)
Cuộc xung đột đẫm máu không tránh khỏi?
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00


Khi tôi viết những dòng này vẫn khó dự đoán kịch bản nào sẽ xảy ra vào ngày 20 tháng Tư năm 2012.

Như chúng ta đã biết, từ sau Tết năm nay bà con nông dân liên tiCông an tìm cách ngăn cản khôngếp kéo về Hà Nội khiếu kiện đất đai.

Trong các ngày 22 và 26 tháng 3, số người khiếu kiện khoảng 100 người, thuộc Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) và Yên Vên (Hà Nội). Họ kéo về trụ sở của Mặt trận Tổ quốc, Văn phòng tiếp dân của quốc hội, Thanh tra Chính phủ, phản đối nhà cầm quyền "cướp đất của dân" để xây dựng khu đô thị Ecopark.



Quan sát các cuộc tập trung khiếu kiện này, qua trang mạng xã hội Facebook, tôi đã nhận định rằng, số lượng người tham gia quá ít sẽ rất dễ bị an ninh trấn áp và hốt lên xe bus khi muốn. Trong thực tế thì công an không chỉ bủa vây, mà còn trà trộn vào đám đông. Những chiếc xe bus hoặc xe chuyên dụng chở người cũng đã chực sẵn.

Ngoài ra, toàn cảnh khiếu kiện không toát lên được “chất lửa” sôi động của một cuộc tranh đấu đòi quyền lợi quyết liệt. Thiếu vắng băng rôn, khẩu hiệu lớn và những tiếng hô tập thể với các yêu sách. Các cuộc tập hợp có vẻ mang tính tự phát và thiếu sự tổ chức chặt chẽ, bài bản.

Tôi cũng lo ngại về thói quen tâm lý xin-cho và sự cả tin ngây ngô của nông dân vào những lời hứa của nhà cầm quyền, mà bài học gần nhất là vụ Đoàn Văn Vươn nổ súng ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Nếu tiếp tục tâm lý này và những điều đã nêu trên, bà con nông dân khó có thể giành được hiệu quả vì không tạo ra áp lực mạnh.

Rất đáng mừng là vào sáng ngày 10 tháng 4, số lượng nông dân tham gia biểu tình tại Hà Nội đã tăng gấp nhiều lần, tới khoảng một ngàn người và sự chuẩn bị hơn hẳn các lần trước.

Theo cụ bà Lê Hiền Đức, 81 tuổi, một cư dân ở Hà Nội, nổi tiếng trong việc giúp đỡ dân oan và chống tham nhũng, từng nhận giải thưởng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), thì tất cả nhờ Internet. Không ai đứng ra tổ chức, nhưng nhiều nông dân sử dụng rất tốt Internet, đã lấy nó làm phương tiện liên lạc, nối kết nhau.

Đối thoại hay đe dọa?

Ngay sau cuộc biểu tình, trong ngày 12/4/2012 đã diễn ra một cuộc gặp mặt được nhà cầm quyền gọi là “đối thoại” với nông dân.

Cuộc “đối thoại” được “hỗ trợ” bằng một đội ngũ chức sắc hầm hố bao gồm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, đại diện Bộ Công an kèm theo Tổng cục An ninh, Chủ tịch tỉnh Hưng Yên, các ban bệ liên quan từ tỉnh xuống huyện, cùng cảnh sát cơ động và công an đủ loại làm rào chắn trước trụ sở Uỷ ban huyện Văn Giang, nơi tổ chức.

Nhìn đội quân được trang bị vũ khí tận răng dành cho buổi "đối thoại" với những người nông dân lam lũ, hiền lành, cụ bà Lê Hiền Đức mỉa mai: “Các con mạnh khoẻ thế này thì nên tình nguyện đi bảo vệ biển đảo, bảo vệ ngư dân đi!”.

Ngay từ đầu, âm mưu “chia để trị” của nhà cầm quyền đã bị bà con phát hiện và phản đối. Giải phóng mặt bằng 72 héc-ta bàn giao cho chủ đầu tư không chỉ liên quan đến 166 hộ dân của một xã được mời tới “đối thoại”, mà là hai ngàn hộ dân của ba xã. Họ đòi tất cả phải được tham gia và có tiếng nói.

Công an tìm cách ngăn cản không cho cụ bà Lê Hiền Đức vào tham dự, đã bị bà con nổi giận, la ó, chửi rủa đến mức sau đó nhìn lên bàn chủ tịch đoàn thấy 9 chiếc ghế trống trơn từ lúc nào, vì “các quan chức rút đi đâu hết sạch”, chỉ còn bà chủ tịch huyện, cụ Lê Hiền Đức kể.



Theo cụ bà Lê Hiền Đức, cuộc "đối thoại" này đã "không giải quyết được gì" và nhà cầm quyền tuyên bố vẫn thi hành cưỡng chế vào ngày 20 tháng 4 này.

Truớc thái độ của nhà cầm quyền, bà con đã phát biểu mạnh mẽ hiếm thấy, nhắm chỉ trực tiếp tới chủ tịch huyện Văn Giang.

Trong videoclip được phổ biến trên Youtube, một nông dân nói:

"Với Thanh tra, Quốc hội chúng tôi đã làm việc nhiều lắm rồi. Cái trò này không thực sự. Đe doạ thì dân không sợ! Quyền lực là của người dân! Nếu cứ làm thì bà con nông dân sẵn sàng chiến đấu. Dân không sợ, khẳng định là dân không sợ chút nào!"...

"Bà con kêu lên một là sống, hai là chết", "người dân huyện Văn Giang đủ trình độ để đứng lên", "sẵn sàng đổ máu" và tình hình "nóng như lò than", cụ bà Lê Hiền Đức nói với RFI sau buổi gặp mặt này.

Cường hào, địa chủ đỏ

Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp có vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, chiếm tới khoảng 60% lao động làm việc.

Vậy mà đất canh tác bị thu hẹp dần với tốc độ chưa từng có trong lịch sử của nông thôn Việt Nam, do sự tràn ngập tới mức phí lý của quá nhiều dự án đô thị cao cấp và siêu sang trọng, những khu vui chơi, giải trí, sân golf... Mức cung bỏ xa mức cầu của một quốc gia gần 90 triệu người chỉ với tổng thu nhập quốc dân hơn 106 tỷ USD, xếp hạng thứ 127 trên 180 quốc gia về thu nhập theo đầu người (năm 2011, theo World Bank).

Trong khi đó, báo chí trong nước cho thấy, đội quân thất nghiệp của nông thôn ngày mỗi tăng đáng lo ngại, trong vài năm tới lên tới nhiều triệu người, họ phải di dân ra đô thị tìm việc làm, bổ sung vào tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị vốn đã cao gấp đôi, càng làm phức tạp thêm đời sống và an ninh xã hội.

Theo tờ “Bảo hiểm Xã hội Việt Nam” ngày 1/3/2012, tại Hà Nội trong năm 2011 có trên 16 ngàn người được xác định là thất nghiệp, tăng gấp 4 lần so với năm 2010. Hết tháng 2 năm 2012 số đăng ký thất nghiệp xấp xỉ 1.500 người. Còn tại Sài Gòn, số đăng ký thất nghiệp năm 2011 lên đến 105.737 người, tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Riêng tháng 1/2012, số người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp là 8.996 người, tăng 138% so với cùng kỳ năm trước và tăng đến 194% so với tháng 12/2011”.

Tuy nhiên, tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN dưới vỏ bọc “sở hữu của toàn dân” đã thâu tóm quyền sinh sát trong mua bán, chuyển nhượng, trao đổi đất đai vào tay các nhóm lợi ích, để đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản. Đất đai là phương tiện béo bở nhất để những tên cường hào, địa chủ mới làm giàu nhanh nhất, bất chấp những tác hại tới nền kinh tế nông nghiệp và làm tổn thương nghiêm trọng đời sống của hàng chục triệu nông dân bám đất - nguồn sinh lợi duy nhất của họ.

Trong bài "Vietnams Bauern wehren sich", đăng trên báo Thụy Sĩ “Neue Zürcher Zeitung” ngày 03/04/2012, Marco Kauffmann Bossart viết:

Các quan chức tham nhũng khó có thể chống lại sự cám dỗ là nhượng đất cho các công ty tài chính nhiều tiền hoặc các nhà đầu tư thay vì phân bổ đất cho nông dân. Tiền hối lộ cho họ rất hậu do giá đất tăng nhanh chóng. Những ai muốn thưa kiện tại tòa án đều có nguy cơ là đơn kiện bị từ chối bởi ngành tư pháp thiên vị, hoặc bản án không được thực hiện. Nông dân Vươn trong năm 2009 đã đạt được quyền ở lại (khu đất tranh cãi), nếu ông ấy hủy bỏ vụ kiện. Điều này ông Vươn đã thực hiện, nhưng ông ấy vẫn bị trục xuất (ra khỏi khu đất đó), thân nhân của ông (Vươn) cho biết điều trên. Một điều không ít xảy ra là các cơ quan nhà nước cũng đã sử dụng một lý do không rõ ràng là vì "lợi ích công cộng" nhằm kết thúc quyền sử dụng đất (của người dân) một cách nhanh chóng”.

Những người nông dân "ngẩng đầu lên chẳng thấy mặt trời, kiếp trâu cày chạy bữa đứt hơi, gãy xương sống mòn vai cứ khổ" (thơ về nông dân thời Pháp thuộc) đã từng là lực lượng quyết định giúp Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cướp chính quyền vào năm 1945, đã từng hy sinh biết bao con cháu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, để rồi nhanh chóng bị phản bội.

Thân phận của họ bị chà đạp đến tận cùng. Những tên “cướp chính quyền” trở thành những tên cướp đất trong thời đại mới, được hỗ trợ bởi đội quân công an đông đảo “còn đảng, còn mình”, sẵn sàng "cướp ngày, cướp cạn”! (Không phải “lực lượng thù địch" nào dùng những từ ngữ như vậy để nói xấu chế độ, như nhà cầm quyền rêu rao, mà chính người trong nước đã phải kêu lên, như cụ bà Lê Hiền Đức, và được biểu lộ công khai trên khẩu hiệu trong các cuộc biểu tình khiếu kiện).

Nhà thơ Bùi Minh Quốc, một người hiện sống ở Đà Lạt, đã bỏ đảng và cay đắng viết:

"Họ đâu ngờ

Sau lưng mình là máu đẫm trồi lên

Chiếc ghế

Có thằng con thoát chết vụ khui hầm

Trở về ngồi chễm chệ

Cái mặt nó bây giờ mới đạo mạo làm sao

Nói năng đứng ngồi quan trọng

Thâm tâm chỉ nghiền ngẫm cách nào

Cho mỗi ngày chiếc ghế thêm cao

Cao

 Cao

 Cao

Đến tận chỗ không còn nghe tiếng cuộc đời oan trái

Không còn thấy trên con đường gập ghềnh của tổ quốc đau thương

Có người mẹ tóc bạc chân trần oằn lưng

Dưới chồng đơn khiếu nại

Nặng hơn dãy Trường Sơn!"

Từ suốt hơn hai thập niên nay, bi kịch của những người nông dân bị tước đoạt ruộng đất trở thành hiện tượng nhức nhối, đau thương phổ cập trong xã hội Việt Nam. Dường như ai cũng nhìn thấy, cũng biết. Khắp ba miền, nơi nào cũng có cảnh tranh chấp, xung đột, đổ máu và chết người. Phụ nữ và trẻ em đã bỏ mạng bởi những viên đạn của những kẻ khoác áo “công an nhân dân”!

Tiếng súng Đoàn Văn Vươn hồi đầu tháng 1/2012 là khởi đầu của sự bùng nổ của mâu thuẫn quyền lợi và sự bất công vượt quá sức chịu đựng của người nông dân nghèo trên mảnh đất thấm mồ hôi, xương máu của mình trước hệ thống quyền lực bất nhân.

Tờ Dân Trí ngày 5/04/2012 viết rằng, “Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, sau sự kiện Đoàn Văn Vươn, lượng dân đổ đến các cơ quan hữu trách khiếu nại, tố cáo tăng 50%, trong đó tập trung thành những đoàn đông người tăng 30%, với 70% đơn thư tố cáo khiếu nại thuộc lĩnh vực đất đai” và “tính chất các vụ việc rất phức tạp, khiếu nại rất gay gắt”.

Kết luận

 Nhà cầm quyền nhất quyết sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, vào ngày 20/4, trước sự thách thức sẵn sàng đổ máu của nông dân? Họ sẽ ra bài gì hậu Tiên Lãng đây? Sẽ sử dụng công an, quân đội và nhả đạn vào những người nông dân đã và đang nuôi sống họ? Dùng bọn côn đồ của xã hội đen, như đã từng làm? Hay là cả hai?

Phải chăng nông dân đã bắt đầu ý thức được đây là sai lầm từ chế độ, từ hệ thống chính trị thối nát, chứ không phải chỉ từ những quan chức địa phương?

Với Tiên Lãng, nhà cầm quyền chỉ đối đầu với một gia đình nông dân, còn ở đây là hai ngàn hộ. Sẽ như thế nào nếu họ gắn kết với nhau và chiến đấu đến cùng, không sợ hãi?

Một “Thiên An Môn” Việt Nam sẽ xảy ra trên “cánh đồng bất tận”? Tất nhiên! Nếu xảy ra xung đột, chắc chắn máu sẽ đổ từ cả hai phía!

Liệu trong bối cảnh hiện nay nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sẽ nhắm mắt vứt lửa vào cái kho chất đầy thuốc nổ của sự phẫn uất và bất công ngút ngàn?

“Người nông dân nổi dậy” Văn Giang sẽ lật một trang trong chương mới của lịch sử Việt Nam?

Tôi không dám tin như thế! Nhưng biết đâu! Những con thú man rợ có bộ mặt người đã không dưới một lần say máu và ăn thịt chính con mình!

Nhưng nếu Văn Giang bị dìm trong bể máu hôm nay, thì sẽ ra sao với hàng trăm ngàn hợp đồng thuê đất kết thúc thời hạn trong năm 2013?

Ván cờ chắc chắn đang được cân nhắc, một bên là bọn bất lương, tham lam, tàn ác có đầy đủ phương tiện giết nguời, một bên là những người nông dân lương thiện, tay không tấc sắt. Kịch bản nào cũng có thể xảy ra.

Nhưng tôi nghĩ rằng, những người nông dân đã giúp ĐCSVN dựng nên ngôi nhà chế độ hiện nay, thì họ cũng hoàn toàn có khả năng giật sập nó, khi thấy mình thực sự bị quân phản trắc tống cổ ra ngoài, trở thành kẻ lang thang ăn xin. Chỉ cần họ phải nối kết mạnh mẽ, rộng khắp hơn nữa. Và biết tận dụng cơ hội.

Lê Diễn Đức

Theo Blog Lê Diễn Đức

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn