BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73326)
(Xem: 62237)
(Xem: 39424)
(Xem: 31171)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phan Rang đi dễ khó về

26 Tháng Chín 20168:04 SA(Xem: 4114)
Phan Rang đi dễ khó về
54Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.85
Tôi chỉ không phải anh hùng mà chỉ là thằng có tú tài bị động viên, vào lính qua nhảy dù để ra đường khỏi bị người ta ăn hiếp thế thôi. Mà ở dù là nơi đi du lịch có lãnh lương mà. Nên chỉ kể lại những gì đã gặp, đã thấy, đã trải qua mà thôi và có cả những chi tiết mà tôi chưa hề nói với ai bởi lấy đâu nhân chứng, không thì thiên hạ bảo khoe khoang, xạo ke thì tội thân này.

Tiểu đoàn 3 được không vận ra Phan Rang vào đầu tháng 4, sau vài ngày ở đồng bằng để đón bạn hữu từ Khánh Dương về chúng tôi được đưa lên núi bằng trực thăng. Khi tôi còn ở nhà, anh Tâm (mad) chỉ huy hậu cứ cứ thắc mắc “Ở chỗ quái quỷ nào mà bảo chỉ gởi bắp cải, đồ hộp và tiêu thôi. Kỳ vậy?”

Từ trên máy bay nhìn xuống phi trường Thành Sơn (Phan Rang) trước khi đáp, chúng tôi thấy rõ phi đạo đôi, dựa vào núi. Câu lạc bộ Sĩ quan Không quân ở đây rất đẹp, lớn, chung quanh toàn kính, ngồi trong nhìn ra phong cảnh tuyệt lắm. Ai cũng biết nước Việt nổi tiếng với tên “Tam Phan” đặc biệt khô hạn, lượng mưa ít ỏi hàng năm nên được “sở hữu” nhiều đồng khô hoang sơ mà Phan Rang là một (hai địa danh kia là Phan Rí và Phan Thiết), cho nên hành quân ở đây điều đáng lo nhất là nước. Nước uống còn hiếm hoi chớ đừng nói chi là nước tắm.
phanrangxua-phitruongphanrang1969
Phi trường Phan Rang 1969

An vị trên núi là 31 và 34 của tôi với sự dẫn của Thiếu tá Trương Văn Vân (Vân trắng) còn anh Trang ở dưới làng Du Long với 30, 32, 33 án ngữ dưới Quốc lộ 1, chận cổ họng hẻm núi này ngăn không cho kẻ lạ từ hướng Cam Ranh vào. Ở dưới đồng bằng thì còn ké được nước với mấy nguồn nước hiếm hoi chứ còn đám chúng tôi trên núi thì phải chờ thần tượng cõng lên. Mà có nhiều nhỏi gì, thoạt đầu 2 ngày mỗi Trung đội 8 thùng nước chứa trong thùng đạn Miligun của máy bay, sau rút xuống 4 rồi 2 cho mỗi lần nhận. Bãi đáp là bên chốt của chim ưng Minh (Sư đoàn 7 của Mỹ Tho về) nên bên tôi mỗi lần cõng nước cũng mệt hơn. Mấy chục năm sau mình mới biết nước hiếm chẳng phải vì không có nước mà thiếu xăng do những lý do không nói ra mà ai cũng biết! Do vậy nước dùng rất hạn chế, mỗi ngày chỉ dùng như khẩu phần.

Trong 8 ngày tôi để dành được một bi đông và một ca lưng để tắm. Tắm? Xa xỉ quá, mà vẫn phải tắm vì ngứa! Nghe ý định tôi tắm, anh em ngồi coi đích thân xoay xở với chừng ấy nước. Dễ thôi, rót nhè nhẹ nước từng giọt xuống, tới đâu kỳ tới đó, không xà phòng chi hết, lấy tay kỳ thật mạnh khi da còn ẩm. Cứ thế ca nước đó dội được 2 lần. Chắc ghét bẩn ra cũng được cả ký chớ chẳng ít, người đầy những sợi nhỏ như chỉ đen ngòm. Rồi nhờ một em trai tiền tuyến lấy bi đông xối nhẹ lên, còn tay mình thì đùa ghét bẩn trôi xuống. Bi đông miệng nhỏ nên tắm cũng ít hao. Chừa chút nước để tẩy xạc những nơi mà dòng nước “lớn” chưa đến được. Thế là bữa tắm cũng 2 “thành công tốt đẹp”! Nhìn xuống chân núi thấy sao phe ta sướng quá, có nước để mà... Còn trên này chỉ tòn là đá, đá và đá, có vài cây rừng hiếm hoi đây đó, nên ngủ thì cũng ngủ giường đá, còn tôi thì treo võng toòng teng gần cục đá to. Rảnh rang, cũng không có khỉ để xem may mà có tên mang theo quyển truyện ngắn Lá Vỡ Dưới Chân kể chuyện tình của cô gái một quan Không quân yêu phi công ngang và là bạn của cha mình, nên cũng đỡ buồn.

Ở được mấy hôm trên núi thì nghe tin là dinh Độc Lập bị ném bom. Kệ, ném bom ở đó chớ còn Phan Rang thì chưa sao, chẳng lo.

Rồi cũng vì hiếm nước, mấy em xin phép tôi hạ sơn tìm nước. Lý do quá chính đáng, tôi OK liền. Năm sáu tay mang súng đạn và những thứ gì có thể chứa được nước. Họ ra đi mà tôi xách ống dòm ra dõi theo để có gì còn tiếp ứng được. Hôm đó nước về, xài khá hơn một chút, uống cũng thoải mái hơn. Con suối nhỏ chỉ cách chân núi có vài chục mét, cách cổng làng Chàm hơi xa chút. Rồi một hôm tôi theo anh em vác súng hạ sơn đi tắm cho thoải mái. Có điều giặt đôi vớ máng trên cây rồi quên, làm tôi khốn khổ ngay ngày sau đó, phải đi giày không vớ.

Sáng sớm, em nó chỉ, thấy dưới làng có khói đen lên cao cuồn cuộn, nhưng không nghe tiếng nổ. Nhìn trong ống dòm thấy hàng người nối nhau ra khỏi làng như con rắn, chạy về phía núi. Báo động! Tức tốc tôi lên máy báo ngay với anh Vân chuyện này. Chút xíu sau anh gọi lại xác nhận là gia đình 3 đã bị tấn công, và bảo tôi cho người giữ đường yên ngựa nối qua các nhà với nhau, đừng để phần còn lại của gia đình 3 bị cắt đoạn từng khúc. Rồi chẳng có lệnh lạc gì thêm bởi trên núi cao không thấy quân, không nghe tiếng súng lâm trận thì biết đâu mà rờ. Thôi thì cứ ở tư thế “muốn có hòa bình phải chiến tranh” đi.

Quá trưa, tôi nhìn trong ống dòm xuống đoạn Quốc lộ thấy hai tháp (thực ra là ba tháp nhưng Tây nó chơi một cái để tìm kho báu, chẳng thấy gì nên thôi, nên còn hai) sừng sững cạnh quốc lộ và đường xe lửa. Trên quốc lộ 1 có 5 chiếc GMC phóng nhanh về hướng Du Long, tôi nghĩ rằng là của BĐQ, vì một hai hôm trước nghe phong phanh là họ sẽ đến để thay các thiên thần. Thế nhưng hơn một giờ sau thì đoàn quân đồ bông nào đó đi hàng một ngược trở lại trên đường sắt trong khi pháo ví theo xối xả, khói mịt mù như Phạm Duy trong bản Chiến Sĩ Vô Danh đã tả “mờ trong bóng mù, một đoàn quân thấp thoáng”, họ đi thoắt ẩn thoắt hiện, chắc di tản chiến thuật rồi.

Trời tối, nhìn xuống làng Chàm Du Long lửa đỏ rực. Chúng tôi chẳng làm gì được bởi không có một lệnh gì, một tiếng động nào cho đánh hay rút. Nhìn xuống dưới quốc lộ có rất nhiều ánh đèn xe từ hướng Cam Ranh tiến vào. Trên núi vẫn im ắng một cách lạ lùng. Sáng hôm sau nữa, dưới làng vẫn còn khói bốc lên.

Chờ thêm một ngày nữa thì cuối cùng rồi, anh Vân cũng đem 31 và 34 qua chỗ tôi để xuống núi. Và phải nói rằng từ lúc khói lên ở làng Chàm thì tôi chưa bao giờ nghe máy từ Trung úy Nguyễn Khoa Phúc (34) và Đại úy Nguyễn Văn Tường (31) lên máy nói với tôi tiếng nào (nhất là khi ở 1062 anh Tường qua máy xỉ vã tôi quá mạng mặc dù khác Đại đội). Hai anh này đều bị xử bắn trong tù cải tạo hết, anh Vân có than với tôi “Trời ơi, tụi nó bắn thằng Tường mà bắt tao đi coi!”

Xuống tới chân núi thì trời vừa sụp tối, Trung đội tôi xuống sau cùng. Anh em thấy thoải mái hơn vì gặp lại nhau mà quân cũng đông hơn cũng đỡ lo. Anh Vân nhìn tới nhìn lui một chút xíu rồi phán: “Lúc này tao chỉ còn tin có mỗi thằng Văn thôi”. Tặc lưỡi, anh nói tiếp, “Mày dẫn Trung đội lên núi lại đi, ở chỗ thằng Minh đó”. Lệnh thì không cãi nhưng tôi trả giá: “Đích thân cho gom tụi tôi 3 bi đông nước đi, rồi tôi lên”. Lịch máy bay tiếp nước đúng vào ngày bị tấn công nên đành chịu khát. Khỏi cần anh Vân ra lệnh, mấy Đại đội góp cho chúng tôi được 6 bi đông và ½ cho 32 người, mà không biết khi nào hạ sơn. Thế là bầu đoàn chúng tôi lặng lẽ quay lên núi mò mẫm đi trong bóng tối. Giời ạ, quân số thì 32 mà hơn nửa là tân binh vừa mới về tháng 12-1974 và 1-1975 chưa đụng trận lần nào! Đến nơi thì trời đã khuya rồi.

Ở tới ngày thứ hai thì khoảng 9 giờ sáng, thấy bên phía chỗ ở cũ bên kia, có ba bóng người len lỏi. Qua ống dòm tôi thấy rõ là nón cối và áo choàng. Tôi bốc máy gọi chấm mục tiêu xin nấu phở một tràng, ngay lập tức phía bên kia tiếng Trung tá Trí, nghe được tiếng đích thân là nhờ hồi ở Hiệp Khánh thầy dẫn tụi tôi dạy phản pháo nên quen giọng, vậy thôi. Câu đầu tiên tôi nghe là “Trời ơi, giờ này sao còn ở đó?”. “Chớ ở đâu bây giờ? Đâu có ai sai bảo gì đâu mà biết”. “Thôi được”. Và trái đạn đầu rơi hơi thấp. “Lên 50!” Đùng! “Mục tiêu”. “Rồi, tôi cho anh 3 tràng!” Rồi tiếng ổ ầm ầm vang lên, bụi khói mù mịt” Phải nói rằng khi gọi xin phở tôi có hơi lớn giọng, mấy thằng em bảo tôi nhỏ tiếng kẻo “tụi nó nghe”. Nghe gì mà nghe, cách nhau mấy trăm mét bên núi kia mà. Xong, đích thân Trí lại tiếp tục “Rồi, anh về ngay phía nam càng nhanh càng tốt. Tôi cũng dọn dẹp đồ đạc đây, hết thuốc đốt rồi!” Tôi phân vân, về phía nam thì được rồi, nhưng ai cho đi? Tiếng anh Phúc “Ông nói chuyện trên máy với ai đó?” Tôi chỉ ngắn gọn “Với đích thân lớn hơn mình, hỏi đích thân mình đi”. Chắc là anh Vân xác nhận nên tôi không bị hỏi nữa. Rõ ràng là mọi đích thân đều nghe chúng tôi đàm thoại mà.

Trời sụp tối, anh Vân gọi hết xuống, tôi xin chậm một chút để gài lựu đạn. Anh em vừa xuống hết chân núi thì nghe trên núi hai tiếng lựu đạn nổ vang. Anh Vân: “Đi! Về phi trường!” Lẩn đi trong bụi rậm, dò dẩm giữa bóng đêm, tránh xa Quốc lộ 1 càng tốt khi bên tai còn nghe tiếng xích xe tăng lăn trên đường rổn rảng xa xa, còn trời thì rầm rỉ tiếng máy bay vận tải chơi “bom” palette xăng có ngòi nổ ném xuống để làm 4 chậm bước tiến của kẻ thù được chút nào hay chút đó. Chắc cũng hết bom, hết đạn rồi sao mà chẳng thấy F5 hay A37 lên vùng lúc lâm chiến ban ngày hổng biết?

Len lỏi bước đi trong đêm rồi cũng phải khát nước, dù so với di chuyển ngày thì đỡ hơn nhiều. Nhưng qua biết bao nhiêu là lạch suối, có cái mà lòng cũng sâu lút đầu người mà chẳng thấy nước đâu cả. Cứ lầm lủi theo nhau mà đi hết giờ này đến giờ nọ. Rồi cũng tới lúc nghỉ chân tạm, khoảng gần 3 giờ khuya. Nghe mấy tay Trường sơn (tôi quên tên Trung sĩ này rồi) gọi vài thằng đi theo đào hố kiếm nước. Cũng may, cát cũng dễ đào và cũng có nước. Chuyền tay nhau cái chất lỏng ít ỏi đó mà uống, nghe trong miệng lạo xạo cát, không kể sạch dơ gì. Không uống thì chết liền mà được uống chắc cái chết cũng đến mà lâu hơn, nên kệ, có nước là quý rồi. Tay Trường sơn này còn dặn mang ca nước cho Thiếu tá Vân uống. Bớt khát ngồi nghỉ dưới bụi cây thấp lè tè tôi mới xem lại mình. Ba lô vẫn trên lưng, súng vẫn cầm tay nhưng cái ống dòm 16 đi-ốp đeo bên hông rơi mất tiêu ở bụi nào rồi. Chắc ngoài tôi giữ nó nên biết mất chớ chả ai để ý đâu.

Về gần đến phi trường Phan Rang thì trời hãy còn tối lắm. Gần hơn thì trời đã chạng vạng, lúc đó mới nhìn thấy cách Không quân phòng thủ phi trường tuyệt diệu. Hai chiếc trực thăng bay vòng vòng xả đạn xuống vành đai phi trường, hết đạn có hai chiếc khác thế vai cho đến khi sáng tỏ.

Còn cách rào phòng thủ phi trường hơn trăm mét thì trời đã sáng. Chúng tôi thấy lố nhố trên các chòi gác quân ta đang nhỏm dậy lăm le súng nặng vì thấy lính dù đến, mà đông nữa. Họ nhìn ra đồ bông nên chưa nổ súng mà chờ đợi. Mọi người đứng lại nhìn nhau như tự hỏi “làm gì tiếp”. Tôi đang ở hàng đầu quay lại thấy hai Đại đội trưởng đang im lặng chờ nhau. Tôi nói “Thôi, để tôi, trước sau cũng phải có người ra mặt. Nhớ yểm trợ tôi nha”. Bỏ ba lô ra, buông súng giơ tay đi vài chục thước để có thể nói chuyện với nhau được. Úi dà, không phải Không quân mà là Bộ binh mang phù hiệu của Sư đoàn trên Cao nguyên giữ tuyến. Thấy tôi dường như các chiến hữu kia cũng thở phào nhẹ nhõm, mà mình cũng vậy. Tôi hỏi “Mấy anh biết đường nào băng qua rào vào trong không?” Họ chỉ mấy lỗ rào nhỏ sạch cỏ: “Thấy Không quân họ chui vào ra đường này không hà. Tụi tui ở Sư đoàn di tản về đây nên không rành lắm”. Trời ơi, hàng rào phòng thủ nào mà không có mìn? Mà cả hai trăm người bò qua tránh sao không có kẻ vướng, chết chùm hết. “Thôi, không được đâu, mấy anh biết lối nào khác không?” Họ chỉ lối đi và thòng thêm câu: “Cửa sau phi trường nhưng không biết còn nguyên vẹn không?” “Thôi được, cám ơn mấy anh, tụi tôi đi, chúc may mắn!”. “Chúc may mắn !”

Quay lại trao đổi vài lời với các thiên thần nhà mình rồi hàng một thẳng bước. Cổng sau kia rồi, may cũng còn nguyên, có một chiếc xe tăng ở đó. Vừa vào hết trong vòng rào phi trường, đang còn lội bộ dọc theo con đường tráng nhựa nội bộ để ra cổng trước, cổng Tháp Chàm, thì được báo đích thân Phước, Tư lệnh phó sắp xuống bằng máy bay. Một chiếc Dakota không số hiệu, không logo quốc tịch chuẩn bị đáp xuống. Đúng thì bị pháo kích, không phải vào mình mà vào phi đạo dữ dội. Chiếc máy bay dù là là ở phi đạo cách đất chừng vài mét cũng không thể đáp xuống, rốt cuộc rồi cũng phải bỏ đi. Chiếc máy bay mất hút thì trận pháo cũng ngưng.

Đến cổng trước, tại đây vẫn còn đầy đủ một Jeep QC với Quân phục làm việc đầy đủ đứng trấn giữ và cửa ra vào đóng. Lúc này mới hay là Tiểu khu Ninh Thuận đã thất thủ hôm qua! Đơn độc chỉ còn lại phi trường với những gì có bên trong là còn đứng vững. Và chúng tôi cũng không ai hay biết mấy ông Tướng đang họp ở căn phòng sát bên.

Nơi dừng chân gần cổng trước, một khoảng đất rất rộng dư sức để 2 Đại đội chia ra ngồi. Hỏi QC chỗ lấy nước thì họ chỉ. Ngay sát cửa cổng là vòi nước máy, chảy rất mạnh. Anh em đua nhau hứng và rửa ráy. Anh Vân và tôi cũng tắm táp rửa ráy qua loa và anh gọi tiền trạm 3 bảo mang đồ hộp đến: “Vét hết những gì đang có!”.

Nghỉ ngơi được một chốc. Đang xớ rớ thì bỗng những âm thanh kỳ lạ vang lên mà những ai đã nghe và thấy cảnh này sẽ không bao giờ quên. Đầu tiên là một bầy trực thăng như chuồn chuồn đồng loạt lên ào ạt cùng lúc, không báo trước ra khỏi vành đai phi trường, tạt chút xíu qua phía núi rồi vòng ra đi luôn. Tiếp đến là mấy chục F5 và A37 đồng loạt tống hết ga lên khỏi mấy nóc nhà, vọt thật nhanh lên cao vào mây. Cuối cùng là tiếng động cơ ù ù của bầy bà già L19. Tất cả diễn ra rất nhanh, như bầy chuồn chuồn vào lúc gần Tết cùng nhau đi tìm bạn trên đồng. Tới lúc này tôi cũng chưa biết chuyện gì đang xảy ra.

Và chiếc GMC của gia đình 3 tới, đậu lại cách chỗ tôi đứng hơn chục thước, trên thùng chất rất nhiều thùng đồ hộp, tài xế là một trường sơn của 32. Nhưng thay vì hai tên tiền trạm lại trình diện anh Vân thì lại thấy họ bước đến đầu xe xem xét và lắc đầu. Thấy lạ tôi tới hỏi: “Sao vậy?” “Bị tụi nó bắn bể két nước rồi”. “Ai bắn?”. “VC”. “Làm như VC vô tới rồi vậy”. “Ông quay nhìn phía sau đi”.

Những ai đã xem phim trắng đen Hai người đàn bà (Deux femmes - Two women) do Sophia Loren và J. P. Belmondo thì đã thấy cảnh đoàn Quân xa đủ loại trên đường vào Ý thì lúc này nó y vậy. Đủ mọi thứ xe, kể cả Honda cá nhân đang lũ lượt tiến tới phía chúng tôi, tức phía cửa phi trường.

Quay ngay trở lại 34 tôi ra lệnh: “Ba lô lên vai! Sẵn sàng di chuyển!”. Tôi mang vội ba lô, vớ lấy súng rồi tất tả đến chỗ anh Vân đang phanh ngực áo ra ngồi quạt, tôi cười cười và hỏi : “Thiếu tá bảo tiền trạm lấy đồ hộp ra phải không?” “Chứ sao mậy! Tao tính dẫn tụi bây đi bộ về Phan Thiết, không đồ ăn thì chết đói sao mậy!” Tôi cười: “Tiền trạm tới rồi nhưng bị bắn bể két nước xe”. Cũng như tôi, anh Vân nói “Mầy làm như VC vô tới rồi không bằng”. “Đích thân nhìn con đường mình vừa đi đi!”. Anh Vân vừa thấy đoàn xe lũ lượt từ từ tới giật mình : “Báo động ! Chuẩn bị di chuyển, mày về tập họp 34 mau”. “34 của tôi đã sẵn sàng theo lịnh Thiếu tá”. “Mày dẫn đầu đi! Tao báo thằng Tường (31) theo liền!”. Tôi ra hiệu 34 thẳng ra cổng lúc này QC vừa mở bung ra. Được chừng vài bước tôi chận một chiếc Jeep lùn Không quân mui trần do một Trung úy mặc đồ bay cầm lái, trên xe lúc nhúc là lính tráng cỡ 10 người, có cả 2 người ngồi bên vè trước phía trái: “Trung úy cho tôi ké với”. Mỉm cười, tay Trung úy tài xế nói: “Tiếc gì, nhưng anh thấy nhét vô ngồi được chỗ nào thì xin mời”. Ôi thôi, làm sao mà chen lên đây ?Tôi cám ơn rồi tiếp tục dẫn quân đi tiếp.

Vừa khỏi cổng thì thấy phía cánh trái, cách chúng tôi không xa thì Thiếu tá Thành TĐ 11 đang ở vị trí khinh binh số 2 dẫn gia đình đi ngược lại và bằng lối khác để vào trong. Tôi không hiểu gì cả! Bỗng anh Vân gọi giật lại, “Chờ, tụi Thiết giáp cho cho mình quá giang, mà chỉ dù thôi”. Một đoàn M113 dừng lại chở tụi tôi. Leo lên được xe, tháo ba lô ra trong lòng thật khoái chí, đỡ đi bộ. Vừa mới rồ ga lăn xích được chừng vài mươi mét thì nghe mấy tiếng AK nổ, đoàn hỗn quân tháo chạy phía trước náo loạn, xe cộ dừng lại. Nhìn trên tháp Chàm, chỉ có 2 áo kaki vàng cầm AK bắn xuống đám đông, tôi bảo viên Đại úy thiết giáp trên xe: “Có 2 thằng ở trên tháp chỉa xuống thôi, lấy cây đại liên chơi lại liền, súng tôi bắn không tới !” Câu trả lời khiến tôi ngẩn tò te, cụt hứng: “Súng làm cảnh, tháo cơ bẩm rồi, hết đạn, xe chỉ chở với nước và xăng thôi, ông không thấy a?” Hèn gì, “chỉ chở nhảy dù” để nhờ hỏa lực phe ta, chớ chẳng tốt lành gì. Tôi cũng lấy M16 ra tính đáp trả thì một tiếng nổ lớn, 34 nhà ta có người chơi một phát không giật 90 ly về phía hai tên áo vàng trên lưng chừng tháp. Chính vì phát đạn này mà tình cảnh trước mắt tôi thật vô cùng lộn xộn, người ta tán loạn, xe cộ dạt ngang dạt dọc khiến không biết đường tiến thoái. Chiếc M113 tôi ngồi cũng bỗng rồ máy lên rẽ trái băng vào hẻm nhà dân. Chỉ còn biết vớ chặt một chỗ bám khỏi rơi xuống khi nó băng qua bất chướng ngại nào.

Xe chạy qua một hẻm nhà nhỏ xíu, một bà già đứng bên trong chửi vọng ra: “Tổ cha mày, sập hầm chết hết con nít kìa!” Theo tay bà già chỉ tôi thấy căn hầm nhỏ chữ A có mấy đứa trẻ đang ngồi lúc nhúc bên trong, mặt quay ra cửa hầm đầy vẻ sợ hãi. Mà hầm chắc thật, không sao cả. Được một lúc, tới quảng trống xe ngừng lại, họ bỏ xe tản đi hết. Tôi gọi 7 lại bảo họ chỉ cách lái, nhưng một phút đồng hồ chỉ dẫn thì tôi đành bó tay. Chiếc ba lô văng khỏi xe từ lúc nào, giờ tôi chỉ còn dây ba chạc, 3 băng đạn và 2 hộp thịt ba lát, một bi đông đầy nước, bản đồ, la bàn trên người - chỉ chừng đó thôi. 1.200 tôi nhét lon Guigoz để trong ba lô coi như xong.

Lúc xe phóng bạt mạng, không định hướng được mình đang ở nơi nào, mà mọi người cũng bỏ đi hết, tôi tần ngần một lúc trước khi quyết định đi tiếp. Một ông già áo bà ba đen chất phác đến gần tôi giúp ý: “Ông về biển Ninh Chữ đi, quê ông Thiệu đó, có tàu đón”. Tôi cám ơn và nói “Cháu biết, nhưng không rõ nó đã mất hay chưa ? Mà đó là hướng về phía Bắc!” Ông già cũng đồng ý vậy và chỉ tiếp cho tôi hướng đi mà ông thấy nhiều lính đã đi về hướng đó. Sau này gặp lại anh Vân ở hậu cứ gia đình ở Long Bình mới hay ảnh ra được tới đó nhưng xe tăng địch tràn ngập rượt chạy chí chết.

30thang4phanrang-16041975
Phan Rang
Tôi đến một xóm nhà. Sau lưng xóm này là một cánh đồng vừa mới cày, vào nước, bùn đầy ắp. Tôi gặp một viên Đại tá Bộ binh (không còn nhớ là đơn vị nào) mang một ba lô căng đầy, tay cầm XM 18, lưng mang súng ngắn. Ông ta nhìn tôi, tôi nhìn ông ta, không ai nói với ai lời nào, chỉ nhìn vào cánh đồng phía trước. Rồi ông trước, tôi sau, cách nhau chừng vài mươi thước, bước chân vào đám bùn đó. Bùn ngập đến ống quyển nên giở chân bước rất khó. Hì hục mãi mà vẫn chưa đến bờ đê bên kia. Bỗng tiếng súng AK vang lên, đạn rơi chéo chéo tung bùn đất cách tôi vài mét. Tôi ngoái đầu lại thì cách tôi chừng vài trăm mét, một tên áo kaki vàng (lại kaki vàng) ngồi chồm hổm trên bờ đề, sát xóm nhà đang bắn về phía tôi. Giữa đồng trống, chẳng chỗ nào để núp tựa lại chống trả, đành phải cố hết sức thoát ra thôi. Càng cố sức thì bùn như cố tình kéo lại, mệt lã người cũng chẳng nhanh hơn được bao nhiêu. Nhủ lòng “Kệ, tao mệt quá, mày bắn trúng thì tao nằm lại chớ làm gì khác được đâu, từ từ mà đi”. Tôi không hiểu tên xạ thủ kia bắn dở như tôi hay cố tình mèo vờn chuột mà hắn cứ tà tà thay băng đạn, bắn rỉ rả theo cho tới khi tôi qua được gần bờ bên kia thì ngoài tầm đạn.

Lên được bờ, ẩn ngay vào bụi cây thấy tôi nhìn lại chỗ tên bắn mình thì thấy hắn đã bỏ đi. Đứng lên tôi nhìn quanh, chỉ còn một mình mình, viên Đại tá cũng thoát đi rồi. Tiến tới một dòng suối nhỏ rửa ráy tay chân, ngồi ôm súng nghĩ ngợi sẽ đi theo hướng nào thì thấy TSI Hiệu của 34 tôi từ phía bờ kia trờ tới. Tay Hiệu già này đi lính cùng ngày, cùng về đơn vị chung với Đại úy Nguyễn Hữu Viên nhưng rồi một người là đích thân còn người kia chỉ mới tới HSQ. Hiệu nói với tôi: “Tôi vừa nói chuyện với ông Tướng, ổng vui vẻ bảo đi theo để ra tàu đón mình về”. Tôi cười: “Ngon ha, anh mà nói chuyện với ông Tướng”. Thấy tôi không tin, Hiệu bỏ đi sau khi nói “Ông không tin thì thôi”.

Trong khi chờ ống quần khô, thì lần này sự ngạc nhiên tôi bắt đầu lộ ra, các Sĩ quan mang phù hiệu “Cư an tư nguy” của Trường Bộ binh xuất hiện. Quái, cơ hữu Trường Bộ binh làm quái gì ở đây, mặt trận Phan Rang này? Mấy vị này đi qua nhìn tôi không nói gì nhưng có vẻ không vui. Rồi tiếp sau là người mà anh Hiệu vừa nói, trong cái quần rách đường chỉ dài phía trong sắp sửa băng qua suối với 3 sao trên ve áo và bảng tên Nghi. Chúng tôi nào biết Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi rời Trường Bộ binh làm Tư lệnh tiền phương Phan Rang đâu, vì như đã nói, không có một lệnh trực tiếp nào đến với tôi từ lúc gia đình 3 bị tấn công tới giờ, nên chẳng biết gì hết trơn. Tôi lập tức chào. Tướng Nghi chào lại rồi vui vẻ bảo: “À, Thiếu úy! Em theo qua nha, rồi mình ra Ninh Chữ lên tàu về Saigon”. Chiến hạm đó, khi còn ở trên núi tôi đã nhìn thấy qua ống dòm, cứ lờ lững ở đó cho tới ngày hạ sơn tôi thấy nó vẫn còn đó, nhưng không biết giờ này nó vẫn vậy hay không. Tôi lặng lẽ theo Tướng Nghi ở phía sau một đoạn.

Tới chỗ dừng là một khoảng vườn kha khá rộng, và lẽ dĩ nhiên dân dù đông hơn các thứ lính khác. Tôi nép vào một gốc cây tránh nắng cạnh một tên người Bắc thuộc P7 TTM và lặng lẽ nhìn chung quanh. Thấy tôi, anh em gia đình 3, mà đông nhất là 34 đến ngồi gần đó, có cả “Chuẩn úy muôn năm” Ngô Bé, khóa 6/69, người phi công mắc tội lớn bây giờ thuộc 32. Ngô Bé từng làm “cố vấn” Trung đội cho tôi khi tôi còn ở 32. Đếm người gia đình 3 thì được 18 người kể cả tôi. Đại tá Nguyễn Thu Lương thấy tôi bèn đến hỏi: “Tiểu đoàn 3 đến đây được bao nhiêu người?” “Dạ thưa đích thân, 18, có 2 Sĩ quan”. “Ai cấp bậc lớn nhất?” “Dạ thưa, tôi!” “Vậy giờ anh là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3, anh em nghe rõ chưa?” Úi chào, chưa có ai lên chức nhanh bằng tôi, từ phó Đại đội kiêm Trung đội trưởng nhảy ngay lên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 18 người có đủ cả thường vụ. Nhiệm vụ tôi được đích thân giao rõ ràng : “Tập họp và nhận dạng các Quân nhân của TĐ3 và chờ lệnh theo hộ tống cùng đoàn quân triệt thoái”. Tôi đứng nghiêm chào đích thân mà tự cười trong lòng. Chắc là ông Lương còn nhớ mặt tôi khi đến TĐ3 giữa đêm, trước khi ra Phan Rang, để gặp anh Trang mà tôi là Sĩ quan trực hôm đó, nên đã đến thẳng chỗ tôi ngồi mà không hỏi han ai hết.

Chỗ tôi ngồi không xa bộ chỉ huy và thấy rõ mọi động tĩnh ở đó. Trời đã giữa trưa, tên P7 đem ra lon sữa hộp cho vào ca nước nấu lên trên ngọn lửa không lớn hơn lon sữa bò, tôi hùn hộp thịt. Nước chưa kịp sôi thì có người ở bên LĐ2 đến bảo dập lửa. Chẳng sao, uống cũng được mà, chẳng chết ai hết. Tôi thấy lính LĐ2 mang đến hai dĩa cơm gạo sấy nóng hổi, trên đó là đùi gà cho Tướng Nghi và một người mặc đồ bay hói đầu mang một sao mà sau này về tới hậu cứ TĐ3 mới biết là Tướng Sang, Không quân. Tướng Nghi là dân Bộ binh, chuyện ăn uống ở chiến trường 9 là điều bình thường, còn Tướng Sang thì ăn không nổi, ngán ngẩm đặt dĩa cơm xuống đất.

Lệnh đưa ra là sẽ di chuyển lúc trời tối nên mọi người cứ ẩn trong đám cây mà nghỉ ngơi.

Trời sụp tối, tôi mơ mơ màng màng thấy có hai bóng người lom khom lẻn vào căn chòi ở góc vườn không xa nơi chúng tôi nghỉ. Cái ám ảnh tiếng nổ lúc sáng làm lộn xộn hàng quân di tản nên tôi cứ phân vân nói hay không thì lệnh di chuyển bắt đầu, và lần này lại theo hướng tôi ngồi nên lại dẫn đầu. Được chừng mươi bước thì bị tấn công bằng lựu đạn phía sau tôi vài người. Mọi người dừng lại nép sát vào mép vườn. Tôi quay mặt sang phía bờ khác, tựa súng phòng bất trắc. Sau tiếng nổ là tiếng AK, tiếng ông Lương “504 có sao không?” “Không sao” và rồi đích thân len đến sát tôi. Tôi bảo “Đích thân, tôi mở đường nha?” Trong đêm tối không hiểu ông Lương có thấy cấp bậc tôi không, nhưng rõ ràng là tôi có súng trường nên đồng ý “À anh đi đi”. Có súng còn hơn tay không.

Băng qua mấy lớp cây là một khoảng trống khá lớn, ở giữa có một cây to sừng sửng trong tối rất dễ thấy. Nhưng chợt một chùm ánh sáng chói mắt phía trước, bóng chiếc xe tăng đen thui trước mặt, rõ ràng để chặn bước tiến của phe ta rồi. Tôi nhanh chân chạy mấy mươi bước về phía gốc cây mong tìm chỗ núp, nhưng khi gần đến thì chợt nghĩ “theo chiến thuật thì ai cũng thấy vậy nên nếu địch có nã đạn cũng quất vào đó thôi” bèn đổi hướng rẽ sang phải. Cú rẽ phải này đã cứu mạng tôi ngay sau đó. Ngay tức khắc tiếng loa vang lên giữa nơi vắng vẻ : “Cho các anh 5 phút để quay về với Tổ quốc, với Nhân dân. Đầu hàng đi !” Không một tiếng trả động, không một tiếng động nào từ phía chúng ta. Chưa qua 1 phút thì nghe tiếp : “5 phút đã qua, thời gian đã hết, các khẩu đội B40, B41 sẳn sàng !”. Tiếng lên đạn đồng loạt khô khốc trong đêm khuya thật làm tê tái lòng người. “Bắn!” Những tia lửa vụt lên, tiếng nổ dữ dội về phía quân mình nhiều loạt liên tiếp, kể cả đại liên trên xe tăng cũng góp phần thêm vui. Tôi nghe và nhìn kỹ trong ánh sáng đạn bay thì loạt đầu bắn thẳng phía sau còn loạt thứ nhì và vài loạt kế nữa thì thẳng vào gốc cây đúng như tôi nghĩ. Hàng chục loạt như thế cuối cùng mới bắn về hai phía hông, trong đó có chỗ tôi nằm. Đạn đại liên bay sát tôi, tôi lấy nón sắt che, rồi cũng bị một cục đất to văng trúng vào mắt trái, xốn quá chừng. Cách tôi hai người có tên trúng đạn la om xòm, ai nấy gắt “Im đi cha nội” mà hắn cứ tiếp tục la.

Chúng tôi nằm đó hàng một, không tạt sang phải được vì bị chắn bởi một hàng rào kẽm gai cao lắm, đan rất chắc.

Rồi súng cũng im, phía địch mở đèn pin đi bắt tù binh. Bắt ở giữa trước rồi ra phía sau. Bắt một cách từ tốn khoan thai, không một tiếng cãi vã. Và họ chưa để ý đến cánh phải nơi tôi núp. Bắt một hồi có giọng Bắc : 10 “Đại tá các anh bị bắt rồi mà còn không chịu đầu hàng ?” Lập tức, phía sau tôi, khá xa có tiếng trả lời lớn : “Đm, muốn bắt thì bắt chớ đầu hàng cái con cặc gì !” Tôi bụm miệng cười, không dám thành tiếng vì sợ lộ. Chợt tôi khám phá ra người nằm phía sau tôi là tay P7 TTM ngồi với tôi lúc trưa, đang dùng tay không bẻ kẽm gai trong khi vẫn nằm sát dưới đất. Tôi hỏi “Mày bẻ hà ?” Hắn “suỵt” “Gần xong rồi”. Rồi bỗng nhiên đám bắt tù binh đổi hướng về phía chúng tôi. Tôi bảo “Xong chưa ? Tụi nó đến kìa”. “Go”. Lúc này rào kẽm đã mở xong, được vén cẩn thận một lổ mỗi bề chừng 5 - 6 tấc dễ dàng chui qua. Hắn chui trước, tôi theo sau. Rồi tên nằm phía trước tiếp tục theo cùng với tên đang rên la chợt thấy cảnh vượt thoát cũng nín mà bò theo. Tổng cộng 4 tên, nhưng chỉ có tôi là theo sát được tên P7 thôi. Còn phải vượt một rào kẽm cao hơn 2 mét nữa mới chui được vào rẫy mía. Cài rào kẽm gai đan độ 2 tấc một ô, cao, leo lên đã nhùng nhằng, gai kẽm móc vào quần áo làm cản trở mấy giây quý giá. Khi nhảy xuống đất, trọng lượng cơ thể tôi cũng lôi được các sớ vải bị vướng ra khỏi móc gai. Tiếp tục luồn trong bụi nghe tiếng lá mía loạt soạt trên đầu. Cuộc bắt tù binh dường như đứt đoan một chút khi có lẽ chúng thấy lổ hổng hàng rao với khoảng trống “ngộ nghĩnh” mà bọn tôi để lại quá dài, khi mà đầu người này nằm sát chân người kia hàng một. “Bọn mày ra mau, đầu hàng đi. Tao thấy mầy rồi đó, tao bắn M79 cho chết”. Lúc đó tôi vẫn chưa rõ là mình đã chuồn được bao xa, đến khi hai thằng tôi nghe tiếng nổ phía sau lưng khá xa thì hiểu rằng chúng chẳng thấy gì hết cuộc đào tẩu này, bắn đại để hù vậy thôi. Hai thằng tôi dừng lại, nằm nghỉ giữa vườn mía lắng nghe tiếng xe chạy tới chạy lui phía, xa, tiếng mở bửng xe vận tải đưa tù binh lên, dẫu xa nhưng vẫn vọng lại rõ mồn một. Đâu khoảng chừng 2 giờ sáng thì mọi thứ im ắng hoàn toàn. Cuộc vây bắt tù binh đã xong.

Trong vườn mía tiếng côn trùng rả rích, muỗi dập dìu đến tham gia bữa tiệc máu người đốt quá xá. Cái khăn tay trùm lên mặt chẳng nghĩa lý gì. Trời mờ mờ sáng, chúng tôi nhỏm dậy lần mò tìm hướng thoát ra đi tiếp. Đến gần căn nhà trong vườn thì cánh cửa sau mở, một bé gái hơn 10 tuổi ra ngoài mới vài bước chợt thấy chúng tôi, súng ống trên tay, ú ớ lắp bắp nhỏ vừa đủ nghe “Em... em không nói gì đâu”. Chúng tôi “suỵt” rồi lủi vào đám mía kế tiếp, còn em gái thì vẫn chết đứng tại chỗ.

Một hồi lọt ra đến một nơi gần đường cái mới biết đang ở đâu. Hai thằng tôi đang đứng trong khuôn viên trước cái bảng to “Nhà máy đường Phan Rang”. Đồ đạc vương vãi khắp nơi từ trong văn phòng ra cả ngoài sân, cháy xém. Một chiếc vận tải nhẹ Toyota không hiểu đã chở những gì trên nó cũng cháy trơ khung. Đường nhựa chạy ngang trước mặt trống trơn, không bóng người lúc sáng sớm này. Hai thằng núp ở bờ tường mà không biết phải làm sao. Một bà chừng hơn 50 mặc áo bà ba trắng đang đi tới. Tay P7 kêu nhỏ : “Bác ơi, ở đây giải phóng chưa vậy ?” Bà tay giật 11 mình đứng lại, nhìn chúng tôi “Trời, giờ này mà tụi mày còn mặc đồ này (quân phục hai thằng tôi còn đầy đủ, nghiêm chỉnh)? Tụi nó đầy đường đó, ra là nó bắn à nghe”. Chết chưa, phải làm sao. “Kìa tụi nó tới kìa, núp đi”. Hai thằng tôi nép sát khi tiếng động cơ Jeep lớn dần, thấy mấy nón cối ngồi trên chiến lợi phẩm có gắn “cần câu” lớn chạy qua. “Rồi, trống rồi. Tao canh cho tụi bây đi. Qua đường, qua sông len vào vườn xin người ta đồ mà thay nghe. Đi. Mau qua !” Và hai thằng tôi chạy nhanh qua đường nhựa xuống ngay sông, bà ấy vẫn còn đang đứng trông theo và trông chừng kẻ địch hộ. Sông Phan Rang dù rộng nhưng mùa này không nhiều nước, có chỗ cát lồi lên từng dãi, vượt bộ qua cũng chẳng khó khăn gì. Trước khi qua sông, tới được chỗ núp giở bản đồ ra xem, thấy có ghi nhà thờ gần khúc quanh, mà trước mặt cũng thấy cứ ngỡ, ai dè sau đó mới biết đoạn sông này có chừng ba cái vị trí gần giống nhau bên bờ sông. Cái nhà thờ mà tôi nghĩ, thực nó còn xa hơn cái nhìn thấy ở bờ sông.

Vượt qua đến bờ kia vào vườn cây sát sông. Đang lớ ngớ chưa biết tiến hướng nào thì xuất hiện một chị chừng ba mươi tuổi, mang một thau đồ lớn ra sông giặt. Chúng tôi chẳng biết phải phản ứng thế nào thì chị lên tiếng : “Mấy anh đừng sợ, chồng tôi cũng là Nghĩa quân ở đây. Không sao đâu. Nhưng trước hết các anh phải bỏ đồ lính đi rồi mới vào xóm được”. Chúng tôi cởi bỏ quân phục ra, súng tháo cơ bẩm lấy kim hỏa ra rồi ném mạnh xuống sông chỗ có nước, hắn cây súng lục tôi súng dài, rồi theo chị. Tôi vẫn còn cầm tấm bản đồ và chiếc la bàn.

Dẫn chúng tôi vào nhà chị, rửa ráy mặt mũi, tay chân xong chị dọn cơm ra cho chúng tôi ăn rồi ra hàng xóm xin quần áo đồ đạc cho. Cơm độn bắp (ngô) xay, su sắt nhỏ cháo thịt. Mấy hôm ăn uống không giống ai, khi có khi không nên bữa ăn này quả là ngon lành. Chúng tôi ăn xong thì chị cũng trở về trên tay là một mớ đồ đạc.

- Các anh mặc vào đi.

Tôi nhận được bộ đồ vải cũ với cái quần lưng rộng hết biết, phải lấy dây cột gút lại mới không tuột cùng đôi dép quay cột kẽm mà theo lời chị là của ông người Tàu bán tạp hóa trong xóm cho còn tay kia được bộ đồ khá vừa vặn. Chị hỏi tụi tôi có tiền không thì chị băn khoăn “Không tiền trong túi thì làm sao đi bộ về Saigon được? Mà xóm nghèo này thì không có tiền để giúp hai anh.” Đi bộ, trời ơi, mấy trăm cây số chớ ít đâu, mà chúng thì đầy đường làm sao đi được. Chị cười: “Không đâu người ta di tản ngoài đường đông lắm. Không sao đâu. Để tôi biểu thằng con tôi đưa mấy anh ra đó rồi đi như người ta”. Chị còn kèm theo cho mỗi tên một bình nhựa 2 lít để chứa nước đi đường.

Tôi ném la bàn và tháo thẻ bài trên cổ quăng xuống giếng, chứng chỉ tại ngũ vo tròn lại nhét vào lại ống quần phòng tới chỗ quân ta có cái để mà chứng minh mình là ai. Chúng tôi theo thằng bé 12 tuổi len con đường trong xóm, trong vườn một lúc lâu mới ra được Quốc lộ, khoảng 8 giờ sáng ở chỗ hiện nay là chiếc cầu mới xây trên con đường tránh Thành phố Phan Rang. Ngoài đường người ta lũ lượt vai mang, tay xách, bồng bế nhau, con trẻ và người lớn lầm lũi đi về hướng Saigon như đoàn người vào xem hội chợ. Bọn tôi cám ơn thằng bé rồi nhập vào đoàn người bắt đầu con đường thiên lý.

“Nhảy dù không thích đi xe, chỉ thích đi bộ, năm mười cây số là thường”. Nhưng lần này trình độ thể dục thể thao của tôi được nâng cao với gần 400km ngày đi đêm ngủ, an giấc ngáy pho pho. Mới hay Phan Rang đi dễ khó về, lúc đến bằng máy bay, còn trở lại thì máy bay đã được nhường cho bò cỡi nên đành lội bộ thôi. Mấy trăm cây số đường lô-ca-chân thì có gì đâu mà.

Phạm văn Đạo
Nguồn Không Quân Việt Nam Cộng Hòa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn