BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77466)
(Xem: 63331)
(Xem: 40777)
(Xem: 32400)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ăn Tết Tại Cổng Tây Của Việt Nam Hay Trận Đánh của TĐ 8 NDVN

19 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 3854)
Ăn Tết Tại Cổng Tây Của Việt Nam Hay Trận Đánh của TĐ 8 NDVN
56Vote
42Vote
30Vote
20Vote
11Vote
4.39
Âm mưu muốn nuốt trửng Miền Nam Nước Việt, của những người cầm đầu miền Bắc trong Bắc Bộ Phủ, nên năm 1968 các đỉnh cao trí tuệ này nghĩ ra kế hoạch đánh lừa Quân Dân Miền Nam bằng cách: Nhân dịp Tết Mậu Thân tung ra kế hoạch xin ngưng chiến ba ngày tết, để Quân Dân miền Nam không đề phòng, để dịp này chúng tung quân Tổng Công Kích Tết Mậu Thân tức đánh úp toàn thể lãnh thổ Miền Nam hầu nuốt trọn Miền Nam trong thế chính nghĩa (với chiêu bài lừa bịp toàn cầu, chúng tung tin dân miền Nam chán ghét chế độ “Việt Nam Cộng Hòa” cho nên toàn dân miền Nam từ vĩ tuyến 17 cho đến Cà Mâu đồng loạt Tổng Nổi Dậy đuổi quân xâm lược Mỹ. Nhưng sự thật miền Bắc đã xua quân xâm lấn, dưới sự chỉ huy “lãnh đạo” của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, do tên Hồ Chí Minh chỉ đạo và Võ Nguyên Giáp tổng chỉ huy “vậy mà trên thế giới tới hôm nay vẫn còn có người tin là dân chúng miền Nam tổng nổi dậy, đau như thế đó”). Quân Dân Miền Nam vì luôn luôn khao khát hòa bình, nhất là quá ngây thơ cho nên chấp nhận ngưng chiến và thi hành rất nghiêm chỉnh không tấn công địch trong ba ngày tết, bởi thế cho nên sau này mới có câu nói bất hủ:

 “Đừng tin những gì Cộng Sản nói,

Hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm

Để chuẩn bị cuộc lừa bịp này từ mùa hè năm 1967 Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Chính Trị đã chuẩn bị kế hoạch Tổng Công Kích kỹ lưỡng và chúng tin chắc chắn rằng chúng sẽ chiến thắng, để Quân Dân Miền Nam không nghi ngờ, ngày 1 tháng 1 năm 1968 Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cư Trinh của chúng còn ngỏ ý xin hòa đàm với Hoa Kỳ; lệnh khởi sự tấn công bằng bốn câu thơ chúc tết của Hồ Chí Minh trên đài phát thanh Hà Nội trong đêm giao thừa, giờ mà mọi gia đình còn nguyên truyền thống Dân Tộc cho là linh thiêng nhất trong năm, lệnh này đã phổ biến đến các cấp chỉ huy của Cộng Quân ở miền Nam biết để thi hành từ tháng 9 năm 1967 bốn câu thơ này Hồ Chí Minh gân cổ đọc, sau khi đã mài răng và liếm môi trơn tru, con cáo già gân cổ đọc đúng vào giờ linh thiêng của TẾT Mậu Thân:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

Thắng trận tin vui khắp nước nhà

Nam bắc thi đua đánh giặc Mỹ

Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta

Nhưng nhờ tinh thần kỷ luật cao các đơn vị thuộc Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam sẵn sàng chấp nhận gian khổ, những lúc đồng bào vui mừng đón xuân là lúc các chiến sĩ Mũ Đỏ tay gìm súng mắt trông chừng về phía rừng núi âm u nơi bọn thảo khấu rừng xanh con cháu của Cáo đang đưa cặp mắt Cáo láo liên rình rập đồng bào vô tội, nên Mũ Đỏ lúc nào cũng sẵn sàng, để không phụ lòng đồng bào tin tưởng nơi lực lượng Tổng Trừ Bị của QLVNCH, cho nên ngay từ giây phút sanh tử đầu tiên này, lập tức các đơn vị Mũ Đỏ phản công liền tay dù chỉ với lực lượng hạn hữu, nhưng quyết liệt giử trọn lời thề với mẹ Việt Nam:

Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù đã giữ vững Quảng Trị, anh dũng cản bước tiến của một Trung Đoàn chính quy cùng các đơn vị địa phương, để Quảng Trị vẫn xứng danh là tỉnh địa đầu giới tuyến.

Lính nhảy dù trong trận Mậu Thân, Sài Gòn


Tiểu Đoàn 2 và Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, đã giữ vững Phong Điền và Quảng Điền rồi từ đó về cứu nguy Huế, nếu các đơn vị Nhảy Dù không vào Huế kịp thời, Tướng Ngô Quang Trưởng bị bắt hay tự sát, thử hỏi cuộc chiến Mậu Thân tại Huế sẽ ra sao?

Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đã giữ vững Đà Nẵng, trước sự tấn công của Trung Đoàn địch từ phương bắc tràn đến.

Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đã giữ vững Kon Tum, dù không có phi pháo yểm trợ nhưng KonTum vẫn đứng vững không mất một thước đất cho địch.

Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù đã giữ vững Bà Rịa (trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp) trước sức tấn công của một trung đoàn địch. Đến năm 2003 kỷ niệm 35 năm cho trên 200 Cộng quân nằm xuống vì thi hành ý đồ thôn tính miền Nam, được chúng ta chôn tập thể tại đây. Trước nấm mồ chôn tập thể, ban tổ chức lễ kỷ niệm này đã than rằng: Trung Đoàn này bị Sư Đoàn Nhảy Dù của địch tấn công, (điêu ngoa là nghề của chúng, sự thật rành rành lúc đó các Tiểu Đoàn Nhảy Dù đã có mặt các nơi như trong bài này trình bầy) nhưng thật sự chỉ có TĐ11ND thanh toán Trung Đoàn này khi chúng tấn công trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, vào đêm ngày mồng 1 rạng ngày mồng hai, chúng tin tưởng là sẽ thắng TĐ11ND dễ dàng vì TĐ11ND là tiểu đoàn tân lập, nếu chiến thắng chúng sẽ thôn tính Bà Rịa như trở bàn tay, chúng đã lầm vì tiểu đoàn tân lập nhưng lại có nguyên tám trung đội từ trung đội trưởng đến anh khinh binh đều là những cán bộ kỳ cựu của tám tiểu đoàn cũ, được thuyên chuyển đến để làm khung cho tiểu đoàn này.

Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù hai đại đội đã đẩy lui địch quân khỏi phi trường Tân Sơn Nhất khi trung đoàn địch đã đưa được hai tiểu đoàn vào phi trường, tiền quân của chúng chỉ còn cách chỗ đậu phi cơ một trăm thước, chỉ cần chậm chân mươi phút máy bay của ta do các phi công của chúng bay lên không phận Sài Gòn, còn hàng trăm phi cơ làm mồi cho bê ta, thiệt hại và nhục nhã biết chừng nào?

Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù hai đại đội còn lại đẩy một tiểu đoàn chính quy đã lọt vào Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH ra khỏi vòng rào, khi tiểu đoàn địch đã vượt qua trường sinh ngữ Quân Đội, tiến trong chỗ không người và chỉ còn cách cư xá các tướng lãnh không đầy 100 thước, thử hỏi nếu Mũ Đỏ đến chậm mươi phút thôi, chúng bắt đi dăm bẩy tướng lãnh, cờ đỏ sao vàng lặng lẽ bay trên cột cờ Bộ TTM/QLVNCH lúc đó chúng ta ê chề ra sao?

Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù đã đẩy một trung đoàn địch ra khỏi kho đạn Gò Vấp, khu Hạnh Thông Tây, Xóm Mới, nếu kho xăng kho đạn Gò Vấp phát hỏa đạn nổ vang rền, xăng cháy khói ngút trời xanh, chúng ta đón nhận đau đớn thế nào?

Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù giữ vững trung tâm thủ đô, đẩy các đơn vị đặc công ra khỏi đài Truyên Hình, đài Phát Thanh Sài Gòn, giữ vững khu Sở Thú và dinh Độc Lập, không may cờ đỏ sao vàng bay phất phới trước dinh Độc Lập sẽ ra sao?

Các đơn vị yểm trợ, phòng sở....v...v.. của SĐND chiếm các cao ốc từ ngã ba Bà Quẹo đến ngã tư Bẩy Hiền chặn đường tiến công của các đơn vị đặc công dùng đường này xâm nhập vào khu Tân Sơn Nhất, ngã ba Ông Tạ; tóm lại không một đơn vị nhỏ nào thuộc SĐND/VNCH vắng bóng trên chiến trường ngay từ giây phút đầu tiên của cuộc chiến lừa lọc Tết Mậu Thân. Nếu chậm chân thì chúng ta đã bị Cộng Sản miền Bắc thôn tính từ năm đó.

* * *

Nhưng tết năm 1969 các đơn vị Nhảy Dù lại được ăn tết tưng bừng hơn, xum vầy bên nhau nhiều hơn, tại cổng Tây của Miền Nam Việt Nam, các đơn vị khác thì hành quân nhiều lần hơn các đơn vị thuộc Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam, vì hai năm chúng tôi chỉ hành quân có một lần, đó là lần chúng tôi hành quân tại Cổng Tây của Miền Nam Việt Nam, lần này chỉ ngắn ngủi khoảng chừng 729 ngày là nhiều, còn các ngày khác trong hai năm này (1969-1970) chúng tôi ăn ngủ thỏa thuê vì hưu chiến theo thỏa ước với các nhà lãnh đạo miền Bắc.

Ngày 9 tháng 2 năm 1969 tức ngày 23 tháng chạp năm Mậu Thân, ngày chủ nhật, ngày ông táo lên trời, nên Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam, từ Sài Gòn xuất quân để lại LĐ2ND với ba tiểu đoàn tác chiến hành quân vòng đai ven đô Sài Gòn-Chợ Lớn, BTL/SĐND tiến về hướng Bắc-Tây Bắc Sài Gòn, tới đồn trú tại đồn điền Ven Ven-Tây Ninh, tung hai Lữ Đoàn với sáu Tiểu Đoàn Tác Chiến ra làm quen với Sư Đoàn Chính Quy số 9 của miền Bắc (Công Trường 9), cùng các đơn vị phòng không và các đơn vị địa phương lực lượng chính của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam , vì có tin các đơn vị này sẽ được Công Trường 7 đang có mặt tại khu vực đồn điền Chup tăng cường nhằm đánh úp, chiếm Tây Ninh để làm thủ đô cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, sau khi chúng thất bại không chiếm được một quận lỵ nào của chúng ta mà phải tổn thất gần 50 ngàn quân trong dịp tấn công hai lần tết Mậu Thân, Công Trường 9 của chúng đang đồn trú quân tại vùng sông Vàm Cỏ, ngay cả những làng mạc cách quốc lộ số 1 khoảng chừng ba cây số, đối diện với đồn điền Ven Ven cũng là nơi tập trung các đơn vị địa phương của chúng, các đơn vị này sẽ là lực lượng phục kích cắt đường tiếp tế cho Tây Ninh, chặn viện binh cho Tây Ninh, ngay ngày đầu tiên vào vùng khúc quanh của sông Vàm Cỏ, các đơn vị Nhảy Dù Việt Nam cho chúng thấy sự lợi hại của các Thiên Thần Mũ Đỏ.

Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Thu Lương đã đụng độ vô cùng mạnh mẽ với đơn vị cấp Tiểu Đoàn của địch với công sự phòng thủ vững vàng, nhưng các chiến sĩ Mũ Đỏ đã tràn vào, cùng đường địch quân phải đánh xáp lá cà, địch tổn thất nặng nề phải rút lui, đây là trận địa chúng đã chuẩn bị sẵn, cho nên TĐ1ND đón những trận Pháo liên hồi. Phải nói đây là trận pháo mạnh mẽ nhất của chiến trường miền Nam lúc bấy giờ, nhưng chúng đã pháo vào chỗ không người vì TĐ1ND sau khi thu dọn chiến trường, đã tiến chiếm sang mục tiêu khác, vị tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh Hoa Kỳ lúc đó đang bay thị sát chiến trường cho các đơn vị của ông, ông thấy chúng ta chạm địch nặng nên ông bay lại quan sát giúp chúng ta, từ trên không quan sát trận đánh ông liên lạc được với cố vấn Hoa Kỳ đi bên cạnh TĐ1ND (team 162), ông đã quan sát được vị trí pháo của chúng, ông cho toán cố vấn biết pháo địch đang ở đâu, đồng thời lập tức ông sử dụng các đơn vị không pháo cơ hữu đánh tan các ổ pháo này, chính nhờ điều may mắn như vậy, nên các chiến sĩ Mũ Đỏ của TĐ1ND hăng hái tấn công các mục tiêu đã dự trù trong kế hoạch hành quân của Quân Đoàn, trước sự kinh hoàng của địch quân vì bị tấn công bất ngờ, tại những mục tiêu phía tây bắc của Thị Xã Tây Ninh.

Một Tiểu Đoàn TQLC/Việt Nam tấn công vào khu làng đối diện với Ven-Ven cách quốc lộ chừng 3 cây số, chạm địch nặng đây cũng là đơn vị địa phương cấp trung đoàn, nhưng được trang bị súng và đạn dược như các đơn vị chính quy.

Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Trương vĩnh Phước tiến song song với TĐ1ND thanh toán những mục tiêu sắt máu chung quanh Gò Nổi, gặp sức kháng cự của trung đoàn địa phương có trang bị đầy đủ súng cộng đồng như các đơn vị chính quy, nhất là B41 các đơn vị địa phương khác chưa có, đơn vị này đã được trang bị để thi hành nhiệm vụ mới, chắc chắn phải quan trọng hơn bình thường, khi bắt được tù binh bộ tư lệnh QĐIII khai thác mới biết nhiệm vụ của trung đoàn này là đánh chiếm Trảng Bàng.

Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Thế Nhã tiến chiếm khu vực phía tây bắc của Ven Ven, có chiến xa yểm trợ gặp sức kháng cự bởi một Trung Đoàn của Công Trường 9, nhờ cuộc chạm địch này có bắt được tù binh khai thác mới xác nhận được tin tình báo, cộng quân đã có quân chung quanh Tây Ninh, và việc đánh Tây Ninh vào dịp tết Kỷ Dậu là việc tất nhiên phải đúng, nếu không chúng không điều động một lực lượng đông đảo như vậy chung quanh và sát nách Tây Ninh, chỉ cần chúng ta điều quân sau tết Kỷ Dậu là chúng chiếm Tây Ninh dễ dàng bằng hai Công Trường và các đơn vị địa phương vào dịp tết này.

Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn văn Thọ, lục soát dọc theo biên giới đụng độ với các đơn vị địa phương, nên không bị thiệt hại và cũng chỉ tịch thu được không đầy 10 cây súng, tiêu diệt được một lực lượng địch không đầy 20 tên, cùng lúc đó TĐ4TQLC Việt Nam đang đóng tại Phước Tân phía cực Tây của thành phố Tây Ninh bị một Trung Đoàn của Công Trường 7 của MTGPMN “chính quy miền Bắc” tấn công gây thiệt hại đáng kể, TĐ8ND liền được vào thay thế.

Tướng Đỗ Cao Trí


Đây là thời điểm đầu với chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III của Trung Tướng Đỗ Cao Trí, ông nhận chức tư lệnh với nhiệm vụ tiên khởi là ngăn chận địch quân tấn công Tây Ninh vào dịp tết này, “Tiên hạ thủ vi cường” Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III ngay khi có Tư Lệnh mới liền tung ngay các cuộc hành quân chung quanh Tây Ninh. Ngay khi TĐ 8ND vào Phước Tân tân Tư Lệnh QĐIII đáp trực thăng xuống tận nơi, ông nhấn mạnh với các cấp chỉ huy của TĐ8ND là phải cẩn trọng, ban ngày phải lục soát xa, tránh co cụm lại dễ bị ăn pháo gây tổn thất không cần thiết, nhận thêm chỉ thị của cấp trên sự thực là để ghi nhớ, vì lúc nào cũng vậy các đơn vị Nhảy Dù cũng lưu tâm đến tình hình chiến thuật của từng trận đánh.

Phước Tân không cao như những vùng khác, ngay đầu một khu xóm làng dân cư thưa thớt, bên cạnh là một khu chợ mà dân vùng Tây Ninh thường gọi là chợ Gà, vì ngôi chợ này chuyên bán gà từ Campuchia chở qua, một phía là cánh rừng thưa còn một phía là sình lầy trồng thốt nốt, nếu lội xuống là nước và bùn lên tới đầu gối, nhưng Phước Tân chính nó lại là điểm chiến thuật quan trọng trong vùng, trước đó một đơn vị Dân Sự Chiến Đấu đã bị tràn ngập, sau đó TĐ4TQLC vào chiếm lại và bây giờ thì TĐ8ND vào thay, ngay ngày đầu sau khi nhận các tuyến phòng thủ, Trung Tá Nguyễn văn Thọ bị đau chân do thấp khớp hành do trời nóng lạnh bất thường và vì lội bộ gần hai tuần lễ, căn bệnh quái ác hành ông đến tê tái người, nên ông không thể đi quan sát chung quanh vị trí đóng quân được, ông cho lệnh Thiếu Tá Trần Thanh Liêm Tiểu Đoàn Phó đi quan sát một vòng vị trí, Trung Tá Thọ cũng như cấp trên tin chắc rằng chúng sẽ trở lại đánh Phước Tân như hai lần trước, vì hai lần trước chúng đều thắng, cả hai lần chúng đều phối hợp Pháo, Đặc Công và bộ đội xung phong, vừa nắm vững địa thế ông cho phối trí quân nới rộng vòng đai phòng thủ mỗi chiều rộng ra gần 100 thước: Đại Úy Ngôn Đại Đội Trưởng 82 trấn tại phía tây nhìn ra phía sình lầy, ông căn dặn Đ/U Ngôn, nếu nó đánh đặc công nó sẽ đánh phía này; bên phải của Đ/U Ngôn là Đại Úy Nguyễn Hữu Thành Đại Đội Trưởng Đại Đội 83, với lời nhắn nhủ là đón nhận các dợt xung phong của chúng, Bên phải của Đại Úy Thành cũng là bên trái của Đại Úy Ngôn là Đại Úy Hoàn Đại Đội Trưởng Đại Đội 84, với lời nhắn nhủ là có thể bị cả Đặc công lẫn tấn công vì địa thế nửa nọ nửa kia, ĐĐ81 của Đại Úy Thụy bảo vệ Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, kiêm trừ bị.

Phước Tân ngoài tầm súng của Pháo Binh Nhảy Dù, nên được yểm trợ bằng pháo đội hỗn hợp 8 inches và 175 ly của SĐ25BB Hoa Kỳ, ban đêm các đại đội về vị trí đóng quân trong Phước Tân như đã nói ở trên, ban ngày hai đại đội đi lục soát chung quanh Phước Tân, đến ngày thứ ba lúc 23:45 giờ hai toán phục kích-báo động của ta ngoài vị trí đóng quân của TĐ8ND từ ba trăm đến năm trăm thước, báo về đại đội mỗi hướng chúng di chuyển khoảng 400 quân, đều đi về hướng Phước Tân, các toán này nhận được lệnh trước không khai hỏa và nằm im, 24:30 một trái mìn chiếu sáng trước mặt Đại Đội 82 Nhảy Dù bật sáng, ta tiếp tục bắn soi sáng nhưng vẫn không quan sát được dấu vết có địch xuất hiện, Đại Úy Ngôn cho lệnh một xạ thủ Đại Liên bắn chung quanh trái mìn chiếu sáng, nhưng vẫn không động tịnh gì, ngay lúc đó BTL/SĐND xin máy bay soi sáng túc trực trên không gần vùng hành quân của TĐ8ND, chỉ vào vùng thả soi sáng khi có yêu cầu, đồng thời các hỏa tập tiên liệu của Pháo Đội hỗn hợp được tác xạ, địch quân khởi sự pháo 82 ly va 61 ly vào vị trí của ta, một trái mìn chiếu sáng nữa bật lên, lệnh tác xạ nghiêm mật một viên đạn là một quân thù, ĐĐ82ND bắt đầu khai hỏa thưa thớt vì đã quan sát được địch quân rất gần tuyến phòng thủ, có nơi chỉ còn cách ta dưới 20 thước, địch liều chết quang bê ta nhưng vô hiệu, vì còn quá xa quăng không tới lối đánh cựa tử này giúp anh em Mũ Đỏ lên tinh thần, các ĐĐ83, ĐĐ84 cũng bắt đầu khai hỏa địch quân liều chết xung phong, máy bay chiếu sáng vào vùng thả chiếu sáng liên tục, nhờ vậy các chiến sĩ Mũ Đỏ của TĐ8ND thi hành đứng đắn lệnh một viên đạn là một quân thù. Địch quân dùng biển người xung phong, cả một vùng trời lửa đạn đôi bên đan vào nhau, chưa một lần nào trong cuộc chiến Việt Nam đơn vị Mũ Đỏ đang đóng quân, địch quân chỉ dùng quân số gấp năm (5) lần tấn công mà chúng có thể thắng được đơn vị Mũ Đỏ, lần này chúng vụng tính chỉ dùng quân số gấp bốn lần thì làm sao chúng có thể thắng cho nổi.

Cuộc chiến đang trong lúc cao điểm cực độ, chúng đã dùng quân cảm tử ba lần xung phong vào tuyến của ĐĐ83ND, nên giấc mê “Sanh Bắc Tử Nam” phải thành hiện thực, không những vậy lần đầu tiên trên chiến trường Việt Nam máy bay C130 của Không Quân Hoa Kỳ trang bị ba ổ đại liên mỗi ổ là sáu cây đại liên, một dàn hỏa tiễn 12 ống phóng và một súng 105 ly không dzật, với tên Việt Nam là “Hỏa Long” vào vùng yểm trợ, lúc đó chính cố vấn Hoa Kỳ cũng không hiểu khả năng và hỏa lực của Hỏa Long mạnh như thế nào, máy bay này có Sensor tìm hơi nóng, có ống kính Hồng Ngoại Tuyến để quan sát ban đêm trên màn ảnh, có khả năng tự soi sáng chiến trường, từ lúc Hỏa Long vào yểm trợ vì hỏa lực quá mạnh và chính xác, nên địch quân tìm đường thoát thân, di động là mồi ngon của Hỏa Long, vì vậy chúng bị thiệt hại trên sự mong đợi của các cấp chỉ huy chiến trường, một tiểu đoàn tăng cường cho trung đoàn này đi lạc nên không tham chiến được, nhưng lại bị thiệt hại nặng nề nhất bởi Hỏa Long.

Ngay sáng hôm sau ta tịch thu vừa súng cá nhân vừa súng cộng đồng trên một trăm súng, địch bỏ xác tại trận địa trên hai trăm mạng rất nhiều súng và xác địch bỏ lại ta không sao kiểm soát được, không tìm được vì sình lầy, trước mặt ĐĐ82ND địch quân bỏ lại xác trên 70 tên đặc công, vì ta đang phòng thủ địch lại không giám pháo bằng súng cối khi Hỏa Long xuất hiện, vì mỗi lần pháo của chúng hoạt động liền bị Hỏa Long tiêu diệt ngay, mà tấn công thì sau ba lần xung phong đều bị đánh bật ra, bây giờ lại có Hỏa Long can thiệp quá chính xác nên chúng đành im lặng rút lui, do đó ta thiệt hại không đáng kể, một ngày sau TĐ8ND được bốc ra khỏi vùng hành quân về Sài Gòn nhận khao thưởng, và được đặt dưới quyền điều động của LĐ2ND đang đóng tại hãng bột ngọt Vị Hương Tố. (Sau đó một tuần BTTM khai thác báo cáo của chúng trên hệ thống truyền tin, hệ thống giải đoán mật mã của bộ TTM/QLVNCH đã cho biết trung đoàn đánh Phước Tân xin bổ xung 600 quân nhân các cấp)

Hơn một năm sau chúng tôi các chiến sĩ Nhảy Dù Việt Nam buộc lòng phải bước qua Campuchia tìm sào huyệt của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, rồi quay về bao bọc chung quanh Tây Ninh cho đến tết năm Tân Hợi tạm giã từ Tây Ninh chúng tôi bước chân vào Hạ Lào, có lẽ còn duyên với Tây Ninh hay chúng tôi vì thương em gái Tây Ninh, hay vì nhớ món ăn đặc biệt của quán “Hắc Quẩy” Tây Ninh nên chúng tôi trở lại Tây Ninh cho đến mùa Hè Đỏ Lửa chúng tôi từ giã Tây Ninh và không trở lại Tây Ninh nữa, ngẩng cao đầu bước chân vào ba chiến trường. Một là An Lộc để An Lộc trở thành Anh Dũng; Hai là KonTum để KonTum trở thành Kiêu Hùng và Ba là Trị Thiên để Trị Thiên được Vùng Dậy.

Trong mùa hè 1972 không có một sư đoàn nào của chúng ta dẵm chân trên cả ba chiến trường này, ngoại trừ các chiến sĩ Nhảy Dù Việt Nam, đến những ngày cuối cùng của cuộc chiến các Chiến Sĩ Nhảy Dù Việt Nam vẫn giữ tròn câu tâm niệm “Phải Thân Dân, Bảo Vệ Dân và Giúp Đỡ Dân” đó chính là nhờ tinh thần kỷ luật cao độ của đơn vị, xin cho chúng tôi được quyền hãnh diện là đã được phục vụ trong một đơn vị kỷ luật, một đơn vị mà niềm thương yêu gắn bó nhau như trong một nhà, tại chiến trường gian khổ cũng như tại hải ngoại mịt mờ, phương châm của Nhảy Dù, hiểm nghèo nào cũng Cố Gắng vượt lên.

Quê nhà Nhảy Dù Cố Gắng

Hải ngoại Mũ Đỏ Hợp Quần

“Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn còn đây, chúng con luôn luôn quỳ dưới chân mẹ..Mẹ Việt Nam Ơi”.,.

Mùa Đông năm 2009


Mũ Đỏ Bùi Đức Lạc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn